1. Phiếu điều tra khách hàng (tại phòng KHDN) 20 2.Phiếu điều tra cán bộ nhân viên trong chi nhánh
3.1.2.2. Nguyên nhân
Các hạn chế trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có những nguyên nhân thuộc về ngân hàng nhưng cũng có những nguyên nhân xuất phát từ phía doanh nghiệp và từ môi trường kinh doanh của ngân hàng.
• Nguyên nhân chủ quan
Đây là những nguyên nhân thuộc về ngân hàng đã khiến cho chất lượng cho vay doanh nghiệp của ngân hàng chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn đa dạng của các doanh nghiệp. Các nguyên nhân này bao gồm:
Chính sách cho vay chưa hợp lí: thể hiện ở các điểm sau
- Chính sách khách hàng chưa hiệu quả: SeAbank Thanh Hóa vẫn chưa có những chỉ tiêu đánh giá khách hàng cụ thể để thực hiện phân loại khách hàng thường xuyên nhằm xác định các khách hàng chiến lược, truyền thống, các doanh nghiệp có uy tín, có quan hệ tín dụng thường xuyên, các doanh nghiệp cần có sự ưu đãi, chăm sóc đặc biệt... do đó khi chính sách cho vay trong thời gian vừa qua điều chỉnh theo hướng đẩy mạnh cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thì dường như nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp lớn đặc biệt là các DNNN ít được quan tâm nên dư nợ cho vay đối với DNNN đã giảm đi rõ rệt.
- Chính sách lãi suất thiếu sự linh hoạt: biểu hiện ở mức lãi suất cho vay đối với các khách hàng khác nhau dường như không có sự phân biệt lớn, do đó đã giảm khả năng thu hút khách hàng lớn của ngân hàng thông qua chính sách lãi suất.
- Thực hiện nguyên tắc cho vay dựa vào tài sản đảm bảo còn cứng nhắc: Trên thực tế, SeAbanh Thanh Hóa vẫn coi tài sản thế chấp là điều kiện quan trọng để ra quyết định cho vay, đặc biệt là đối với những món vay của DN tư nhân. Trong khi đó, thực tế hoạt động cho thấy nguồn trả nợ đầu tiên cho ngân hàng là kết quả từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, còn tài sản đảm bảo chỉ là bước sau cùng giúp cho ngân hàng thu hồi một phần khoản nợ cho vay thông qua việc phát mãi tài sản khi khách hàng không có khả năng trả nợ. Vì vậy, một khoản cho vay cho dù có đủ tài sản thế chấp nhưng khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, kém hiệu
quả thì cũng dẫn đến việc ngân hàng bị mất vốn hoặc bị ứ đọng vốn. Do đó, việc thực hiện nguyên tắc cho vay dựa vào tài sản đảm bảo còn cứng nhắc của Chi nhánh đã khiến cho một số lượng lớn khách hàng là các doanh nghiệp nhỏ không thể tiếp cận được với nguồn vốn của ngân hàng.
- Phương thức cho vay còn thiếu sự linh hoạt: Mặc dù hiện nay Seabank Thanh Hóa đang triển cho vay doanh nghiệp dưới nhiều phương thức cho vay như: cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức, cho vay theo dự án đầu tư, cho vay thấu chi... và trên lý thuyết, tất cả các đối tượng khách hàng đều có thể được áp dụng các phương thức cho vay này. Tuy nhiên, trên thực tế, các DN tư nhân chủ yếu được vay theo phương thức cho vay từng lần. Phương thức cho vay này giúp ngân hàng quản lý chặt chẽ món vay nhưng lại gây khó khăn cho doanh nghiệp vì mỗi lần muốn vay vốn, doanh nghiệp lại phải thực hiện tất cả các thủ tục vay, gây tốn kém về thời gian và công sức. Trong khi đó, phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng là phương thức cho vay có nhiều ưu điểm, thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp nhưng hầu như các DN tư nhân lại chưa tiếp cận được với loại hình cho vay này.
Năng lực tài trợ của ngân hàng còn hạn chế: So với các ngân hàng
trên thế giới, quy mô vốn tự có của Seabank Thanh Hóa là rất nhỏ. Do đó, theo quy định của pháp luật, ngân hàng thường gặp phải những giới hạn về tín dụng khiến ngân hàng khó có thể tài trợ cùng một lúc cho nhu cầu vay vốn của nhiều doanh nghiệp lớn, các ngành nghề cần nhiều vốn để đầu tư, các dự án trung và dài có quy mô lớn. Hiện nay, Seabank Thanh Hóa đã triển khai phương thức cho vay hợp vốn để tăng khả năng tài trợ của mình; tuy nhiên trên thực tế cho vay doanh nghiệp theo phương thức này còn rất hạn chế, lý do chủ yếu vẫn là quy mô hoạt động của chi nhánh
còn nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng cũng như chưa thu hút được sự chú ý của khách hàng.
Trình độ cán bộ tín dụng chưa đủ vững vàng để có thể thẩm định
được các dự án phức tạp có thời hạn dài, có quy mô lớn, các dự án của các ngành nghề kinh tế mới như năng lượng, công nghiệp chế tạo...
