5. Bốc ục của đề tài
4.1.2.1. Kinh tế
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế: 13-14%/năm. Trong đó: CN-XDCB tăng 14-15%/năm; Thương mại-dịch vụ tăng 15-16%/năm; Nông nghiệp- Thuỷ sản tăng 2-3%/năm.
- Cơ cấu kinh tế của xã đến năm 2015 là: CN-XDCB chiếm 15%; thương mại,dịch vụ chiếm 70%; nông nghiệp, thuỷ sản chiếm 15%.
- Giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác đạt 60-65 triệu đồng. Phấn đấu giá trị sản xuất của khối hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tăng bình quân 2,4%/năm; tỷ trọng giá trị sản xuất của HTX dịch vụ nông nghiệp trong toàn ngành đạt 3% vào năm 2015.
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2015 xuống dưới 1,85%. - Thu nhập bình quân đầu người là 19,85 triệu đồng.
4.1.2.2. Dân số, lao động, việc làm
- Giảm tỷ lệ gia tăng dân số xuống 1,55%.Tỷ lệ lao động trong độ tuổi tham gia lực lượng lao động khoảng 70%.
- Giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới 6%. Nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn lên 90%.
- Cơ cấu lực lượng lao động trong các ngành: TTCN-XD, nông nghiệp, dịch vụ đạt tỷ lệ tương ứng là 25% - 25% - 50%. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đạt 50-55%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề từ 20-25%.
4.2. Giải pháp chủ yếu
4.2.1. Tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo nghề
Thực tiễn cho thấy, dạy nghề để chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp được coi là giải pháp hữu hiệu nhằm đáp ứng nhu cầu của đông đảo nông dân thiếu việc làm và thất nghiệp,
đồng thời cũng góp phần tích cực trong việc ổn định kinh tế, xã hội trên địa bàn xã. Đào tạo nghề sẽ tạo ra nguồn nhân lực có khả năng đáp ứng được yêu cầu của CNH - HĐH; tạo ra một đội ngũ nhân lực đông đảo, có trình độ cần thiết theo một cơ cấu thích hợp, có khả năng thích ứng nhanh với mọi biến
động của quá trình sản xuất. Để đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cần làm tốt những công việc sau:
4.2.1.1. Đối với UBND xã
Cần rà soát, gắn quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp với phát triển các ngành nghề; quy hoạch đất dịch vụ và đất liền kề các trường học; đồng thời tiếp tục xây dựng trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các cơ chế, chính sách, giải pháp hỗ trợ người lao động bị thu hồi đất về dạy nghề và việc làm phù hợp với tình hình thực tiễn của mỗi thôn. Chủ động xây dựng kế hoạch hỗ trợ dạy nghề và tạo việc làm cho người lao động ngay trong quá trình xây dựng quy hoạch và kế hoạch thu hồi đất nông nghiệp; tăng cường kinh phí
đào tạo nghề và hỗ trợ việc làm trong chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và giáo dục đào tạo để hỗ trợ lao động bị thu hồi đất sớm chuyển đổi nghề, ổn định việc làm.
Thường xuyên rà soát, tổng hợp, dự báo nhu cầu học nghề của lao động bị thu hồi đất trên địa bàn xã để xây dựng phương án hỗ trợ dạy nghề. Thông báo công khai kế hoạch hàng năm về chỉ tiêu và kinh phí được duyệt cho xã và các cơ sở dạy nghề trên địa bàn để đăng ký số lượng học viên; giao nhiệm vụ và hướng dẫn các cơ sở dạy nghề đủ điều kiện để tổ chức các khoá dạy nghề cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp theo kế hoạch và mức chi đã
được duyệt. Đặc biệt, xã Đồng Bẩm cần có cơ chế khuyến khích để thu hút các cơ sở doanh nghiệp tham gia vào dạy nghề, ưu tiên cho vay vốn từ quỹ
quốc gia đối với những người đã học nghề cần vốn để tạo việc làm; chỉ đạo, kiểm tra thực hiện kế hoạch hàng năm về dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn trên địa bàn xã.
4.2.1.2.Đối với các doanh nghiệp
Phải cam kết sử dụng lao động tại chỗ. Doanh nghiệp phải công khai số
lượng tuyển dụng lao động trong dự án và theo tiến độ tuyển dụng trong từng thời kỳ, số lượng cần tuyển bao nhiêu, yêu cầu nghề nghiệp, trình độ, tay nghề ra sao. Khuyến khích các doanh nghiệp tự đào tạo công nhân bằng chính sách hỗ trợ một phần kinh phí dạy nghề cho công nhân, nhân viên mới tuyển chưa có chứng chỉ nghề.
