Nhịp điệu khoan thai, chậm rãi

Một phần của tài liệu Phong cách văn xuôi Đỗ Chu (Trang 104)

V. Kết cấu của luận văn

3.3.Nhịp điệu khoan thai, chậm rãi

Nhịp điệu là một phương tiện quan trọng để cấu tạo hình thức nghệ thuật trong văn học, dựa trên sự lặp lại có tính chất chu kì, cách quãng hoặc luân phiên của các yếu tố có quan hệ tương đồng trong thời gian hay quá trình nhằm chia tách và kết hợp các ấn tượng thẩm mĩ. Trong văn học, nhịp điệu là sự lặp lại cách quãng đều đặn và có thay đổi của các hiện tượng ngôn ngữ, hình ảnh, môtíp,…nhằm thể hiện sự cảm nhận thẩm mĩ về thế giới, tạo ra cảm giác vận động của sự sống, chống lại sự đơn điệu, đơn nhất của văn bản nghệ thuật. Như vậy, nhịp điệu là sự cảm nhận của nhà văn về sự vận động của cuộc sống, của cuộc đời được miêu tả trong tác phẩm. Thực ra viết văn là đi tìm và tiến đến nhịp

điệu. Và, “trong tác phẩm tự sự, nhịp điệu trần thuật chủ yếu được xác định bởi tiến trình nhanh hay chậm của các tình tiết, sự kiện biến cố” [50]. ở phương

diện này, chúng ta thường nhắc tới nhịp điệu trần thuật nhanh, căng thẳng, gấp gáp của truyện được tạo bởi liên tiếp các sự kiện, biến cố dồn dập xảy ra đối với

cuộc đời các nhân vật, trong các tác phẩm của những cây bút hiện thực phê phán

như : Tắt đèn (Ngô Tất Tố), Giông tố ( Vũ Trọng Phụng), hay các truyện ngắn

trào phúng của Nguyễn Công Hoan…nhịp điệu chậm rãi, thong thả của các cây bút văn xuôi trữ tình như : Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ DZếnh…tiêu biểu là nhịp điệu độc đáo, sự thư thái tâm hồn, sự tự tin trong văn xuôi Thạch Lam.

Một nhà văn nước ngoài đã từng nói : “Viết văn là cảm thấy một nhịp điệu, là tiến gần đến nhịp điệu ấy”, và văn xuôi Đỗ Chu là một thứ văn có nhịp điệu, nhịp điệu đó được thể hiện ở “nhịp của từng phần, nhịp của toàn truyện” [27]. Người đọc cũng cảm thấy: “Văn Đỗ Chu mới đầu dễ có cảm tình từ lời văn, nhịp điệu” [74]. Và nhìn chung, nhịp điệu trần thuật trong truyện ngắn Đỗ Chu là nhịp điệu “nhẩn nha, khoan thai, chậm rãi”. Nhịp điệu này có được là bởi

các yếu tố sau :

Đầu tiên, phải thấy các sáng tác của Đỗ Chu nhìn chung là rất ít các sự kịên biến cố. Truyện ngắn của ông được xem là những truyện không có truyện hiểu

theo nghĩa là truyện không có biến cố gì quan trọng. Likhachốp cho rằng : “Với một biến cố thật lớn, xảy ra trong khoảng thời gian rất ngắn, đã gây ấn tượng về sự vận động nhanh chóng của thời gian. Ngược lại, biến cố ít sẽ gây ấn tượng về sự chậm chạp” [53]. Truyện Phù sa chỉ chứa đựng hai sự kiện, biến cố chủ yếu :

cô sinh viên Hạnh Nguyễn về nghỉ hè đúng vào dịp anh Nham chuẩn bị trở lại quân ngũ và cuộc tiễn đưa anh Nham lên đường ra trận của bà con làng Hà. Còn

trong Đường qua nhà chỉ có một sự kiện là chuyện anh lính tranh thủ ghé qua thăm nhà trên đường hành quân, ra trận. Truyện ngắn Người của muôn năm trước