Chất lượng thông tin tín dụng còn kém: Thông tin tín dụng về kinh
tế xã hội, về sự biến động của các ngành nghề kinh doanh chưa được cập nhật, phân tích và lưu trữ thường xuyên nên việc thẩm định, đánh giá dự án vay vốn của khách hàng nhiều khi rất mất thời gian lại không chính xác
• Nguyên nhân khách quan
Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp
- Uy tín của doanh nghiệp trên thị trường chưa cao: Đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhỏ, việc đánh giá uy tín của doanh nghiệp trên thị trường gặp rất nhiều khó khăn do quy mô của các doanh nghiệp này thường nhỏ bé, hoạt động kinh doanh diễn ra trong một phạm vi hẹp, mối quan hệ với các bạn hàng rải rác, khó xác định và hầu như chưa có quan hệ tín dụng nào với các tổ chức tín dụng khác. Chính vì vậy mà Chi nhánh luôn trở nên thận trọng hơn khi thực hiện tài trợ cho các doanh nghiệp này.
- Năng lực tài chính và năng lực hoạt động của doanh nghiệp còn hạn chế, điều này được thể hiện rõ nét trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Theo đó, các chỉ tiêu về khả năng thanh toán, cơ cấu tài chính, đánh giá năng lực hoạt động và khả năng sinh lời của doanh nghiệp thường không đáp ứng được yêu cầu tài trợ của ngân hàng. Bên cạnh đó, hầu hết các doanh nghiệp không được vay vốn
đều có một điểm chung là thực hiện kế toán doanh nghiệp hoàn toàn trên cơ sở dồn tích, không tuân thủ các chuẩn mực kế toán và các báo cáo tài chính được lập ra không được cơ quan kiểm toán độc lập xác nhận về tính trung thực theo định kỳ hàng năm. Thêm vào đó, trên thực tế, mỗi doanh nghiệp thường có tới ba loại báo cáo tài chính: một cho bản thân doanh nghiệp, một gửi cho cơ quan thuế và một dành cho ngân hàng. Chính vì vậy mà năng lực tài chính, năng lực hoạt động thực tế của doanh nghiệp không được phản ánh xác thực, Chi nhánh khó có thể ra quyết định cho vay. - Năng lực lập và trình bày dự án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chưa tốt. Những bản dự án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thường không được tính toán đầy đủ, rõ ràng về tất cả các yếu tố: doanh thu, chi phí, lợi nhuận... cũng như không tính hết được nhu cầu của thị trường, giá cả của sản phẩm, thị phần của doanh nghiệp... Do đó, tính khả thi của dự án thường không cao, doanh nghiệp rất khó có thể vay vốn tại ngân hàng.
- Tài sản đảm bảo của doanh nghiệp thường không đáp ứng được yêu cầu của Chi nhánh. Các tài sản đảm bảo thường được sử dụng là hàng hoá trong kho (nguyên, nhiên, vật liệu, sản phẩm...) hoặc tài sản cố định ( đất đai, nhà máy, trang thiết bị...). Tuy nhiên trên thực tế, đảm bảo bằng hàng hoá trong kho ít khi được Chi nhánh chấp nhận do chi phí để bảo quản lớn và giá trị của tài sản dễ thay đổi; còn đảm bảo bằng tài sản cố định thì chủ yếu là đất đai nhưng giấy tờ liên quan đến việc thế chấp lại rất phức tạp, nhiều khi doanh nghiệp không có đủ giấy tờ pháp lý cần thiết để sử dụng thế chấp vay vốn ngân hàng.
Nguyên nhân thuộc về môi trường kinh doanh
- Sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM và giữa NHTM với các tổ chức trung gian tài chính khác trong bối cảnh hiện nay đã tác động mạnh mẽ tới tất cả các lĩnh vực hoạt động của ngân hàng; bên cạnh đó, hoạt động của Seabank Thanh Hóa mới được phục hồi sau giai đoạn chấn chỉnh và củng cố nên chính sách cho vay của chi nhánh hướng tới theo đuổi mục tiêu tăng trưởng bền vững và an toàn: ưu tiên cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các dự án có thời hạn ngắn, quy mô vốn trung bình, các ngành nghề đang hoạt động hiệu quả...
- Các văn bản pháp luật quy định hoạt động của ngân hàng còn
thiếu đồng bộ và dễ thay đổi, các thủ tục hành chính còn phức tạp nhất là các thủ tục liên quan đến giấy tờ về quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất khiến cho các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc thế chấp vay vốn ngân hàng.
Tóm lại, Hiệu quả cho vay doanh nghiệp của Seabank Thanh Hóa trong 3 năm qua là khá tốt. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đã đạt được, hiệu quả cho vay doanh nghiệp của Chi nhánh vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn đa dạng của khách hàng. Vấn đề hiện tại là phải đưa ra được những giải pháp thích hợp để khắc phục những mặt hạn chế này nhằm làm cho hiệu quả cho vay doanh nghiệp của Seabank Thanh Hóa ngày càng được nâng lên.