Thực trạng cho vay doanh nghiệp tại SeAbank Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp của ngân hàng TMCP Đông Nam Á - Chi nhánh Thanh Hóa (Trang 34)

1. Phiếu điều tra khách hàng (tại phòng KHDN) 20 2.Phiếu điều tra cán bộ nhân viên trong chi nhánh

2.4.1.1.Thực trạng cho vay doanh nghiệp tại SeAbank Thanh Hóa

ngân hàng TMCP Đông Nam Á - Chi nhánh Thanh Hóa.

2.4.1.1. Thực trạng cho vay doanh nghiệp tại SeAbankThanh Hóa Thanh Hóa

Định hướng hoạt động tín dụng của SeAbank Việt Nam trong năm 2012 là đẩy mạnh tăng trưởng đi đôi với kiểm soát chặt, đồng thời chú trọng cải tiến nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng nhằm hạn chế nợ quá hạn, nợ xấu phát sinh, đẩy mạnh cho vay vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tài trợ xuất nhập khẩu, mở rộng hạn mức tín dụng đối với khách hàng có uy tín, có thời gian hợp tác lâu dài với SeAbank và thực hiện tốt nghiệp vụ xuất nhập khẩu trọn gói nhằm tạo điều kiện tăng trưởng tín dụng gắn kết với tăng trưởng tài trợ và thanh toán.

Thực hiện chủ trương này, trong năm 2012 vừa qua, SeAbank Thanh Hóa đã có rất nhiều nỗ lực trong việc đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng nói chung và khách hàng doanh nghiệp nói riêng. Đối với cho vay doanh nghiệp, bên cạnh việc triển khai các sản phẩm truyền thống như: tài trợ xuất nhập khẩu, cho vay vốn lưu động chủ yếu phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh, cho vay trung và dài hạn đầu tư dự án, mua sắm máy móc, trang thiết bị, …dưới nhiều hình thức linh hoạt, thủ tục đơn giản, chi nhánh còn cung cấp thêm các sản phẩm dịch vụ mới như: sản phẩm bao thanh toán, dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói…để thực hiện đa dạng hoá sản phẩm. Điều này đã góp phần khiến cho vay doanh nghiệp của SeAbank Thanh Hóa đã đạt được những kết quả rất khả quan. Dưới đây là thực trạng cho vay doanh nghiệp tại SeAbank Thanh Hóa

Doanh số cho vay và tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay

Bảng 2.5: Doanh số cho vay qua các năm

Đơn vị: Triệu đồng Thành phần

khách hàng

Doanh số cho vay Tỷ lệ tăng trưởngDSCV(%)

2011 2012 2012/2011 DNNN 83.545,11 238.179,20 185% CTCP, TNHH 2.126.191,66 2.390.663,25 12% DN tư nhân 566,1 3.356,00 493% TCNN và LD 1.255,18 2.346,67 87% Doanh nghiệp 2.211.558,04 2.634.545,12 19%

Chiếm tỷ trọng 90-96% doanh số cho vay qua các năm là doanh số cho vay đối với CTCP, TNHH.

nợ cho vay

Bảng 2.6: Tình hình dư nợ cho vay qua các năm

Đơn vị: Triệu đồng Thành phần khách hàng 31/12/2011 31/12/2012 Mức tăng /giảm Số ĐV Dư nợ Số ĐV Dư nợ 2012 DNNN 5 26.383,8 40.631,1 54,00% CTCP, TNHH 96 639.229,1 999.672,6 56,39% DN tư nhân 2 3.564,4 5.204,0 46,00% TCNN và LD 1 1.384,6 3.245,6 134,41% Doanh nghiệp 10 3 664.787,8 1.048.753, 3 57,76%

“Nguồn: Phòng tín dụng SeAbank chi nhánh Thanh Hóa, 2012” Dư nợ cho vay tại thời điểm cuối mỗi năm có xu hướng tăng lên so với năm trước. Tại thời điểm 31/12/2012 sự gia tăng dư nợ ở tất cả các khối doanh nghiệp đã đẩy dư nợ cho vay tăng lên nhanh chóng.

Dư nợ cho vay đối với CTCP, Công ty TNHH ngày càng tăng lên, tăng mạnh nhất vào thời điểm 31/12/2012 và luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong dư nợ cho vay.

Biểu đồ 2.1: Dư nợ cho vay theo ngành nghề kinh tế

Đơn vị: Triệu đồng

“Nguồn: Phòng tín dụng SeAbank chi nhánh Thanh Hóa, 2012” Dư nợ cho vay tài trợ cho hơn 10 ngành nghề kinh tế khác nhau nhưng có đến 74% dư nợ cho vay tập trung ở ngành xây dựng và thương mại hàng hoá.

Biểu đồ 2.2: Dư nợ cho vay theo kì hạn vay

Đơn vị: Triệu đồng

“Nguồn: Phòng tín dụng Seabank chi nhánh Thanh Hóa, 2012” Các kỳ hạn cho vay doanh nghiệp bao gồm: cho vay doanh nghiệp ngắn hạn, cho vay doanh nghiệp trung hạn và cho vay doanh nghiệp dài hạn. Tuy nhiên dư nợ cho vay ngắn hạn lại chiếm tỷ trọng chủ yếu trong dư nợ cho vay, còn dư nợ cho vay trung và dài hạn chỉ chiếm một phần nhỏ.

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp của ngân hàng TMCP Đông Nam Á - Chi nhánh Thanh Hóa (Trang 34)