V. Kết cấu của luận văn
1.3. Quan niệm nghệ thuật của Đỗ Chu
Trong cuộc phỏng vấn với phóng viên báo An ninh thế giới cuối tháng ngày 21/10/2003, Đỗ Chu cho rằng quan trọng với nghề văn là vấn đề cảm xúc.
Ông nói : “Khi trang viết của mình là hết sức, là thật đối với mình, dám nói điều mà trước đấy kiêng kỵ, gượng nhẹ mà chưa dám. Tóm lại, đã “dốc tuột lòng mình”, một sự thật nào đó của mình, có nghĩa là người ta là nhà văn trong từng trang viết, thậm chí nhiều khi chỉ trên từng đoạn. Khi nào còn e ngại, phân vân, còn phải chiếu cố đến một điều gì, lúc đó anh ta không phải nhà văn”. Nghĩa là
nhà văn không phải là diễn viên, nhà văn có công việc của mình, lặng lẽ, âm thầm, cô đơn được thì càng tốt. Và đôi khi mình phải chấp nhận để người ta quên mình đi. Vì vậy, ở Đỗ Chu, cái yêu thương, cái muốn yêu thương, muốn trân trọng, muốn nâng niu ở trong đời sống đối với con người, đất nước...thì đã nói được. Nhưng còn nhìn chân vào mình, cái sự thật về chính mình trước một hoàn cảnh hay một khung cảnh, trước một trường hợp thì lại chưa viết. Ông cũng đề cao Cái đẹp trong văn chương, đối với ông là phải đẹp và làm đẹp cho cuộc đời,
ông cũng khẳng định: “Nhà văn phải có những đóng góp riêng bằng sứ mệnh của mình trong đời sống chung rộng lớn. Nhà văn mang cái nhạc chữ, nhạc ý tứ, nhạc tình cảm của bản thân mình để hát lên, góp phần làm đẹp cho cây đời”. Sự
thực là ông đã làm như thế trong suốt sự nghiệp sáng tác của mình. Khi dân tộc kháng chiến ông luôn đi tìm vẻ đẹp của những người lính, những con người tham gia chiến tranh, khi đất nước hoà bình ông lại góp phần tái hiện cuộc sống hiện thực thời hậu chiến với những mảng tối, sáng chân thực.
Nghề viết theo Đỗ Chu là một nghề cực nhọc nhưng tinh xảo. Cần phải rất công phu và có lòng tự trọng, tự tôn với tác phẩm của mình. Vì vậy, không ít lần ông trăn trở về những gì mình đã viết, về sự đổi mới ngòi bút, đổi mới cách nghĩ của người cầm bút. Đã có lúc ông cảm thấy đau xót vì “những gì mình đã có, lại nhoài khỏi vòng tay mình”. Ông quan niệm là một nhà văn “phải biết xấu hổ mới viết hay được” và “bề dày của mỗi tác giả là uy tín văn học”. Theo ông, thì nhà văn phải cần không ngừng cố gắng, không ngừng nâng cao trách nhiệm trước trang sách của mình để làm ra những tác phẩm đầy đặn cả về nội dung và hình thức. Và sự thật là ông đã làm được điều đó, sự đổi mới đã có dấu hiệu ngay từ
tập Tháng hai (1986) nhưng phải đến khi Mảnh vườn xưa hoang vắng ra mắt bạn
cứu, phê bình phải thêm một lần khâm phục bởi những nỗ lực làm mới mình của một người nghệ sĩ tâm huyết với nghề nghiệp.
Với vai trò, trách nhiệm của người nghệ sĩ đứng trước cuộc sống, ông luôn đặt ra những câu hỏi lớn. Xã hội đặt cho người nghệ sĩ nhiệm vụ đi tìm những
câu hỏi nghiêm trang nhất, vì con người nhất. Ngay trong tuỳ bút Thăm thẳm bóng người Đỗ Chu cũng đã có một cách đi tìm câu trả lời đó, đó là câu trả lời
của riêng ông góp phần vào câu trả lời của nhiều người khác.
