Phong trào hợp tác hoá nông thôn trong không gian văn hoá Bắc bộ

Một phần của tài liệu Phong cách văn xuôi Đỗ Chu (Trang 49)

V. Kết cấu của luận văn

2.1.2. Phong trào hợp tác hoá nông thôn trong không gian văn hoá Bắc bộ

ở thời kì đầu, xu hướng văn nghệ chung là “miêu tả cho hay, cho chân thật, cho hùng hồn” những đề tài phong phú của hiện thực cách mạng. Là thành viên của “một nền văn nghệ gắn liền với vận mệnh dân tộc”[32], Đỗ Chu cũng

của Đỗ Chu khi viết về nông thôn, chúng ta nhận thấy có sự khác biệt so với các nhà văn khác. Các nhà văn khác còn băn khoăn giữa chuyện riêng- chung như :

Nhân vật Tuy Kiền trong Tầm nhìn xa của Nguyễn Khải vẫn còn những toan tính

vụ lợi giữa lợi ích cá nhân và lợi ích chung của hợp tác xã. Là một đảng viên xuất thân trung nông, làm phó chủ nhiệm một hợp tác xã loại nhất của tỉnh. Nhưng Tuy Kiền đã lợi dụng chức vụ, lợi dụng công việc chung để chấm mút ít nhiều một cách xảo trá : nào là nhân dịp mua gỗ rẻ cho hợp tác xã đã mua riêng ít nhiều, nào là dựng nhà thì làm cổng trước để nghe ngóng dư luận. Mặt khác Tuy Kiền cũng là người gắn bó với công việc hợp tác xã, tận tuỵ và tích cực với công

việc chung. Là người “gần như không thể thiếu được trong guồng máy hoạt động của hợp tác xã”. Tuy Kiền đã có lúc thổ lộ ra những ý nghĩ chân chất : “Cơm đủ ăn rồi, áo đủ mặc rồi, con cái nhà cửa đề huề, thật tình cũng chẳng ao ước gì nhiều nữa, chỉ còn mong ngày đóng góp cho phong trào, cho xã, được hoạt động cùng với các anh. Nó là nguồn vui của tôi, sống chết cũng phải gắn bó với nó”

[75]. Tuy Kiền tiêu biểu cho tầng lớp trung nông mới bước vào lối sống tập thể không lâu, mặt lao động đã được phát huy nhưng mặt tư hữu trong điều kiện

thuận lợi lại bộc lộ ra. Như vậy, trong Tầm nhìn xa đã phanh phui và phê phán

những thói hư tật xấu cũ kỹ còn rớt lại trong người nông dân lao động, đồng thời phản ánh những mâu thuẫn mới nảy sinh trên bước phát triển của nông thôn mới.

Cũng viết về nông thôn, tác giả Đào Vũ với Cái sân gạch đã cho ta thấy mọi

đổi thay trong quan hệ sản xuất ở nông thôn. Nhân vật lão Am có những băn khoăn, trăn trở giữa cách làm ăn tập thể hay cá thể. Tuy nhiên tác giả miêu tả cuộc sống làm ăn tập thể, bộ mặt con người mới hiện lên trong nhiều nét nhộn nhịp, đáng yêu.

So với các nhà văn cùng thời, Đỗ Chu không có sự băn khoăn giữa cái riêng- chung. Nhân vật trong truyện Đỗ Chu nói chung và người nông dân nói riêng lao

động hết mình vì hợp tác xã vì họ hiểu rằng “mồi người một tay thì hợp tác xã mình mới khấm khá lên được” (Mùa cá bột). Cho nên họ cùng nhau lao động,

cùng nhau chia sẻ, khắc phục khó khăn để đưa cuộc sống khấm khá lên trong công cuộc chung xây dựng đất nước. Họ tin tưởng vào cuộc sống mới, xã hội mới.

Khi miền Bắc bắt đầu bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội cũng là lúc có nhiều sự thay đổi từ cơ chế sản xuất nông nghiệp đến tổ chức bộ máy nông thôn. Bước chuyển biến đầu tiên là từ chế độ làm ăn cá thể lên tập thể, sau đó là việc tổ chức lại sản xuất và lao động nông nghiệp theo hướng tập trung, chuyên môn hoá và hợp tác hoá trên quy mô ngày càng lớn. Nghĩa là chuyển dần từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Hoà nhịp với không khí thời đại Đỗ Chu đưa vào trang văn của mình những cảnh làm ăn tập thể nhộn nhịp tràn đầy niềm vui. Đó là những ngày mưa rào, cảnh người nông dân lao động không biết mệt mỏi,

không sợ hiểm nguy để vớt bột “Người ta bắt đầu bàn với nhau chuyện đón bột, nuôi bột và mọi công việc khác từ nhổ cỏ đay, dậm xen vừng ba tháng vào những chỗ đay bị muội hay việc gieo mạ mùa vào ngày tua rua mọc” ...(Mùa cá bột).

