Về ngôi kể

Một phần của tài liệu Phong cách văn xuôi Đỗ Chu (Trang 79)

V. Kết cấu của luận văn

2.3. Về ngôi kể

Hiểu đơn giản đây chính là cách nhân vật đứng ra như người trần thuật, tổ

chức thế giới nghệ thuật của tác phẩm tự sự, vì “phương diện cơ bản của phương thức tự sự là giới thiệu, khái quát thuyết minh, miêu tả đối với nhân vật, sự việc, hoàn cảnh, sự vật theo cách nhìn của người trần thuật nhất định” [41]. Như vậy

nghĩa là bất cứ một nhà văn nào khi kiến tạo tác phẩm cũng phải lựa chọn cho

mình một chỗ đứng thích hợp, bởi “nghệ sĩ không thể miêu tả, trần thuật các sự kiện về đời sống được, nếu không xác định cho mình một điểm nhìn đối với sự vật hiện tượng” [61]. Việc lựa chọn một chỗ đứng thích hợp , tham gia trực tiếp vào

sự kiện cốt truyện hay đứng ngoài sự kiện để kể chuyện, sao cho có sức cuốn hút và hấp dẫn người đọc, là một trong những thước đo để khẳng định tài năng nghệ thuật và tạo ra nét riêng độc đáo của nhà văn. Nó vừa chịu sự quy định của chủ đề, tư tưởng của nhà văn muốn trình bày trong tác phẩm, vừa chi phối cách lựa chọn chi tiết, sắp xếp bố cục tổ chức lời văn...của tác giả. Từ đó, chúng ta có thể thấy, nghệ thuật kể chuyện không chỉ giúp nhà văn xây dựng được một chỉnh thể nghệ thuật mà còn là một trong những yếu tố góp phần tạo nên phong cách nghệ thuật của nhà văn.

Với Đỗ Chu điều đó cũng không ngoại lệ. Để tạo nên phong cách nghệ thuật riêng của mình, Đỗ Chu không bao giờ sử dụng thuần nhất một quan điểm trần thuật trong một tác phẩm. Trong sáng tác của Đỗ Chu luôn có sự thâm nhập, đan xen phối hợp, dịch chuyển các quan điểm trần thuật khác nhau, tạo nên sự hấp dẫn, uyển chuyển, linh hoạt trong nghệ thuật dẫn chuyện. Trong các sáng tác của Đỗ Chu, chúng tôi đã khảo sát và đi sâu vào nghiên cứu nghệ thuật trần thuật ở ngôi thứ nhất và nghệ thuật trần thuật ở ngôi thứ ba.

Do nhu cầu phản ánh hiện thực với tất cả sự phong phú, lại là cây bút có

tàng sâu xa” trong tâm hồn con người, với hình thức kết cấu truyện lồng truyện,

nên Đỗ Chu đã sử dụng cả hai vị trí ngôi kể chủ yếu để dẫn dắt câu chuyện. Trong nhiều truyện ngắn của Đỗ Chu, chủ thể kể chuyện được đặt ở ngoài câu chuyện. Hình thức kể ở ngôi thứ ba. Do đó câu chuyện đời sống được diễn ra “tự nhiên” qua lời kể của một người kể chuyện “vô hình”. Đây là mô hình tự sự có từ truyền thống. Truyện ngắn của Đỗ Chu, hiển nhiên không đoạn tuyệt với truyền thống. Song, với sự sáng tạo nhiều mặt của nhà văn, sự khai thác đời sống vẫn được thực hiện phong phú ngay ở vị trí kể chuyện này.

Chủ thể kể chuyện có thể là người “đứng ngoài” chuyện nhưng đóng vai trò như một người “biết hết” dẫn dắt bạn đọc vào thế giới nhân vật, sự kiện. Các tác

phẩm : Thung lũng cò, Mùa cá bột, Ngày đang trôi, Phù sa, Đường qua nhà...là

những truyện ngắn có hình thức kể như vậy.