chỉ có một biến cố chính là việc Liên rời bỏ ngôi nhà sang trọng trên thành phố

để trở về với căn nhà nhỏ ở quê. Ngọn lửa cũng chỉ xoay quanh sự kiện người

chiến sĩ cách mạng, được thả tự do sau bao năm tháng tù đầy… Còn trong tuỳ bút thì các sự kiện, biến cố cũng đều là các vấn đề nhỏ nhặt trong đời sống hàng

ngày của cá nhân nhà văn, của văn đàn, của toàn xã hội như: viết về các nhà văn đàn anh, đàn chị , đàn em, về sự đổi mới văn học, về những suy nghĩ của mình khi đất nước đổi mới… Có thể nói, hầu như các truyện ngắn của Đỗ Chu đều rất thưa thớt, rất ít sự kiện, biến cố. Những sự kiện, biến cố này lại không được tập trung miêu tả để làm nổi bật, lại thường không được phát triển để đẩy cốt truyện đến đỉnh điểm mà thường bị tãi ra, mờ nhạt dần theo dòng tâm tư của nhân vật,

đã là một trong những nguyên nhân tạo ra nhịp điệu nhẩn nha, khoan thai, chậm rãi cho những trang truyện của Đỗ Chu.

Tiếp đến, phải thấy được lối trần thuật “hồi cố”, ngoái lại phía sau cũng là

một đặc điểm phổ biến khiến cho nhịp điệu trở nên chậm rãi. Bởi theo Galperin

thì : “Hồi cố là một phép lặp độc đáo. Lặp lại ý nghĩa khiến tiến trình kể chuyện đương nhiên chậm lại” [43].

Những dòng hồi tưởng của nhân vật thường chiếm một nội dung khá lớn trong các truyện ngắn của Đỗ Chu. Thậm chí có những trường hợp như truyện

ngắn Hương cỏ mật, trừ nửa trang đầu và mấy dòng cuối của thiên truyên miêu tả

những tình cảm, cảm xúc của Tuân trong hiện tại, còn lại hơn 12 trang (trong

tổng số 13 trang) là dòng hồi cố của Tuân về quê hương, gia đình, về cô giáo Nhâm, về người bạn gái thuở hoa niên bên núi Voi…Cũng như vậy, trong Một loài chim trên sóng , trừ hơn một trang đầu miêu tả bức tranh thiên nhiên vùng

sông nước đậm màu sắc Kinh Bắc, còn lại ngót 35 trang (trong tổng số 36 trang)

là dòng hồi tưởng của nhân vật “Tôi” về những kỉ niệm khó quên trong quá khứ.

Trong tuỳ bút cũng có rất nhiều phần là những hồi ức của nhà văn được nhớ lại

như thuở nhỏ sống ở quê (Về quê đốt lửa-Thăm thẳm bóng người), rồi những kỉ

niệm về những người bạn, người đồng chí của mình …Có thể nói, những dòng

hãm tiến trình vận động của các tình tiết, sự kiện trong tác phẩm, tạo nên nhịp điệu chậm rãi như một nét phong cách khá nổi bật của nhà văn.

Thêm vào đó, sáng tác của Đỗ Chu còn vang lên những lời trữ tình ngoại đề. Những lời trữ tình ngoại đề này được cất lên một cách tự nhiên nhân một sự kiện, một thái độ hay một nét tâm lí nào đó. Có khi nó được gửi gắm qua những cảm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

xúc, suy tưởng của ông Kỉ về anh Nham : “giống như những lớp phù sa giấu kín dưới những dải đất sét quý giá, trong con người bình dị kia cũng đang uẩn tàng nhữnh tình cảm, những suy nghĩ tốt đẹp mà người ta không thể dễ dàng nhận thấy ngay một lúc được” (Phù sa). Có khi là những suy tưởng của người lính lái xe đối với những gì mà anh đã gặp trên những chặng đường : “Một dáng người đứng bên đường vẫy chào, một khuôn mặt trầm tư lướt qua cửa xe, một nụ cười của ai mà ta đã gặp ở đâu rồi, một giọng nói nào giống như giọng nói của một người quen mà không kịp nhớ và những đôi mắt của lòng tin cậy biết nói cho ta nghe những chuyện đâu dễ hôm nay đã nói hết được thành lời” (Ráng đỏ). Có khi là

những lời trữ tình mang tính triết lí về sự chảy trôi đắp đổi của vũ trụ, của cuộc

