V. Kết cấu của luận văn
2.2.1.3. Cốt truyện được xây dựng trong mối quan hệ đối chiếu, tương
giữa các nhân vật.
Bên cạnh việc tạo ra những tác phẩm có cốt truyện thường chú ý tới các tình tiết sự kiện bên trong, khó kể lại và nhà văn cũng quan tâm tới những sự kiện và
các yếu tố bên ngoài, tạo ra những tình huống bất ngờ, đầy tình cờ đem đến cho câu chuyện một kết thúc có hậu thì Đỗ Chu, trong một số truyện, đã đặt nhân vật trong mối quan hệ đối chiếu, tương phản để tạo đà cho câu chuyện phát triển và hoàn chỉnh. Qua đó nhà văn cũng muốn gửi gắm tư tưởng, tình cảm của mình.
Những tác phẩm tiêu biểu cho loại cốt truyện này phải kể đến : Chân trời, Đất bãi, Mận trắng, Mê lộ, Người của muôn năm trước…Trong mỗi tác phẩm, Đỗ
Chu thường xây dựng từng cặp nhân vật trong mối quan hệ đối chiếu, tương phản, đối lập về lối sống, tính cách.
Trong Đất bãi, ông Thắng- bà Thắng là hai lối sống hoàn toàn trái ngược
nhau. Ông Thắng chỉ lo vun vén cho bản thân, chỉ quan tâm đến hạnh phúc của cá nhân. Mặc dù đã có vợ con ở miền Nam nhưng ông Thắng đã giấu kín và kết hôn với bà Thắng. Khi đất nước giải phóng, ông lại bằng mọi cách tìm vào Nam, bỏ mặc bà Thắng một mình thui thủi trong căn nhà tồi tàn trên Đất bãi. Cho đến khi bà vợ trong Nam qua đời, bản thân ông bị bệnh, ông mới nhớ tới bà, sai đứa
con gái vợ trước ra Bắc đón bà với suy nghĩ : “con nuôi cha không bằng bà nuôi ông, thiếu bà ông như mất một cánh tay phải vậy”. Còn bà Thắng vốn là một
người đàn bà tốt bụng, cả cuộc đời hết lòng vì chồng, vì con. Mặc dù bị ông Thắng lừa dối và bỏ rơi nhưng bà vẫn sống một cách nhẫn nhục chịu đựng, không hề phàn nàn, oán trách. Nhưng rồi đến khi biết tin ông Thắng bị bệnh, với tấm lòng bao dung độ lượng bà đã quyết định vào trong Nam để chăm nom thuốc
thang cho ông. Còn với Mê lộ, Đỗ Chu cũng đã tạo nên hai nhân vật cũng có
những nét tương phản, đối lập trong mối quan hệ đối chiếu, đó là Hoàng Trữ và viên chính uỷ. Đường đường là một chính uỷ của một trung đoàn nhưng đằng sau
cái vẻ bề ngoài “trông oách lắm”, là một con người có tư tưởng quan liêu, bảo thủ khi nhất định đòi dùng “kỉ luật thép” với người lính trinh sát đã hi sinh, chỉ
miệng, và bị lộ, anh đã hi sinh ngay tại chỗ trong khi miệng vẫn nguyên con nhái. Không dừng lại ở đó, viên chính uỷ còn có những hành động vô văn hoá, cợt nhả với Cài- cô con gái của gia đình miền núi mà viên chính uỷ lưu trú. Rồi đến khi biết Hoàng Trữ và Cài yêu nhau, viên chính uỷ đã tìm cách ngấm ngầm trả thù Hoàng Trữ, với hàng loạt những việc làm đen tối, mờ ám. Và không ai
khác ngoài viên chính uỷ ấy đã đẩy Hoàng Trữ vào “mê lộ” cuộc đời, khiến anh
sống như một người điên … Còn Hoàng Trữ vốn là một tiểu đoàn trưởng tài ba và có năng lực. Là người có tính tình ngay thẳng, anh đã có thái độ phản đối rất
quyết liệt trước quyết định đòi áp dụng “kỉ luật thép” với anh lính trinh sát đã hi
sinh của viên chính uỷ, có một tình yêu trong sáng với Cài, và đặc biệt, anh là
người rất trọng danh dự. Cuộc đời anh rơi vào “mê lộ” trong suốt một thời gian
dài do thất vọng chán chường vì danh dự bị bôi nhọ, niềm tin bị sụp đổ. Hai
nhân vật Quang và Lân trong Mận trắng cũng là một cặp nhân vật được xây dựng