Thông thường trong các truyện ngắn kiểu tự sự ngôi thứ ba này của Đỗ Chu đều được mở đầu bằng phương thức trần thuật khách quan, phản ánh hiện thực từ cái nhìn bên ngoài và có khoảng cách với nhà văn, đến một lúc nào đó lại được trần thuật theo quan điểm của nhân vật. Lúc này, người kể chuyện “đứng ngoài”- người đóng vai trò là “người biết hết” thâm nhập vào cảm xúc, suy nghĩ, ấn tượng của nhân vật, nhìn thế giới theo con mắt của nhân vật và trần thuật bằng chính giọng điệu của nó. Do đó, người đọc có cảm giác khi đọc truyện của Đỗ Chu

“khoảng cách giữa người kể chuyện và nhân vật trên thực tế bị thủ tiêu, điểm nhìn của cả hai phía đều hoà làm một”[44]. Việc nhà văn sử dụng hình thức ngôi

kể thứ ba khi vào truyện đã đóng vai trò như mở ra một con đường, để từ đó liên tiếp mở ra những nẻo đường khác nhau giúp người kể chuyện thâm nhập vào những ý thức khác nhau của nhân vật, dẫn dắt câu chuyện một cách linh hoạt mà vẫn nhất quán.

Mở đầu bằng hình thức tự sự ngôi thứ ba, phản ánh hiện thực khách quan từ cái nhìn bên ngoài rồi chuyển dần sang trần thuật theo quan điểm của nhân vật, Đỗ Chu thường gọi nhân vật bằng tên, sử dụng rộng rãi ngôn ngữ nửa trực tiếp.

Truyện Mùa cá bột bắt đầu bằng hiện tại, ở điểm nhìn này người đọc có cảm giác đang tiếp xúc với hiện thực và chứng kiến cái đang xảy ra : “Mùa cá bột lại đến. Bây giờ con sông nhỏ chạy qua bãi The Le bỗng rộng rãi hẳn ra, phù sa đỏ ngầu dòng nước sủi bọt chảy về xuôi vội vã”. Từ ấn tượng hiện tại trong cái bây giờ

khách quan, người kể chuyện đã nhanh chóng chuyển dịch điểm nhìn của mình

và kể về anh chủ nhiệm Khang : “Anh chủ nhiệm Khang đi họp chi uỷ ở bên làng Bồng nửa đêm mới về...Khang cởi khuy áo ngực để hóng gió thổi từ sông lên. Gió mang mùi lá đay quen thuộc ngửi thật dễ chịu. Tới bến sông, Khang đưa mắt nhìn khắp một lượt, các lều cá vẫn còn thức cả, ánh đèn dầu trong các mái rạ trên mặt đất toả ra vàng khè...”. Rồi người kể chuyện lại dịch chuyển điểm nhìn của mình để kể về cụ Tư Gấc. Cụ giãi bày với Khang : “Cho nên tôi lo lắm. Ông cụ hạ thấp giọng : anh là chi uỷ thì đã đi một nhẽ, đằng này các người khác họ tệ lắm, nay ngấp nghé công trường nọ, mai tấp tểnh nhà máy kia. Nhiều lúc tôi nghĩ giận quá (Mùa cá bột). Đây không chỉ là một lời tâm sự mà còn là một đoạn đối

thoại độc đáo. Nhân vật đã sử dụng lời thoại như một thứ vũ khí để bày tỏ tâm tư của mình. Vì thế lời của người kể chuyện có khác nào lời bộc bạch nhằm giải toả những suy nghĩ đã đóng kín bao năm. Những lời giãi bày chân thành của ông cụ với anh chủ nhiệm Khang đã cho chúng ta thấy nỗi lo lắng, băn khoăn của những con người đã dồn hết tâm lực của mình vào những công việc chung của tập thể.