đời : “Tháng bảy mưa nhiều, sen tàn, cúc nở, thu qua chim nhạn, chim ngói, giang, sếu bay về trú đông. Rồi mùa xuân ấm áp, chùa chiền, đền miếu ngọt ngào hương nến, rau cỏ hoa lúa tươi nhuần, chuông mõ ngân nga thức gọi. Muôn loài cựa quậy. Ngày vẫn đang trôi. Đời vẫn đang đi đến một cõi mênh mang không bến bờ. Kiếp người phỏng có bao lăm nhưng thẳm sâu biết bao”; “còn có nhịp điệu nào bền vững hơn nhịp điệu của đất trời” (Ngày đang trôi)…Có thể xem

mỗi đoạn bình luận ngoại đề là một phút níu giữ thời gian, níu kéo sự kiện lại tạo nên những phút dừng để người trần thuật hay nhân vật tự bộc lộ quan niệm và tình cảm của mình. Đây cũng là lí do làm cho nhịp điệu trần thuật của Đỗ Chu ít khi dồn dập, gấp gáp.

Như vậy, việc lựa chọn một nhịp điệu trần thuật phù hợp với điệu cảm xúc, điệu tâm hồn mình đã mang đến cho văn xuôi Đỗ Chu một màu sắc trữ tình đậm đà, thi vị.

Phần kết luận

Hơn bốn mươi năm cầm bút, với mười tập truyện ngắn, một tuyển tập và một số tuỳ bút, số lượng tuy chưa phải là nhiều với một đời cầm bút, nhưng những gì Đỗ Chu đã thể hiện qua trang viết, có thể khẳng định : ông xứng đáng là một trong những gương mặt văn xuôi tiêu biểu của văn học Việt Nam đương đại .Từ góc độ nghiên cứu phong cách văn xuôi, có thể nhận thấy văn xuôi của Đỗ Chu là một chỉnh thể toàn vẹn, thống nhất của nhiều mặt đối lập, có những quy luật, nguyên tắc tổ chức nội tại và có quy luật vận động riêng không hoà lẫn vào “muôn mặt đời thường” của đời sống văn học.

1. Đỗ Chu thuộc thế hệ nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ và là một trong số những cây bút làm “ xao xuyến văn đàn” ngay từ tác phẩm đầu tay . Cũng như nhiều cây bút cùng thời, Đỗ Chu quan tâm tới vể đẹp của “cuộc sống mới , con người mới” trong công cuộc lao động, xây dựng đất nước “ chủ nghĩa anh hùng cách mạng”, lí tưởng cao đẹp của dân tộc trong thời đại chống Mỹ, cùng với những giá trị nhân bản truyền thống của con người. Bằng sự trải nghiệm của mình, từ những cái bình thường hàng ngày, Đỗ Chu luôn nghiêng về những “nốt trầm xao xuyến” ca ngợi vẻ đẹp của những con người bình thường mà vĩ đại, đưa những trang văn của mình đến gần với bạn đọc.

