V. Kết cấu của luận văn
2.1.1. Chủ nghĩa anh hùng mang hình thức bình dị trong chiến tranh
ở giai đoạn này văn học đã cố gắng đi sâu vào việc giáo dục, đào tạo, xây
dựng “con người mới” phát hiện “con người cộng đồng” trong mỗi cá nhân. Con
người như sản phẩm hoàn hảo của hiện thực cách mạng là cống hiến của văn học với tư cách mặt trận tư tưởng. Nhà văn thông qua con người để biểu hiện lịch sử, con người trở thành phương tiện khám phá lịch sử. Chiến tranh đặt ra vấn đề sống còn của dân tộc, mọi quyền lợi, mọi ứng xử phải có sự thống nhất muôn người như một. Cá nhân tự nguyện hoà tan trong cộng đồng. Và chính những con người đó đã góp phần vào cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà, làm nên chủ nghĩa anh hùng, mang laị sự vẻ vang cho dân tộc.
Hầu hết các nhà văn đều thiên về hướng ca ngợi. Đỗ Chu cũng cuốn vào dòng chảy ấy. Cũng là một nhà văn mặc áo lính cho nên Đỗ Chu hiểu rằng Tổ quốc và nhân dân, nhất là những con người đang tham gia trực tiếp vào các sự kiện lịch sử lớn là đối tượng thẩm mỹ, khơi nguồn cảm hứng sáng tác cho ngòi bút Đỗ Chu. Trong hàng loạt các tác phẩm của mình Đỗ Chu đã xây dựng lên hình ảnh người lính. Họ là những thanh niên ưu tú mang trong mình lí tưởng sống cao đẹp gắn với vận mệnh của dân tộc. Những con người đó sẵn sàng gác lại chuyện riêng tư, chuyện gia đình tự nguyện lên đường theo tiếng gọi của quê hương, đất nước. Họ ra trận với một bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ, muốn được cống hiến cho sự nghiệp chung của đất nước, cùng với một lòng căm thù sâu sắc, một quyết tâm chiến đấu và chiến thắng kẻ thù. Tuy nhiên, với sự thể hiện đa dạng trong mỗi tác phẩm của mình, Đỗ Chu đã tạo nên những nét khác nhau, nhưng cùng chung một chí hướng, một quyết tâm đánh đuổi kẻ thù, giành lại độc lập cho Tổ quốc.
Thế giới nhân vật trong truyện của Đỗ Chu là thế giới của những con người
sinh cả hạnh phúc gia đình. Hơn mười năm trời Huy xa nhà đi chiến đấu, hết Nam tiến rồi chuyển sang chiến đấu ở Lào. Do điều kiện chiến đấu không thể gửi thư về nhà được, để rồi cha Huy cứ ngỡ Huy đã hy sinh ở chiến trường. Còn vợ Huy nhất định nuôi con chờ chồng mặc dù phải trải qua nhiều gian truân, vất vả. Rồi chị nuôi giấu cán bộ, bị địch bắt, bị chúng đánh đập đến chết vẫn không khai báo nửa lời. Thằng Tuân, con trai của Huy từ đó sống với ông nội, từ khi sinh ra đến bây giờ mới được gặp cha. Hoàn cảnh cũng thật oái oăm, xa nhà bao nhiêu năm nhưng anh chỉ được nghỉ phép nửa tháng rồi lại phải trở về đơn vị. Nửa tháng được ở với con, được chăm sóc con, để rồi lại giao phó đứa con trai của mình cho người cha già chăm sóc. Hình ảnh của Huy là tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng thời đó. Trong những năm chiến tranh con người đẹp nhất là được sống có lí tưởng, được cống hiến sức mình cho đất nước. Những người lính ra đi với một quyết tâm sẵn sàng hi sinh tuổi xuân cho đất nước.