Cũng như Mùa cá bột, Ngày đang trôi cũng được bắt đầu bằng cái nhìn khách quan của người kể chuyện : “Đằng trước nghe như tiếng ai quen thế mà chịu không nhận ra. Một buổi trưa thật lạ, trời đất ảm đạm, sương mù u uẩn nhìn đâu cũng mờ tỏ như thực như hư, bước thấp bước cao ra đường tưởng tượng đang

lạc vào cõi nào...”. Từ cái nhìn khách quan, người kể chuyện chuyển lời kể sang nhân vật ông Thiều : “Con bé kia rồi. Dạo này nom nó ra chiều điệu đà ý tứ, lớn bổng rồi, chỉ vài hôm không gặp lại đã thấy khác”. Rồi lời kể của người kể

chuyện chuyển sang kể về cuộc đối thoại giữa ông Thiều và bé Nga, từ đó tạo ra sự luân phiên trong điểm nhìn.

Trong Hoạ mi hót, Người của muôn năm trước, Chuyến đi cuối năm, Mưa tạnh, Mận trắng...chủ thể kể vẫn là người “giấu mặt” song đã có sự chuyển hoá

liên tục điểm nhìn từ người kể chuyện sang nhân vật. Dù nhân vật không đóng vai trò là người thực hiện hành động kể, song cái được kể đã không đơn giản chỉ là những điều xảy ra bên ngoài người kể, mà còn được thể hiện sinh động ngay trong sự cảm thấy, cảm biết của chính nhân vật. Đây cũng là cách để nhà văn

khéo khơi sâu vào thế giới tâm tư nhân vật của mình. Trong Hoạ mi hót – cuộc

sống thời hậu chiến được cảm nhận qua cuộc sống hiện tại của anh Thiêm và chị Lương- những con người đã từng tham gia cuộc kháng chiến khốc liệt mà vĩ đại của dân tộc. Sau chiến tranh, họ lại trở về với cuộc sống đời thường đầy những biến đổi khôn lường. Anh Thiêm mặc dù về hưu với quân hàm cấp tướng nhưng vẫn phải sống cô đơn trong một căn hộ tập thể, anh con trai đi lao động nước ngoài, rồi lấy vợ và ở luôn bên đó. Còn chị Lương, sau chiến tranh, chị sống với cô con gái và làm ăn buôn bán nhỏ ở khu chợ lính. Cuối cùng hai tâm hồn ấy đã gặp lại nhau sau bao năm xa cách và đoàn tụ khi đã luống tuổi. Lại có thể nhận

thấy trong Mưa tạnh một sự chuyển hoá liên tục các điểm nhìn, góc nhìn trong

trục kết cấu của văn bản.Từ người kể chuyện qua nhân vật Anh- hồi tưởng của Anh về những đồng đội của mình bị sốt rét, về mẹ, về cha anh đã mất- về Nhân, cô kĩ sư chăn nuôi. Từ những dòng hồi tưởng của nhân vật, nhân vật Anh được soi chiếu từ nhiều góc độ, trở thành một hình tượng sinh động, nhiều tầng nghĩa.

của tâm trạng nhân vật trong đó gợi ra cái miên man vô lối của kiếp người. Chủ thể kể vẫn “vắng bóng” nhưng lại biết nhìn đời sống theo những quan điểm mang ý nghĩa đạo lí phổ quát. Người kể chuyện như đứng về phía Liên để mà bình phẩm Hinh- chồng cô. Toàn bộ câu chuyện là sự day dứt khôn nguôi về lối sống thực dụng, về sự băng hoại đạo đức và sự nghiệt ngã với đồng tiền đến đáng thương của con người.