2. Vốn là nhà văn đã từng lăn lội trên chiến trường, từng chứng kiến sự thay da, đổi thịt của đất nước trong những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và cuộc chiến tranh vẫn đang diễn ra ở miền Nam. Ngòi bút Đỗ

Chu đã gắn liền với những đề tài mang tính thời đại. Đỗ Chu luôn nhiệt tình ca ngợi cái đẹp, chất thơ của cuộc sống. Ca ngợi cảnh làm ăn tập thể trong cơ chế hợp tác xã. Ca ngợi niềm vui, lạc quan của con người khi bước vào chiến trận. Họ là những người nông dân, người lính, người tri thức đã đem hết tinh thần, sức lực, kể cả xương máu của mình cống hiến cho đất nước. Đỗ Chu nói đến cái chung đầy chất thơ, đầy vẻ đẹp, đó là vẻ đẹp giá trị nhân bản đời thường. Tác giả đã kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ bao đời nay. Đỗ Chu chủ yếu viết về văn xuôi, cái tốt đẹp, cái lành mạnh trong cuộc sống , qua cả chất trữ tình và tự sự, người đọc thấy đó quả là vẻ đẹp tự thân tiêu biểu của cuộc sống. Nhà văn muốn khơi dậy trong lòng mỗi người đọc khát khao vươn tới cái đẹp, cái thiện để họ tự hoàn thiện mình và đem lại chiều sâu nhân bản cho những sáng tác của Đỗ Chu .

Đỗ Chu đã sáng tạo ra những phương thức biểu hiện làm nổi bật nghệ thuật văn xuôi qua tuyển tập truyện ngắn và hai tuỳ bút. Nó đã “ đi rất ngọt” vào tâm hồn người đọc và được lưu giữ mãi không phai nhạt. Không đi vào đối thoại nhiều mà chủ yếu đi khai thác sâu những biến đổi tinh tế trong cảm xúc của nhân vật. Sử dụng nhiều trạng từ, tính từ và nhiều từ ngữ hướng tới niềm vui, lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi sáng là những nét duyên riêng trong ngòi bút Đỗ Chu. Cùng với ngôn ngữ trong trẻo giàu chất tự sự và trữ tình là giọng điệu ngợi ca, sâu lắng, giàu sức biểu cảm. Nó khiến cho hiện thực cuộc sống được phản ánh một cách tự nhiên, sống động. Với cái tâm, cái tài của một nghệ sĩ, qua tuyển tập truyện ngắn và tuỳ bút, Đỗ Chu đã góp vào diện mạo của văn xuôi đương đại một lối đi, một phong cách nghệ thuật khó trộn lẫn, góp phần làm phong phú đa dạng nền văn học dân tộc.

3. Truyện ngắn và tuỳ bút của Đỗ Chu đã chinh phục bạn đọc ở nhiều phương diện, trong đó yếu tố ngôi kể, cốt truyện, kết cấu và giọng điệu góp phần

chuyện và lối kết cấu truyện lồng trong truyện tuy không phải là một phát minh

mới về hình thức của Đỗ Chu nhưng nó vẫn có sức hấp dẫn riêng đối với người đọc và phù hợp với thể loại truyện ngắn trữ tình mà nhà văn tâm đắc. Sự thay đổi vị trí kể chuyện và nhịp điệu khoan thai, chậm rãi cũng là những nét duyên riêng của ngòi bút Đỗ Chu. Nó vừa khiến hiện thực cuộc sống được phản ánh một cách tự nhiên, sống động dưới nhiều góc nhìn khác nhau, vừa tạo ra những khoảng lặng nghệ thuật để người đọc cùng ngẫm nghĩ và chiêm nghiệm về con người và cuộc đời.

4. Nhìn lại chặng đường sáng tác của Đỗ Chu với những gì mà nhà văn đã đạt được trong suốt hơn bốn mươi năm qua cũng đủ khẳng định vị thế của ông trong nền văn xuôi hiện đại. Hành trình sáng tạo của Đỗ Chu là sự kế thừa, phát huy không mệt mỏi dòng văn xuôi trữ tình nói riêng và truyện ngắn, tuỳ bút Việt Nam hiện đại nói chung. Khó có thể hình dung hết diện mạo nền văn xuôi đương đại, cũng như muôn mặt của đời sống trước, trong và sau chiến tranh chống Mỹ,

nếu thiếu “khuôn mặt” Đỗ Chu. Nhà văn đã tạo ra cho mình một phong cách

văn xuôi riêng, khó trộn lẫn. Và tất nhiên, như mọi phong cách nghệ thuật khác, ngòi bút Đỗ Chu cũng khó có thể tránh khỏi được sự khen –chê. Nhưng, nói như