Cũng thể hiện chủ nghĩa anh hùng cao đẹp, nhân vật xã đội trưởng Đá trong
truyện Mùa cá bột được giới thiệu một cách gián tiếp nhưng đã để lại bao kỉ niệm
sâu đậm trong lòng người. Mới năm tuổi nhưng Đá có cái chứng chỉ thích nằm
ngủ một mình “độc lập”. Trong những năm kháng chiến Đá là một chỉ huy gan
dạ, đã đưa đội du kích quấy rối địch trên bốt Bồng, đưa đội du kích ra ngoài bãi
Thè Le tập quân sự. Anh là xã đội trưởng có cái đầu “húi móng lừa” đánh giặc rất dũng cảm và rất vui nhộn. Anh còn là tác giả bài vè “Anh ấy cô mình cùng muốn lấy nhau”. Trong đám cưới Khang và Tiềm, nhân danh vị chỉ huy, Đá chúc cô dâu chú rể “Vui duyên mới không quên nhiệm vụ”. Món quà mà Đá tặng cô dâu là một quả lựu đạn, làm cho “đám thanh niên được một phen cười rung cả rạp”. Người chỉ huy du kích ấy, lúc sống được đồng đội tín phục, lúc hi sinh được nhân dân thương tiếc. Nghe tin Đá mất “cả làng chưa ai tin ngay, người ta bỏ cả nồi cơm đang sủi, bỏ rơi cả gầu nước đang kéo lên nửa chừng. Tất cả đều
chạy sang sông xem thực hư ra sao...”. Đá chiến đấu đến giọt máu cuối cùng trong tư thế quyết tử “cùng chết với chúng nó”. Anh đã hi sinh “vào đêm mùng bốn tháng năm giữa mùa cá bột”. Cụ Tư Gấc, Khang, Tiềm, đồng đội anh, bà
con quê hương anh vẫn nhớ. Nghị quyết của Chi uỷ đưa mộ Đá- người anh hùng liệt sĩ du kích từ bên kia sông trở về nghĩa trang làng mình là chi tiết nói lên tấm
lòng “uống nước nhớ nguồn” của nhân dân đối với các liệt sĩ. Máu đào của các
anh đã đổ xuống trong khói lửa mới có mùa cá bột yên bình hôm nay. Rồi những
Huân (Ráng đỏ), Tiêu, Cung (Khoảng xanh) vẫn đang là những sinh viên, nhưng
trước hoàn cảnh đất nước, họ đã gác lại công việc học tập lên đường nhập ngũ.
Hơn bao giờ hết những người thanh niên đó nhận thấy rằng “Non sông đã chết sống thêm nhục, Hiền thánh còn đâu học cũng hoài” ( Phân Bội Châu). Chính vì vậy mà họ đã lên đường với một niềm hứng khởi, náo nức vì “đã chờ đợi chuyến đi này từ rất lâu, từ buổi mới vào đại học, xa hơn nữa từ những ngày còn ở trường phổ thông, mười sáu, mười bảy tuổi” (Khoảng xanh). Bên cạnh những học
sinh, sinh viên mang trong mình bầu nhiệt huyết cách mạng sôi sục ấy còn có những giáo viên – những con người mang trong mình niềm mong ước được trực tiếp chiến đấu ở tuyến đầu không chấp nhận phục vụ kháng chiến ở tuyến sau.
Hàm (Ráng đỏ) vốn từng là giáo viên dạy lái xe, nhưng một mực xin được vào tuyến lửa để trực tiếp chiến đấu và sẵn sàng làm bất cứ việc gì kể cả “ở chiến trường nếu cần tôi có thể lấy vai gùi hàng chạy bộ cũng được”. Cũng như Hàm, Hà trong Gió qua thung lũng, sau khi tốt nghiệp trường Y đạt loại xuất sắc, được
giữ lại trường làm giáo viên giảng dạy. Nhưng Hà đã tình nguyện ra mặt trận, với tâm niệm đem những kiến thức đã được học phục vụ cho cuộc kháng chiến. Cha anh- vị giáo sư, người đã từng mong muốn cậu con trai thành đạt theo nghề của mình, chứ không phải là con đường nghệ thuật theo sở thích của anh, không có gì
bác sĩ đầy tinh thần phục vụ kia còn là một anh chàng nghệ sĩ, chính tâm hồn anh ta, những thôi thúc của anh đã thổi bùng ngọn lửa chiến đấu trong lòng người con trai”.
Trong cuộc kháng chiến khốc liệt ấy, biết bao người con quả cảm gan dạ đã lên đường với một ý chí, một quyết tâm chiến đấu để giữ gìn mảnh đất thân yêu, bảo vệ cuộc sống bình yên cho mọi người. Cuộc sống chiến đấu với biết bao gian khổ hi sinh cũng không làm chùn bước họ. Dường như trong chiến đấu, trong
những hi sinh mất mát vẻ đẹp của họ càng toả sáng. Đã đọc Gió qua thung lũng
chắc hẳn không ai quên được hình ảnh Bùng- một anh lính lái xe bị thương, đã khóc khi bác sĩ kết luận anh không thể tiếp tục lái xe được nữa. Như vậy, cũng có nghĩa là anh không được trực tiếp xông pha nơi chiến trận. Giống như Bùng, Dậu
trong Một vùng phía Bắc mặc dù bị thương trong một trận đánh, điếc không nghe
thấy gì nhưng vẫn một mực xin ở tuyến lửa chứ nhất định không chịu lui về
tuyến sau. Anh muốn ở lại với những người đồng chí, muốn “cùng họ chia sẻ mọi gian khổ và buồn vui của người lính trong chiến đấu”.