Có thể nói, đứng ở vị trí ngôi kể thứ ba để soi chiếu tác phẩm, nhà văn có khả năng vô cùng to lớn khi đi sâu vào thế giới tâm tư của nhân vật mình. Từ đó, nhà văn luôn có cái nhìn soi chiếu nhân vật của mình ở nhiều góc độ làm cho nhân vật hiện lên với đầy đủ nét tính cách độc đáo. Như vậy, những tìm tòi sáng tạo ở kiểu lựa chọn phương thức tự sự ngôi thứ ba có từ truyền thống này đã mang lại cho sáng tác của Đỗ Chu những khả năng khai thác nghệ thuật riêng với đời sống. Sự phi tâm hoá của tổ chức trần thuật một mặt giúp nhà văn mở rộng ngưỡng cửa sáng tạo, khơi sâu hiện thực tâm tư, góp phần vào việc khắc phục những “giới hạn” của tự sự truyền thống. Mặt khác, nó còn là hệ quả của sự đề kháng của nhà văn đối với sự áp đặt của cái chính thống, một biểu hiện của tinh thần nhà văn hậu hiện đại.

Ngoài phương thức tự sự ở ngôi kể thứ ba này, Đỗ Chu còn sử dụng phương thức tự sự ở ngôi kể thứ nhất, xuất hiện “nhân vật kể chuyện”. Chủ thể xưng “tôi” trong tác phẩm. Khác với hình thức tự sự ở ngôi thứ ba , chủ thể kể chuyện trong trường hợp này được đặt vào chính các sự kiện, tình tiết với tâm thế người trong cuộc. Và đấy cũng là lúc nhà văn có nhu cầu bộc bạch thế giới nội cảm, hay các sự kiện, tâm tư của mỗi chủ thể phong phú hơn và trực tiếp hơn. Có thể nhận thấy điều này qua hàng loạt truyện ngắn của Đỗ Chu thuộc dạng tự sự ngôi thứ nhất theo điểm nhìn đa tuyến. Đây là hình thức tự sự mà ở đó điểm nhìn không còn bị “trói chặt” trong giới hạn phạm vi ý thức của một nhân vật kể chuyện xưng “tôi” mà có sự dịch chuyển trên hai hay nhiều người kể chuyện.

Hình thức nhân vật kể chuyện thường xuất hiện ở hai dạng chính : nhân vật kể chuyện kể mọi chuyện và nhân vật kể chuyện chủ yếu kể về mình. Trường hợp

thứ nhất có thể thấy rõ trong : Gia đình những người đi xa, Đất bãi, Quanh một bàn tiệc...Trường hợp thứ hai chủ yếu xuất hiện trong : Chiến sĩ quân bưu, Ráng đỏ, Lão Mai, Cánh đồng không có chân trời...Có thể nhận thấy, ở hình thức kể

chuyện ngôi thứ nhất – trong trường hợp tốt nhất có thể tạo ra một cái nhìn nghệ thuật độc đáo. Đến lượt mình, cái nhìn nghệ thuật đó lại đựơc cụ thể hoá thành chuỗi các điểm nhìn nghệ thuật. Sự đa dạng về tính chất xã hội- thẩm mĩ, về quan điểm đạo đức, lối sống, cá tính của nhân vật “tôi”- người kể chuyện, khiến cái nhìn đời sống của nhà văn được thực hiện phong phú hơn gấp nhiều lần, ở những chân trời khác.

Khi đứng ở ngôi thứ nhất kể chuyện- nhà văn có điều kiện để nhân vật tự bộc lộ trực tiếp những cảm xúc, tình cảm và suy nghĩ của mình; đem đến cho tác phẩm một màu sắc trữ tình đậm đà. ở vị trí ngôi kể thứ nhất- nhân vật “tôi” vừa là nhân vật tham gia trực tiếp vào sự kiện, biến cố của cốt truyện, vừa giữ vai trò