Một nghề truyền thống của bà con sinh sống đôi bờ sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam đã bao đời nay là nghề bắt cá bột, nuôi cá giống. Cho nên mới có câu ca :

“ Mùa bột hốt bạc hốt tiền

Buộc duyên đôi lứa nên duyên vợ chồng” ( Ca dao)

Mùa cá bột đến, cả làng kéo nhau ra bãi dựng lều nằm ngủ đón chờ những

đêm “lặng gió” để “đón bột”. Những mái lều, mái rạ úp trên mặt đất. ánh đèn dầu “toả ra vàng khè” khắp cả bãi. Mùa đón bột, bắt bột, nuôi bột cả làng quê

sống dậy. Già, trẻ, gái, trai thức thâu đêm để “đón bột”. Đứa con trai của chị

Tính cũng theo mẹ ra lều khóc ré lên giữa đêm khuya ở chiếc lều cuối bãi.

Trong Mùa cá bột chúng ta bắt gặp cảnh tổ phụ nữ của chị Tiềm phụ trách

kéo sang phía bên kia sông thả đáy suốt đêm. Cả đêm họ không chịu ngủ, cô nào

cũng “ướt như chuột”. Rồi cảnh những chiếc thuyền thúng vội vã bơi qua sông

trong màn mưa. Tất cả đều cho thấy nhịp sống lao động vất vả, cần mẫn, chịu khó của những người dân hiền lành, dân dã đã đem đến cho ngòi bút và trang văn

Đỗ Chu thêm phần dung dị, đầm ấm. Có thể nói Mùa cá bột đã gợi lên khung

cảnh làm ăn hối hả, khẩn trương của người nông dân trong cơ chế hợp tác xã một thời của đất nước ta đã đi qua. Họ đều ra sức phấn đấu lao động không biết mệt mỏi bởi mỗi người đều xác định cho mình một hướng đi, một niềm tin, góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.

Người đọc hẳn không thể quên cảnh làm ăn tập thể nhộn nhịp, tươi vui trong những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc sau 1954, của những

người dân ven sông nước với những lò gốm đỏ rực suốt đêm trong Phù sa. Làng

Hà, một làng quê truyền thống với nghề làm gốm, một ngôi làng nằm ở ven con sông Cầu. Nơi đó gắn với cô bé Hạnh Nguyễn và còn là quê hương của người đồng đội đã hi sinh của anh Nham. Trong môi trường lao động mới anh Nham đã tìm thấy niềm vui, niềm hạnh phúc đích thực của mình. Anh đã cùng với người dân làng Hà ra sức lao động mong muốn có một tương lai tốt đẹp hơn, tươi sáng

hơn. Người đọc không thể quên được cảnh “Hai chiếc thuyền nối đuôi nhau sang sông. Hơn ba chục con người kéo lên bãi tiên. Những vết chân in chồng lên nhau trên mặt đất mềm. Nhiều luống dâu sau mùa lá đã bị đốn sát gốc...Con nước lớn đã qua, những cơn mưa nguồn đã tạnh theo mùa hạ, sông Cầu đang thu mình hẹp dần lại giữa hai chân bãi phù sa ướt nhão. Và con đê hiện lên lửng lơ ở mãi

ngoài xa...(Phù sa). Những xã viên hợp tác xã đã ghé vai, chia sẻ mọi nỗi lo lắng

với những người nông dân cần mẫn, chăm chỉ của làng quê mình.

Thực tế chúng ta thấy, cảnh làm ăn tập thể và không khí lao động khẩn trương không chỉ góp phần phản ánh chân thực hiện thực cách mạng của đất nước, của dân tộc mà còn trở thành một môi trường thuận lợi, một mảnh đất màu mỡ nảy sinh biết bao con người lao động mới cùng với những mối quan hệ tốt đẹp. Văn học giai đoạn này ít nói tới cá nhân, chủ nghĩa cá nhân bộc lộ dưới bất

kì một dạng nào đều không có chỗ đứng trong cuộc sống mới xã hội chủ nghĩa.