4.2.1.3. Đối với các cơ sở dạy nghề
Tham gia dạy nghề cho lao động khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng
đất, mở rộng số lượng nghề đào tạo phù hợp với định hướng phát triển kinh tế
xã hội của xã, với thực tiễn sản xuất và yêu cầu thực tế của doanh nghiệp. Việc chọn nghề và nội dung dạy nghề cần xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của
địa phương, phải là các nghề có nhu cầu đào tạo ở đại phương và có nhiều thanh niên tham gia học nghề. Trên cơ sở xác định rõ mục tiêu cần dạy theo yêu cầu, mục tiêu của người học, biên soạn chương trình hoặc chuyên đề cho phù hợp. Cùng với việc dạy cũng cần đẩy mạnh việc liên kết với các doanh nghiệp trên địa bàn để vừa đào tạo, vừa giải quyết việc làm cho học viên.
4.2.2. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động
Xuất khẩu lao động là một trong những giải pháp được nhiều địa phương quan tâm và sử dụng. Thông qua xuất khẩu lao động không chỉ giảm bớt gánh nặng về việc làm trước mắt mà hàng năm số lượng ngoại tệ người
lao động gửi về làm tăng thu nhập cho bản thân người lao động, gia đình và nhà nước. Ở Malayxia thu nhập bình quân 2-3 triệu đồng/tháng, có nghề 5-7 triệu đồng/tháng; ở Đài Loan thu nhập 300-500 USD/tháng; Hàn Quốc thu nhập 900-1000 USD/tháng; Nhật Bản trên 1000 USD/tháng. Mặt khác thông qua xuất khẩu lao động, người lao động học hỏi và tiếp nhận được kỹ thuật hiện đại, phương pháp làm việc tiên tiến, tác phong công nghiệp. Để tiếp tục phát triển lĩnh vực đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài cần tiến hành những giải pháp sau:
4.2.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Từ năm 1996 đến nay, Chính phủđã lần lượt ban hành 4 Nghịđịnh, đặc biệt năm 2006, Quốc hội đã ban hành Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và đã có hiệu lực từ ngày 1/7/2007. Với luật này, hoạt động đưa người Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài có một khung pháp lý vững chắc và đầy đủđể phát triển trong thời gian tới.
4.2.2.2. Đàm phán để ký kết các thoả thuận với các nước nhận lao động Việt Nam sang làm việc
Cho đến nay, Việt Nam đã ký các hiệp định với các nước Hàn Quốc, Malayxia, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, Ô-man, Qatar; đang đàm phán và chuẩn bị ký kết các hiệp định với Các tiểu Vương quốc Arập Thống Nhất, Ba-ranh, Libi, Liên bang Nga,… Đối với các nước nhận lao động Việt Nam nhưng chưa có hiệp định hoặc thoả thuận, chúng ta đã tiếp xúc, đàm phán và tạo ra sự hợp tác chính thức với Chính phủ các nước trên thực tế nhằm phối hợp quản lý, bảo vệ quyền lợi của người lao động Việt Nam.
4.2.2.3. Tổ chức bảo vệ quyền lợi người lao động làm việc ở nước ngoài
Chính phủ Việt Nam giao cho các đại diện Việt Nam ở nước ngoài bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người lao động. Tại các các nước có nhiều lao động Việt Nam làm việc, đã thành lập các Ban Quản lý lao động trong cơ quan đại diện để thực hiện nhiệm vụ này. Ngoài ra, luật pháp Việt Nam cũng quy định các doanh nghiệp làm dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phải có trách nhiệm cử đại diện các nước nhận lao động để bảo vệ quyền lợi người lao động.
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cùng các bộ ngành liên quan và chính quyền địa phương thường xuyên theo dõi, phát hiện xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.
4.2.2.4. Hỗ trợ người lao động
Mọi người đi làm việc ở nước ngoài được đào tạo, bồi dưỡng về tay nghề, ngoại ngữ, kiến thức pháp luật, phong tục tập quán, các ứng xử trong công việc và cuộc sống của nước sẽ đến làm việc để người lao động có đủ
năng lực, kiến thức làm việc ở nước ngoài, tránh tình trạng người lao động vi phạm kỷ luật lao động nước sở tại, bỏ trốn ra ngoài làm việc bất hợp pháp.