Đỗ Chu từng tâm sự : “ Bốn mươi năm cầm bút thì có lẽ chỉ có đến bốn tháng được gọi là nhà văn thực sự”[31]. Là người khó tính lại cầu toàn, ông tự nhận: “Trong một tác phẩm có khi đoạn trước là nhà văn nhưng lúc sau lại không còn được là nhà văn nữa”[32]. Người cầm bút cứ phải phân vân, e ngại hay “chiếu cố” một điều gì thì sẽ không còn là mình nữa. Đọc Tản mạn trước đèn
của ông, tập tuỳ bút dày dặn hơn 300 trang, chúng ta thấy ông không nói “suông”, không “chiếu cố” với những chuyện của chính bản thân mình. Nó đưa người đọc đến một trạng thái tâm lí triền miên phải suy nghĩ, thấm thía và nhiều khi có sự nhìn lại mình. Trong trang sách, Đỗ Chu hiện lên thật rõ nét với những yêu ghét rạch ròi. Tuỳ bút của ông khiến người đọc cảm thấy trước tiên là thái độ cẩn trọng và có trách nhiệm với những gì mình viết ra. Trong suốt thời gian qua, chúng ta đã thấy một Đỗ Chu trăn trở và trưởng thành qua từng giai đoạn cuộc
sống.
Coi việc viết là một công việc rất thiêng liêng [30], Đỗ Chu ngay từ đầu đã
định hình và tạo được cho mình một lối viết riêng. Đó là một phong cách văn
xuôi nghiêng về “trữ tình, đượm chất thơ, tinh tế, tài hoa”[74] với “văn phong ngọt ngào, tinh tế”, được diễn đạt bằng một “giọng điệu trữ tình sâu lắng”[27].
Với quan niệm về cuộc sống hiện thực đẹp đẽ, sinh động và với cái nhìn đầy thiện cảm, giàu chất thơ về con người, Đỗ Chu đã có quan niệm riêng rất mới
mẻ về con người “với một tấm lòng nhân hậu, bao dung và gần như tuyệt đối tin vào tình đời, tình người”. Đỗ Chu đã có một quan niệm về con người hết sức
trong sáng, nhân ái, vị tha. Văn học là nhân học. Quan niệm về văn học của Đỗ Chu gắn liền với quan niệm về con người của ông. Trong thế giới nhân vật của
Đỗ Chu không có kẻ ác, và rất ít kẻ xấu. “Hầu như chỉ có nhân vật chính diện”[44]. Họ đều là những con người bình thường, mang những vẻ đẹp bình dị
của cuộc sống. Những con người ấy hiện lên trong tác phẩm của Đỗ Chu với những vẻ đẹp bình dị khi họ hoà mình vào đời sống xã hội, cộng đồng. Hầu như
các nhân vật của Đỗ Chu “đều có một cốt lõi tính cách giống nhau. Tất cả đều đã trưởng thành, hoặc nuôi dưỡng trong không khí cách mạng đều có những phẩm chất tốt đẹp và đáng yêu”. Trong tác phẩm của mình, Đỗ Chu tập trung “ca ngợi những con người đang gánh lấy cuộc chiến tranh ấy một cách tự giác và dũng cảm”[44], như cha con Tuân trong Hương cỏ mật, Lầm trong Chiến sĩ quân bưu, Hàm, Chuyên trong Ráng đỏ…
Với quan niệm về một nhà văn, về lao động viết văn, về sự đổi mới trong văn
học và quan niệm về con người như vậy, cùng với sự kết hợp của các tiền đề : quê hương, giáo dục, thời đại .. đã kết tinh lại để tạo nên một phong cách văn xuôi
nghiêng về trữ tình và thiên về miêu tả những chất thơ trong cuộc đời bằng một
Chương 2
đặc trưng đề tài và Nghệ thuật kể chuyện
Với cá tính sáng tạo riêng, trong các sáng tác của mình, Đỗ Chu đã thể hiện đặc tính riêng trong xử lí đề tài. Đó là một trong những yếu tố góp phần tạo nên phong cách nghệ thuật của nhà văn. Và cũng như vậy, để tạo nên phong cách riêng cho các tác phẩm của mình, Đỗ Chu đã tạo dựng được nghệ thuật kể chuyện riêng của mình. Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi đi tìm hiểu các đặc tính riêng ấy của Đỗ Chu qua hai phương diện thể hiện đặc trưng đề tài, xử lí cốt truyện và tổ chức hình thức kể chuyện.