Các ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp đến người nông dân

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo việc làm cho người dân bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn xã Đồng Bẩm, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 64)

5. Bốc ục của đề tài

3.3.2. Các ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp đến người nông dân

Sau khi bị thu hồi đất, người nông dân không có việc làm mới, cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Họđối diện với các cơ hội và thách thức như sau:

Bảng 3.15: Phân tích SWOT đối với người nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp

Điểm mạnh (S): Điểm yếu (W):

- Có được khoản tiền đền bù là cú hích để phát triển kinh tế. - Cần cù, chịu khó. - Tư duy tiểu nông. - Trình độ hạn chế. - Khả năng tiếp cận với nguồn vốn và thị trường kém.

- Không có kiến thức, kinh nghiệm về

các ngành nghề khác ngoài nông nghiệp.

Cơ hội(O): Thách thức (T):

- Được tiếp cận với các một chuyển

đổi kinh tế mới, có môi trường để được đào tạo việc làm. - Thay đổi tư duy thích ứng với sự phát triển mới của xã hội. - Thu nhập giảm vì tư liệu sinh kế truyền thống không còn. - Có tiền nên các vấn đề xã hội như cờ bạc, rượu chè, … có thể gia tăng

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Có thể thấy rằng, việc nhà nước và chính quyền địa phương đưa ra các chủ trương và đường lối cho việc phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa là hoàn toàn đúng đắn, nhất là trong thời kì hội nhập đây là bước đi chiến lược giúp người dân vươn xa hơn, phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn. Trong khi hằng năm các hộ nông phải nai lưng ra làm ruộng, công việc nặng nhọc lại phải chịu nhiều ảnh hưởng từ nhiều mặt; các hộ dân chỉ

làm bởi vì đây là việc từ ngàn xưa họ chưa thay đổi được tư duy, cũng chưa biết phải làm gì khác. Thu nhập từ làm ruộng không được bao nhiêu, đã vậy có những năm mất mùa người dân gần như không làm được, bị lỗ vốn nặng, không hiệu quả. Sau khi thu hồi đất họ nhận được một khoản tiền lớn hơn rất nhiều so với khi làm ruộng mà có khi làm cả đời họ cũng không thể kiếm

được nhanh như thế. Cho người dân cơ hội, vốn để đầu tư vào làm việc khác có hiểu quả hơn. Có thể ban đầu họ chưa quen với việc thay đổi này, nhưng với tính cần cù chịu khó của người Việt Nam cũng là điểm mạnh giúp người dân thích nghi tốt hơn với cuộc sống mới. Nhất là trong thời điểm các nhà máy được xây dựng, người dân đã biết nắm bắt cơ hội để tìm việc làm như đi làm xây dựng phụ hồ, xe ôm, mở các quán nước gần các công trình,… để

kiếm thêm thu nhập.

Bên cạnh đấy cũng tồn tại nhưng điểm yếu, những tiêu cực khó tránh khỏi. Trình độ hạn chế chính là vấn đề lớn nhất mà cần được giải quyết ngay, người dân chủ yếu học chỉđể biết chữ do gia đình không có điều kiện hoặc do tư duy tiểu nông từ trước đến nay trong nhà không có ai học cao, nên người dân không đầu tư cho con cái đi học. Trong khi đấy khi đi làm trong các nhà máy xí nghiệp lại rất cần trình độ chuyên môn, đòi hỏi phải có hiểu biết; thì

đây là rào cản khiến người dân khó tìm được việc trong các nhà máy, trong các khu công nghiệp. Thiếu vốn cũng là vấn đề mà gia đình nào cũng gặp phải, khó khăn mà họđưa ra ngay từ đầu là vốn. Các nguồn vốn không nhiều nếu có thì cũng chỉ được vay ít, lãi suất lại cao, không phù hợp với tình hình kinh tế của họ.

Việc phát triển khu đô thị, trường đại học cũng có nhiều nguy cơ không tốt, đối với các hộ nông. Như vấn đề môi trường, đất nông nghiệp mất đi thay vào đấy là khu đô thị chắc chắn sẽ dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường,

ảnh hưởng đến cuộc sống người dân. Mất đất cũng dẫn đến việc mất đi thu nhập. Không có việc làm, các vấn đề xã hội sẽ nảy sinh ( rượu chè, cờ

bạc,…). Đây là những vấn đề quan trọng mà chính quyền địa phương cần lưu ý khi xây dựng các khu công nghiệp. Cần phải có các biện pháp giải quyết tốt nhất, giảm những nguy cơ không tốt, ảnh hưởng đến người dân.

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo việc làm cho người dân bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn xã Đồng Bẩm, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)