Một hình ảnh luôn có sức hấp dẫn là vẻ đẹp của những con người mới toàn tâm toàn ý phục vụ cho lợi ích chung của xã hội.

Hình ảnh cụ Tư Gấc, anh chủ nhiệm Khang, chị Tiềm,... trong Mùa cá bột,

dưới ngòi bút Đỗ Chu là những tấm gương sáng cho mọi người dân noi theo. Những con người này luôn đi đầu trong mọi công việc, gánh lấy trách nhiệm về mình và không quản gian khổ, tính toán thiệt hơn. ở họ không có sự băn khoăn giữa cái triêng- chung mà tất cả đều hết lòng vì công việc chung của tập thể. Cụ Tư Gấc là một lão nông hết lòng vì công việc chung của hợp tác xã. Khi

đã nhận lãnh đạo tổ vớt bột, cụ làm say sưa nhiệt tình “chăm lo hết lòng”với

công việc chung. Là người rất giàu kinh nghiệm, biết trời sắp mưa, cụ nói với

Khang “Trời thế này chỉ gà gáy là mưa thôi. Có mưa nguồn mấy ngày sau lại “giót bột” lắm đấy”. Cụ còn giàu kinh nghiệm trong nghề vớt bột. Dân gian có

câu :

“ Khúc sông bên lở bên bồi Bên lở mùa bột thời trời ban cho”

Cụ biết sông bên lở bên bồi thì bên lở mới lắm bột. Cụ thức khuya, tầm tã mưa gió sông nước là chỉ muốn truyền nghề cho con cháu biết vớt bột, nuôi bột

“đem bán lấy đồng tiền”. Cụ Tư Gấc quả là một con người chất phác, mộc mạc,

cần cù, tình nghĩa.

Bên cạnh hình ảnh cụ Tư Gấc, trong tác phẩm ta còn bắt gặp hình ảnh anh Khang, chị Tiềm. Họ là những tấm gương sáng để mọi người noi theo. Thời máu lửa, họ là những chiến sĩ du kích, cùng xông pha lửa đạn mà bén duyên nhau. Sau lễ cưới, hai vợ chồng vác súng ra đê canh gác. Ước mơ của chị Tiềm thật bình dị

như bao người phụ nữ Việt Nam xưa nay, quê hương còn giặc thì “nhất định không chịu có con”. Khi đã yên bình thì “mỗi người sẽ đẻ một đứa, con trai là của anh, con gái là của em”. Quà mừng đám cưới chỉ là một quả lựu đạn, để sau đó cô dâu dũng cảm “ném vào quán rượu trên bốt giặc giữa ban ngày”. Trong

chiến tranh họ là những người lính dũng cảm. Khi trở về với đời thường, mỗi người ở một vị trí khác nhau, họ cùng chung sức phấn đấu xây dựng cuộc sống

mới với mong muốn “Hợp tác xã mình sẽ khấm khá lên”. Chị Tiềm trở thành tổ trưởng giỏi làm ăn đã biết đưa chị em bơi thuyền qua sông để “đón bột, nuôi bột” suốt đêm trong mưa. Còn Khang trở thành chủ nhiệm hợp tác xã, một đảng

viên có chân trong chi uỷ. Anh có mặt khắp nơi lo toan bát cơm manh áo, con cá, đồng tiền cho bà con. Có thể nói Khang là hình ảnh một cán bộ nông thôn kiểu mới hết lòng vì công việc chung của hợp tác xã, không có tư tưởng riêng như

nhân vật Tư Kiền trong Tầm nhìn xa của Nguyễn Khải.

Như vậy, qua truyện Mùa cá bột Đỗ Chu đã dựng lên một bức tranh đầm ấm

về quang cảnh làm ăn của bà con xã viên khi mùa cá bột đến trên dòng sông quê

hương. Mùa cá bột là mùa vui, là bài ca lao động, là khúc hát tình nghĩa thuỷ

chung của những con người một nắng hai sương nơi xóm thôn mà ta hằng yêu

quý. Ta thấy rất rõ rằng những nhân vật trong Mùa cá bột nói riêng và những con

tranh. Họ say sưa lao động quên mình và thoát khỏi mọi sự tù hãm của tư tưởng chủ nghĩa cá nhân.