Khi Tổ quốc cần không phải chỉ có một thế hệ thanh niên mang lý tưởng thời đại ra trận làm nên chủ nghĩa anh hùng bất diệt của dân tộc Việt Nam mà còn có những người lính thuộc thế hệ cha anh. Họ đã từng kinh qua hai cuộc chiến tranh, tiếp tục cống hiến sức mình cho thời đại. Họ thực sự là những tấm gương sáng cho thế hệ con cháu noi theo, là niềm ngưỡng vọng của Đỗ Chu. Đó là Nham, người chiến sĩ dũng cảm từ cuộc kháng chiến chống Pháp, đã lấy gia đình, quê hương của người đồng chí đã hi sinh làm gia đình và quê hương của mình sau ngày hoà bình, ra sức cùng bà con xây dựng nông thôn mới. Khi Tổ quốc cần anh
lại hăng hái lên đường nhập ngũ (Phù sa). Và đó là Huy, sau bao năm chiến đấu
xa gia đình, lúc về thì vợ đã hi sinh, con không biết mặt bố, nhưng rồi vẫn tiếp
nhiệm Khang (Mùa cá bột), Bài, Ngoạn (Thung lũng cò), Xuyên Một vùng phía Bắc), Miền (Trên một chặng đường)…đã góp phần tái hiện đầy đủ hơn khí thế
một thời kì lịch sử của dân tộc. Dù họ là trẻ hay già, cha hay con, mỗi người một binh chủng khác nhau, một nhiệm vụ khác nhau, nhưng họ có điểm chung là đều dũng cảm, đang trực tiếp chiến đấu, trực tiếp đối đầu với bom đạn và cùng chung một mục đích là giành độc lập cho dân tộc. Tất cả những con người đó đã hoà sức mình để làm nên chủ nghĩa anh hùng cao đẹp của dân tộc. Với những con người ấy, chúng ta luôn luôn biết ơn và kính trọng. Liên đã thay chúng ta bày tỏ suy
nghĩ ấy “những người con trai mặc áo lính rất dễ để người ta phải nghĩ đến. Với họ ta có một tình cảm thật đặc biệt, hình như ta đã có lỗi, nếu ta quên rằng chính họ đang vì chúng ta mà sống, mọi niềm vui và nỗi phiền muộn trong cuộc đời họ, đều bắt nguồn từ mỗi chúng ta” (Trong tầm súng) .
Đáng chú ý trong thế giới nhân vật của Đỗ Chu còn là những người phụ nữ, những cô gái, hình ảnh của những bà mẹ, tất cả cùng chung một mục đích và cùng hướng tới mục đích ấy dù phải hi sinh thân mình. Những cô gái- họ cũng là thế hệ thanh niên, cũng mang trong mình lí tưởng thời đại với những khát vọng và hoài bão cao đẹp, muốn được dâng hiến tuổi trẻ cho quê hương, đất nước. Đọc tác phẩm của Đỗ Chu ta không thể quên được hình ảnh những cô thanh niên xung phong, những cô gái mở đường, những chiến sĩ quân y, những cô văn công phục
vụ chiến trường. Đó là những Hồng, Vui, Thư (Gió qua thung lũng), Mận (Chiến sĩ quân bưu), Lý (Khoảng xanh), Kiều Mong (Tiếng vang của rừng), Thi (Một vùng phía Bắc), Quế (Nhành quế), Chuyên (Ráng đỏ), Bích (Trung du), Lưu, Yến (Trên một chặng đường)…Tất cả họ đều rất trẻ, phần lớn chưa có gia đình. Họ tự
nguyện lên đường, vui vẻ chấp nhận những khó khăn gian khổ, những mất mát hi sinh không phải vì những suy nghĩ bồng bột nhất thời, cũng không đơn thuần vì lòng hăng say của tuổi trẻ, mà tất cả đều xuất phát từ tinh thần, trách nhiệm, thấy
được sự cần thiết phải gắn bó cuộc đời riêng của mình với cuộc sống lớn của nhân dân, với những thăng trầm của đất nước.
Làm nên chủ nghĩa anh hùng cách mạng cao đẹp không chỉ có những người trực tiếp ra trận mà còn cả những người ở lại. Họ vừa lưu luyến tiễn đưa những người ra trận, vừa sẵn lòng làm tròn nhiệm vụ ở hậu phương để ngày đoàn tụ xích
lại gần, với tâm niệm “Nước mắt chỉ dành cho ngày gặp mặt”.