trên sự tương phản đối lập nhau về lối sống, tính cách. Quang vốn là tiểu đoàn trưởng của một trung đoàn đã có vợ, có con nhưng do buông lỏng bản thân, không kìm chế nổi lòng mình đã yêu Lân- một cô thanh niên xung phong. Đến khi bị phát hiện thì Lân đã có thai hai tháng. Vì sợ ảnh hưởng đến danh dự, uy tín và sự thăng quan tiến chức của mình, Quang đã không dám nhận trách nhiệm về
mình và “như một người chạy trốn” trong ngày Lân trở về tuyến sau. Khác với
Quang, Lân là người có bản lĩnh, nghị lực và rất thẳng thắn, dám làm dám chịu
“sẵn lòng về tuyến sau”, “sẵn sàng nhận kỉ luật nhưng nhất định nuôi con”, và
hơn thế nữa, Lân cũng là người biết nghĩ trước nghĩ sau. Trong truyện này, biết
mình là người có lỗi, cô biết “không thể bắt Quang bỏ vợ lấy mình được” nhưng cô cũng yêu cầu “Quang phải nhận con, phải chịu trách nhiệm về đứa bé, ít nhất là trên phương diện tinh thần”. Cũng với lối xây dựng cốt truyện như trên, trong Chân trời xuất hiện cặp nhân vật Chi- Triều, vốn là bạn học cùng lớp, cả hai từng
có những ước mơ, những lí tưởng cao đẹp. Nhưng sau một thời gian xa cách gặp nhau, những suy nghĩ về lối sống của họ đã có sự thay đổi. Nếu trước đây họ từng có chung cách nghĩ về sự cống hiến và hưởng thụ, thì giờ đây là hai quan điểm hoàn toàn trái ngược nhau, tương ứng với hai loại người mà Gorki đã từng đề cập
khi bàn tới thế giới truyện nhắn của Sêkhốp. Ông cho rằng :”Trong cuộc đời có hai loại người với hai khuynh hướng sống phủ định nhau : một loại chỉ muốn sống sướng hơn, một loại sống tốt hơn”. Chi chính là người thuộc loại thứ hai mà
Gorki đã nói tới. Cô luôn khát khao đi tìm ý nghĩa của cuộc sống, khát khao đi tìm hạnh phúc chân chính cho cuộc đời mình. Và cuối cùng cô đã tìm thấy nó, hạnh phúc đó trong lao động sáng tạo, trong việc góp phần phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc. Ngược lại với Chi, Triều là người chỉ sợ khổ, sợ vất vả, chỉ chăm chăm làm sao để sống sướng hơn, trên những bậc thang danh vọng cao
hơn. Anh ta cho rằng : “Mỗi người đều có một chân trời…mỗi người đều phải biết tìm cho mình một con đường thẳng nhất để đi đến đó”. Đó là một lối sống thực dụng, chỉ lo lắng vun vén cho bản thân, đi ngược lại khẩu hiệu “đâu cần thanh niên có, việc khó có thanh niên” lúc bấy giờ. Còn với Hinh- Liên trong Người của muôn năm trước, là cặp nhân vật cũng mang nhiều nét đối lập về suy
nghĩ và cách sống. Hinh là hiện thân cho lối sống phóng túng, chạy theo những vinh quang và tư lợi cá nhân. Vì đồng tiền Hinh dám làm tất cả, kể cả việc chà
đạp lên đạo lí truyền thống “động vào mồ mả danh nhân” và sẵn sàng “dựng xác tổ tiên dậy” để làm giàu bất chính. Hoàn toàn đối lập với lối sống của Hinh, Liên
sống rất thu mình, và luôn có mặc cảm về những tội lỗi của chồng. Hinh sống
thông minh, tính toán, mạnh mẽ bao nhiêu thì Liên “càng xanh xao, gầy mòn bấy nhiêu”, và cuối cùng cô quyết định trở về làng quê sống một cuộc sống giản dị,
Thông qua việc xây dựng nhân vật trong mối quan hệ đối chiếu, tương phản để tạo đà cho cốt truyện phát triển và hoàn chỉnh. Việc sử dụng biện pháp đối chiếu, tương phản khiến truyện ngắn của Đỗ Chu không có nhiều tình huống gay cấn, không có mối mâu thuẫn dẫn đến đỉnh điểm, song luôn hấp dẫn, thể hiện một vấn đề nội dung tư tưởng sâu sắc.