Khi đến với Chiến sĩ quân bưu người đọc lại gặp hình ảnh ông chủ nhiệm có nhiều nét tương đồng với Khang (Mùa cá bột). Ông chủ nhiệm lo lắng cho cánh đồng lúa sắp đến ngày cớm đông nhưng không có nước lúc đó “dầu tra máy cạn trơ cả đáy thùng, có chết không cơ chứ. Ông chủ nhiệm lên nông trang tỉnh đề nghị họ giúp cho cái khoản dầu”. Ông còn chạy lên cả ty thuỷ lợi để xin giúp đỡ,

chỉ mong có dầu để máy chạy, bơm được nước giúp cho cánh đồng lúa xanh tốt.

Giữa lúc mọi người đều từ chối không giúp được thì về đến lều “Một thùng dầu Ak60 tổ bố đã nằm ễnh ở giữa lều. Mình khoắng tay ngay vào xem cho hai năm rõ mười, còn ông chủ nhiệm thì cứ cuống lên như người bắt được của..”. Niềm

vui bất ngờ đến với ông cho nên bất chấp cả thời tiết không được ấm áp nhưng

ông chủ nhiệm vẫn “cho máy gầm lên”. Hình ảnh ông chủ nhiệm sốt sắng trong

công việc, lo lắng cho ruộng lúa của bà con xã viên làm cho chúng ta cảm phục và yêu mến. Trong truyện, ngoài hình ảnh ông chủ nhiệm tác giả còn xây dựng nhân vật Lầm. Khi nhận nhiệm vụ là người điều khiển máy nước của hợp tác xã,

anh cũng là người hết lòng vì công việc “suốt ngày nằm ở ngoài bờ đầm” canh

máy, theo dõi máy. Máy bơm của hợp tác xã chạy loại dầu Ak60 nhưng cũng có lúc bị hết, trong kho của họ chỉ có dầu Ak90 nhưng anh cũng không đổ vào máy bởi về mặt kỹ thuật như thế là sai, là hỏng máy. Có những khi anh phải thức suốt

đêm nghe máy chạy “cái máy của mình chạy êm nhất vùng. Tinh mơ mình cho máy “giải lao” một chút “bởi lúc đó phải bơm nước thật khẩn trương cho đồng lúa đang lúc “sắp cớm đông”. Chỉ qua đôi ba nét phác hoạ nhưng hình ảnh ông

chủ nhiệm, anh cán bộ Lầm là những con người tiêu biểu cho thời kì xây dựng đất nước. Họ nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao vì công việc chung của hợp tác xã.

Có thể nói, khi đọc truyện của Đỗ Chu chúng ta đều có cảm giác nhẹ nhàng, cảm xúc trào dâng và lắng sâu vào tâm hồn. Bởi chúng ta bắt gặp trong cả thiên truyện là tình người chan chứa lan toả để rồi nó thấm sâu vào lòng. Chúng ta ấn

tượng về người nông dân hiện lên với “những bộ ngực nở nang như khuôn đổ, những cánh tay rắn chắc và cả những khuôn mặt, những lúc vật lộn vất vả nhất với đất vẫn sáng lên những nụ cười hào hứng”. Những con người ấy cũng “giống như những lớp phù sa giấu kín dưới nó những dải đất sét quý giá... đang tiềm ẩn những tình cảm, những suy nghĩ tốt đẹp mà người ta không thể dễ dàng nhận thấy ngay một lúc được” [40]. Tất cả những con người đó, phong trào đó trong văn Đỗ

Chu đều có màu sắc văn hoá vùng quê Kinh Bắc nói riêng và Bắc bộ nói chung.

Đó là “những bức tranh quê” đẹp và yên bình.

Tóm lại, bằng sự trải nghiệm của một nhà văn từng lăn lộn trên chiến trường, từng chứng kiến sự thay da, đổi thịt của đất nước trong những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và công cuộc xây dựng đất nước sau chiến

tranh, với cái nhìn của người trong cuộc Đỗ Chu là cây bút “Nói có sức thuyết phục về thế hệ trẻ, nói được cái thế vững vàng của cuộc sống mới và đặc điểm sức mạnh của tâm hồn Việt Nam” [44]. Mặc dù chủ yếu nói về cái tốt đẹp, cái

lành mạnh của cuộc sống như những nhà văn cùng thời nhưng với sáng tác của Đỗ Chu người đọc không thấy sự giả tạo hay phiến diện vì đó là vẻ đẹp tự thân tiêu biểu của xã hội một thời.

Một phần của tài liệu Phong cách văn xuôi Đỗ Chu (Trang 49)