dẫn dắt câu chuyện. Trong Một loài chim trên sóng, tác phẩm được mở ra với những bức tranh thiên nhiên đậm chất Kinh Bắc, có “con sông Cầu nước trôi băng băng” ; “vài con thuyền ngược dòng nặng nhọc” như đối lập với khung cảnh “thật êm ả” trong đê, với “cánh đồng không một bóng người”, giữa đồng là “một dãy ao chuôm nước trong veo”, nó như một cái nền để nhân vật “Tôi”

xuất hiện và đắm chìm trong những hồi ức, liên tưởng về câu chuyện đậm màu

sắc huyền thoại mà “bà nội tôi kể”, thuở “ông Gióng qua làng chúng tôi, rồi leo lên Sơn, bay về trời”. Rồi chuyện “Tôi suýt chết đuối chỗ này” ; chuyện cô Nỗng; chuyện tôi cùng bà đi bán đất bên cụ Chánh, chuyện anh Ty chị Tâm,

chuyện Diễm... Tất cả cứ đan cài vào nhau, giữa hiện thực và quá khứ. Một câu chuyện lớn trong đó có nhiều câu chuyện nhỏ tưởng chúng không hề có liên quan

với nhau nhưng thực chất nó rất lôgic và liền mạch. Và ta thấy rất rõ rằng câu chuyện được kể có sự đan cài điểm nhìn của cả nhân vật “tôi” và “bà nội tôi” nhưng chủ yếu vẫn là điểm nhìn của nhân vật “tôi”. Từ đó, chúng ta thấy tác phẩm luôn có sự thay đổi điểm nhìn, tạo ra những quan điểm trần thuật khác nhau, khiến cho hiện thực cuộc sống trong dòng hồi ức của nhân vật được nhìn ở nhiều góc nhìn khác nhau và cùng thể hiện chủ đề của tác phẩm. Đó là niềm cảm thông thương xót của nhân vật “Tôi” với những kiếp người nổi nênh, phiêu bạt,

nhuốm màu bi kịch, chẳng khác gì “một loài chim trên sóng”, chẳng hiểu “chúng đậu vào đâu mà sống nổi và nhờ đâu mà chúng vẫn cất tiếng hót giữa trùng trùng sóng gió”. Dường như ở kiểu truyện ngắn này lời kể của nhân vật “Tôi” cũng là lời kể của tác giả, hay nói như Đỗ Chu, đó chính là “một mảnh của sự phân thân” của chính người viết.

Với truyện ngắn Chân trời, Đỗ Chu lại để cho nhân vật “Tôi” xuất hiện ngay

từ những dòng đầu câu chuyện. ở hình thức kể chuyện ngôi thứ nhất này, nhân vật “tôi” kể lại chuyện mình được nghỉ phép vào đúng dịp tết, rồi những câu chuyện diễn ra trên chuyến tàu về quê, gặp lại người quen cũ và họ nhận ra nhau... Hồi ức về quá khứ hiện lên, câu chuyện nọ đan xen vào câu chuyện kia và có lúc “Tôi” đóng vai trò là người kể chuyện, tâm sự với bạn đọc, có lúc lại đóng vai là người nghe. Chúng ta hãy lắng nghe tâm sự của nhân vật “Tôi”- một y tá

quân đội : “nhưg tôi lại nghĩ khác vì tôi đang có cái hăm hở của một anh lính may mắn được thưởng phép vào dịp tết. Một phút cũng quý, không phí được”.

Đứng ở vị trí ngôi kể thứ nhất – nhân vật “Tôi”- người trực tiếp kể chuyện và tham gia vào câu chuyện để nói lên những suy tư của mình. Rồi ngay cả những

chuyện riêng tư của mình cũng được nhân vật “tôi” kể lại : “Mấy năm trước tôi cũng đã gặp một cô gái sống ở thành phố từ nhỏ. Nhưng cô ta hay lắm đồng chí ạ. Tôi thường nhắc lại những kỉ niệm còn giữ được về cô ấy cho anh em trong

Một phần của tài liệu Phong cách văn xuôi Đỗ Chu (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)