Phan Hồng Giang : “dù yêu, dù ghét xin đừng thiên vị; đừng yêu mà muốn cả nền văn học chúng ta chỉ rặt một điệu “Đỗ Chu” ; và cũng đừng vì ghét mà khó chịu, phủ nhận sự tồn tại “hợp pháp” của phong cách văn xuôi đó”[40].

Năm 2003 Đỗ Chu tập hợp tuyển chọn những truyện ngắn xuất sắc nhất

trong hơn bốn mươi năm cầm bút của ông và in thành tập Đỗ Chu- Truyện ngắn tuyển tập – NXBVH 2003 và hai tập tuỳ bút Tản mạn trước đèn (Giải thưởng Hội Nhà Văn -2004) và Thăm thẳm bóng người (2008). Nó như khép lại một hành

trình sáng tạo non nửa thế kỉ của cây bút đã đằm chín và luôn có ý thức trách

viết”. Đồng thời đó cũng là điểm tựa để nhà văn từ những gì đã đạt được, tiếp tục

có bước tiến xa hơn nữa, vững chắc hơn nữa, vươn đến đỉnh cao của sáng tạo nghệ thuật, xứng đáng với niềm tin yêu của biết bao độc giả. Chúng ta cũng

mong rằng, trong tương lai không xa Đỗ Chu lại có những tác phẩm “làm xao xuyến văn đàn” và ông lại có những cống hiến mới cho nền văn học Việt Nam.

Danh mục tài liệu tham khảo

a. tác phẩm

1. Đỗ Chu (1961), Ao làng, Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

2. Đỗ Chu (1966), Hương Cỏ Mật, Tập truyện ngắn (in chung với Trúc Hà,Văn

Ngữ ), NXB Văn học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Đỗ Chu (1967), Phù sa, Tập truyện ngắn, NXB Văn học.

4.Đỗ Chu (1971), Gió qua thung lũng, Tập truyện ngắn, NXB Văn học. 5. Đỗ Chu (1977), Trung du, Tập truyện ngắn, NXB Văn học.

6. Đỗ Chu (1978), Nơi con đường gặp biển, Tập truyện ngắn, NXB Phụ nữ.

7. Đỗ Chu (1985), Tháng hai , Tập truyện ngắn , NXB Tác phẩm mới.

8.Đỗ Chu(1986),Những chân trời của các anh,Tập tuỳ bút,NXB Quân đội nhân

dân

9. Đỗ Chu(1989),Mảnh vườn xưa hoang vắng,Tập truyện ngắn,NXB Tác phẩm

mới.

10. Đỗ Chu (1997), Mận trắng, Tập truyện vừa, NXB Hà Nội.

11. Đỗ Chu (2002), Một loài chim trên sóng, Tập truyện ngắn, NXB Văn học . 12. Đỗ Chu (2003), Tuyển tập truyện ngắn, NXB Hội nhà văn.

13. Đỗ Chu (2006), Tản mạn trước đèn, Tập tuỳ bút, NXB Hội nhà văn. 14. Đỗ Chu (2008), Thăm thẳm bóng người, Tập tuỳ bút, NXB Hội nhà văn .

15. Tuyển tập Thạch Lam (1987), NXB Văn học. 16. Tuyển tập truyện ngắn 1945-1985, NXB Giáo dục.

17. K.Pauxtôpxki (2003), Bông hồng vàng và bình minh mưa, NXB Văn học.

B.Các bài viết và các công trình nghiên cứu

18. Vũ Tuấn Anh ( 1996 ), Quá trình văn học đương đại nhìn từ phương diện

Một phần của tài liệu Phong cách văn xuôi Đỗ Chu (Trang 104)