Điều chỉnh chính sách cho vay phù hợp với tình hình mớ

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp của ngân hàng TMCP Đông Nam Á - Chi nhánh Thanh Hóa (Trang 52)

1. Phiếu điều tra khách hàng (tại phòng KHDN) 20 2.Phiếu điều tra cán bộ nhân viên trong chi nhánh

3.3.1.Điều chỉnh chính sách cho vay phù hợp với tình hình mớ

Một chính sách cho vay đúng đắn sẽ là cơ sở để quản lý cho vay có hiệu quả. Trong xu thế hội nhập hiện nay, Chi nhánh cần điều chỉnh chính sách cho vay hợp lí nhằm đạt được mục tiêu cân bằng tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, từng bước phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Chính sách này phải được cập nhật thường xuyên nhằm phù hợp với những biến động trên thị trường, đảm bảo xử lý thống nhất và đồng bộ trong toàn hệ thống của ngân hàng. Giải pháp xây dựng chính sách cho vay hợp lí trong tình hình mới nhằm nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp như sau:

• Xây dựng chính sách khách hàng hiệu quả: Chính sách khách hàng

hiệu quả sẽ giúp ngân hàng xác định được các khách hàng chiến lược, truyền thống để từ đó có chính sách chăm sóc phù hợp nhằm duy trì được mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Các khách hàng này phải được hưởng các ưu đãi về lãi suất, phí,...; ví dụ như những doanh nghiệp có uy tín, có quan hệ tín dụng thường xuyên, trả nợ gốc và lãi đúng hạn thì phải được hưởng ưu đãi như giảm lãi suất tiền vay, tăng lãi suất tiền gửi, giảm phí dịch vụ... Muốn vậy Chi nhánh phải xây dựng một hệ thống những chỉ tiêu đánh giá khách hàng để thường xuyên phân loại khách hàng. Khi thực hiện phân loại khách hàng chú trọng phân tích tư cách, năng lực pháp lý, năng lực điều hành, quản lý, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của khách hàng.

• Đa dạng hoá các phương thức cho vay: Chi nhánh cần đẩy mạnh các phương thức cho vay hiện đại để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng như cho vay đồng tài trợ, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, cho vay theo hạn mức thấu chi, đặc biệt đẩy mạnh hơn nữa phương thức cho vay hợp vốn bởi vì khi thực hiện phương thức cho vay này, Chi nhánh sẽ nâng cao được năng lực tài trợ đồng thời lại có cơ hội tham gia vào những dự án lớn, học tập thêm kinh nghiệm về quản lý dự án và chia sẻ rủi ro trong cho vay.

• Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt: Áp dụng mức lãi suất cho

vay không giống nhau đối với các khoản cho vay khác nhau tuỳ thuộc vào kỳ hạn, loại tiền, dự án vay vốn và khách hàng vay vốn cụ thể. Do lãi suất ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của các doanh nghiệp nên mức lãi suất đưa ra phải hợp lý, được hình thành trên cơ sở thoả thuận với khách hàng, hài hoà lợi ích ngân hàng và doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp lớn có quan hệ tín dụng lâu dài với nên có sự ưu đãi về lãi suất để thu hút khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên thực hiện lãi suất dựa vào độ tín nhiệm của doanh nghiệp, xu thế sản xuất kinh doanh trên thị trường của doanh nghiệp... để đưa ra mức lãi suất hợp lí.

• Thực hiện đúng quy định về biện pháp bảo đảm tiền vay, đảm bảo an

toàn và hiệu quả:

 Một là, ngoài khả năng đáp ứng các điều kiện vay vốn của khách

hàng nói chung, khi quyết định chọn lựa biện pháp bảo đảm tiền vay trong các trường hợp cho vay có bảo đảm bằng tài sản (bằng tài sản của khách hàng vay, bằng tài sản hình thành từ vốn vay, bằng tài sản của bên thứ ba), cho vay không có tài sản bảo đảm đối với khách hàng vay, Chi nhánh cần phải tuân thủ các điều kiện qui định của Nhà nước, của NHNN và của Hội sở chính về biện pháp bảo đảm tiền vay tương ứng. Để thực

hiện tốt yêu cầu trên, Chi nhánh cần phải tích cực hạn chế tính chủ quan trong quyết định chọn lựa, đặc biệt kiên quyết xử lý đối với những hành vi thông đồng với khách hàng sửa chữa, hợp thức hoá các chỉ tiêu tài chính trên bảng cân đối kế toán và các tài liệu liên quan để đủ các điều kiện theo qui định, nhất là trong cho vay không có tài sản bảo đảm, hoặc hành vi nâng giá trị tài sản bảo đảm cao hơn nhiều so với giá thị trường tại thời điểm định giá/định giá lại nhằm đáp ứng nghĩa vụ được bảo đảm vì vụ lợi cá nhân dẫn đến nợ không có khả năng thu hồi.

 Hai là, Chi nhánh cần phải tính toán đầy đủ, đồng bộ và cân nhắc

chính xác các yếu tố như tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính, hiệu quả dự án/phương án, tài sản bảo đảm, mối quan hệ tín dụng trên cơ sở có sự phối hợp kiểm tra, đối chiếu thực tế, sau đó phân ra từng loại khách hàng để có chính sách ưu tiên hợp lý. Cụ thể, Chi nhánh có thể ưu tiên áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay trong trường hợp cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với DNNN, doanh nghiệp có qui mô hoạt động lớn, ngành nghề kinh doanh quan trọng, doanh nghiệp truyền thống và đã được kiểm toán báo cáo tài chính và quyết toán thuế hàng năm, có dự án/phương án khả thi. Ngược lại, Chi nhánh phải yêu cầu tài sản bảo đảm đối với các doanh nghiệp có thái độ trì hoãn gửi báo cáo tài chính, doanh nghiệp tuy đảm bảo khả năng tự chủ về mặt tài chính, vốn lưu động ròng dương... nhưng chất lượng và khả năng thu hồi hàng tồn kho, các khoản phải thu kém và chiếm tỷ trọng quá lớn so với tài sản lưu động, đặc biệt là các doanh nghiệp cung cấp không đầy đủ, thiếu trung thực về thông tin, tài liệu liên quan đến việc vay vốn.

 Ba là, mặc dù cho vay có tài sản bảo đảm, các khoản vay vẫn hàm

chứa rủi ro không thu đủ nợ do nhiều nguyên nhân khác nhau như tài sản hư hỏng, khó bán, giảm giá trị..., vì vậy, việc quyết định lựa chọn đúng đắn biện pháp bảo đảm tiền vay cho từng khoản vay cụ thể nhằm đảm

bảo an toàn và hiệu quả thì cần phải đánh giá doanh nghiệp một cách toàn diện và chính xác sau đó chọn lấy yếu tố mạnh nhất để quyết định biện pháp bảo đảm tiền vay. Đặc biệt, không được chủ quan cho vay chỉ căn cứ vào mỗi tài sản bảo đảm, xem nhẹ các yếu tố tài chính, dự án/phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng, nhất là đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp của ngân hàng TMCP Đông Nam Á - Chi nhánh Thanh Hóa (Trang 52)