Kiến nghị đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp của ngân hàng TMCP Đông Nam Á - Chi nhánh Thanh Hóa (Trang 57)

1. Phiếu điều tra khách hàng (tại phòng KHDN) 20 2.Phiếu điều tra cán bộ nhân viên trong chi nhánh

3.4.1Kiến nghị đối với Chính phủ

Sau sáu năm gia nhập WTO, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có bước chuyển biến rõ rệt theo hướng tạo ra một thị trường mở cửa và có tính cạnh tranh cao hơn, thúc đẩy khu vực dịch vụ ngân hàng tăng trưởng cả về quy mô và loại hình hoạt động, thích ứng nhanh hơn với những tác động từ bên ngoài, từ đó có khả năng đóng góp nhiều hơn và chủ động hơn vào sự phát triển chung của nền kinh tế.. Tất nhiên, bêncạnh những tác động tích cực, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng đặt ra khá nhiều thách thức cho hệ thống ngân hàng. Trước những khó khăn, thách thức đó cần phải có sự hỗ trợ, mở đường và định hướng hoạt động từ Chính phủ đó là hoàn thiện môi trường pháp lý trong hoạt động tín dụng và tạo ra môi trường kinh doanh ổn định và bình đẳng cho hoạt động NH

nhằm tạo điều kiện thúc đẩy các NH có điều kiện hoạt động tốt nhất sánh ngang tầm với các ngân hàng và các tập đoàn tài chính lớn trên thế giới.

Thứ nhất, hoàn thiện môi trường pháp lý trong hoạt động tín dụng

Trong thời gian qua, môi trường pháp lý cho hoạt động cho vay đã được hoàn thiện, đầy đủ, rõ ràng và phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đảm bảo an toàn tín dụng của các NHTM. Tuy nhiên, trong thời gian tới, Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng theo hướng:

- Hoàn thiện hành lang pháp lý và xây dựng một hệ thống pháp

luật đồng bộ tạo điều kiện thuận lợi cho NH hoạt động. Nền kinh tế ngày càng phát triển, các NH không ngừng gia tăng, cạnh tranh lẫn nhau, mối quan hệ giữa NH và DN thì ngày càng có nhiều vấn đề phát sinh rắc rối và phức tạp. Chính vì thế việc hoàn thiện hành lang pháp lý, xây dựng một hệ thống pháp luật đồng bộ là vô cùng cần thiết. Hơn nữa, hệ thống pháp luật của nước ta chưa ổn định hay bị sửa đổi song vẫn chưa thực sự hoàn thiện đã gây khó khăn, cản trở hoạt động NH trong quá trình hoạt động. Ví dụ như Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư nước ngoài, Luật đất đai, … khiến cho các giấy tờ liên quan như giấy phép kinh doanh, giấy sở hữu nhà đất … không rõ ràng. Điều này gây khó khăn lớn cho NH trong quá trình xem xét các dự án để có thể cho vay.

- Sớm ban hành luật sở hữu và các văn bản hướng dẫn thi hành nhằm xác định rõ chủ sở hữu tài sản liên quan tới thế chấp, cầm cố. Nghiêm cấm việc cấp phát và sử dụng nhiều giấy đăng ký quyền sử dụng để thế chấp, cầm cố tại nhiều NH.

Thứ hai, tạo môi trường kinh doanh ổn định và bình đẳng cho hoạt động NH

- Tăng cường giám sát công tác thông tin báo cáo, chế độ hạch toán kinh doanh của các DN đảm bảo tính tuân thủ nghiêm ngặt luật kế toán.

- Tách bạch chức năng quản lý, giám sát của một số cơ quan Nhà nước với chức năng kinh doanh.

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp của ngân hàng TMCP Đông Nam Á - Chi nhánh Thanh Hóa (Trang 57)