Trong số những người ở lại phía sau trận tuyến, hiện lên trong truyện ngắn Đỗ Chu là hình ảnh những bà mẹ. Họ là những người phụ nữ, trong suốt hai cuộc kháng chiến, hết tiễn đưa chồng lại tiễn đưa con ra trận, với lòng tự hào, kiêu hãnh sẵn sàng hiến dâng cốt nhục của mình cho Tổ quốc. Thật xúc động biết bao
cử chỉ ân cần của bà mẹ chong đèn đốt muỗi cho con trước lúc lên đường (Gia đình những người đi xa). Đó là hình ảnh bà mẹ “thắp đèn đặt xuống phản rồi mở lồng bàn, một bát canh cua nấu với rau ngót để giữa mâm”. Rồi mẹ “ngồi ngây ra nhìn con húp canh xì xoạp”. Nhìn con ăn mẹ không mắng anh như hồi còn ở nhà mà chỉ cười một nụ cười đôn hậu. Và mẹ “tiếng to tiếng nhỏ” như dỗ dành con “Đường dài, được nghỉ rồi thì chạy vào đỡ thay cho anh em khác một vai”. Và trước lúc lên đường mẹ chỉ mắng yêu con “Cha bố mày, anh đâu mà có anh quý hoá đến thế chưa. Chuyện Đông, chuyện Tây còn mấy đứa em chẳng thèm dặn dò chúng nó lấy nửa câu” (Đường qua nhà). Những cử chỉ, hành động ấy
tưởng như hết sức bình thường như thiên tính tự nhiên của người mẹ nhưng chứa đựng trong đó những biểu hiện cao đẹp của chủ nghĩa anh hùng thời đại. Chỉ có những bà mẹ có phẩm chất anh hùng, ý thức được một cách sâu sắc và thấm thía trách nhiệm với vận mệnh của đất nước, của dân tộc mới có dáng dấp bình thản mà rắn rỏi khi tiễn đưa con ra trận.
Ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng thời chống Mỹ, Đỗ Chu không có thiên hướng xây dựng những tính cách phi thường như nhiều nhà văn cùng thời.
Có nhà nghiên cứu cho rằng : “Đỗ Chu ít có những trang miêu tả trực tiếp chiến tranh”. Nhưng đọc chuyện của Đỗ Chu, chúng ta có thể thấy những biểu hiện
phong phú, cao đẹp của con người thời đại. Ông vừa góp vào dàn đồng ca hùng tráng của văn học dân tộc những khúc ca trữ tình chứa chan thi vị giúp người đọc
“Nhận thức và cảm xúc được những gì đẹp đẽ, cao thượng và anh hùng trong đời sống của nhân dân ta vừa tạo ra cho mình một nốt nhạc riêng, một giai điệu thẩm mĩ riêng”[40]. Ông có khả năng nắm bắt “linh hồn hiện thực một giai đoạn” hơn là tái hiện hiện thực một cách trực tiếp. Bởi vậy, trong cảm hứng ngợi
ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng của Đỗ Chu, người đọc dễ dàng nhận thấy
“cái tôi đầy nhiệt tình tâm huyết, tin tưởng vào con người và cuộc sống mới của nhà văn qua các trang viết”.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ vô cùng gian nan, vất vả và Đỗ Chu cũng hiểu rất rõ điều đó. Khi viết về những người lính, Đỗ Chu có điểm riêng độc đáo khác với nhiều cây bút đương thời. Đỗ Chu không chỉ tìm thấy và ca ngợi phẩm chất
anh hùng của con người Việt Nam đang trực tiếp “xoay trần đánh giặc” ngoài
mặt trận, cũng không lí tưởng hoá những con người ấy đến cao độ thành những
điển hình xuất sắc, những tính cách phi thường như anh hùng Núp trong Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc. Nhân vật Tnú, cụ Mết trong Rừng xà nu của
Nguyễn Trung Thành. Chị út Tịch trong Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi, chị Sứ trong Hòn đất của Anh Đức- mà còn phát hiện và ca ngợi những phẩm chất cao đẹp ấy “ở những lúc, những con người tưởng chừng như bình thường nhất”[40]. Hẳn người đọc chưa dễ ai quên được cái ngày anh Nham trở lại hàng
ngũ chiến đấu. Hôm trước lúc lên đường anh còn lặn lội sang sông tìm bãi đất sét mới cho những lò gốm làng Hà. Mặc dù anh không sinh ra ở mảnh đất này nhưng anh đã gắn bó và coi đây là quê hương của mình. Tất cả dân làng nhộn nhịp, lưu
năm trước đây vào tháng giêng, khi làng bước vào đình đám”. Mọi người túm lại bắt tay Nham “có những bàn tay vừa mới nhào đất nặn nồi còn chưa rửa sạch cũng len vào chụp lấy tay anh một cái rồi vội vàng rút ra”. Còn người mẹ người đồng đội cũ của anh vừa nghẹn ngào vừa tin tưởng nắm lấy tay anh và dặn “Nhớ