Ngôn từ

Một phần của tài liệu Phong cách văn xuôi Đỗ Chu (Trang 90)

V. Kết cấu của luận văn

3.1. Ngôn từ

“Văn học là nghệ thuật ngôn từ”[77-162]. Và M.Goocki khẳng định : “ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học”. Các tác giả trong Từ điển thuật ngữ văn học cũng cho rằng : “Ngôn ngữ là công cụ, là chất liệu cơ bản của văn học”,

là “một trong những yếu tố quan trọng thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách, tài năng của nhà văn” mà “tính chính xác, tính hàm súc, tính đa nghĩa, tính tạo hình và biểu cảm là những thuộc tính của ngôn ngữ văn học” [41]. Như vậy, có

nghĩa không có ngôn ngữ thì không thể có tác phẩm văn học, bởi chính ngôn ngữ chứ không phải cái gì khác đã cụ thể hoá và vật chất hoá sự biểu hiện của chủ đề, tư tưởng, tính cách và cốt truyện. Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên mà nhà văn sử dụng trong quá trình chuẩn bị và sáng tạo tác phẩm ; nó cũng là yếu tố đầu tiên trong sự tiếp xúc của người đọc với tác phẩm.

Tuy nhiên, ở mỗi thể loại, mỗi tác giả cụ thể, những thuộc tính chung của ngôn ngữ văn học lại có những sắc thái biểu cảm khác nhau. Nếu lời văn trong sáng tác của Nguyễn Khải sắc sảo, góc cạnh, mang đậm tính triết luận ; lời văn của Nguyễn Huy Thiệp suồng sã được cá thể hoá…, thì lời văn của Đỗ Chu là

một hệ thống tín hiệu ngôn ngữ trong trẻo, đầy chất thơ, những câu văn giàu tính nhạc, liên tưởng và so sánh cùng với những hình ảnh biểu tượng, tạo ra “cái văn phong ngọt ngào, tinh tế được duy danh: Pauxtôpxki” [28].

Vì sao Đỗ Chu lại có được “cái văn phong” đầy thi vị ấy? Trước hết là do

quan niệm nghệ thuật của nhà văn. Trong số các yếu tố của chỉnh thể nghệ thuật, Đỗ Chu đặc biệt đề cao vai trò của ngôn từ. Theo ông để tạo ra sức hấp dẫn thì

“nhà văn phải chăm sóc tới từng chữ. Câu chữ phải trở nên như có nhung có tuyết. Kể cả khi làm ra vẻ trần trụi, thì đó cũng là sự trần trụi chọn lọc, mà không được xác vờ như khố tải” [30]. Ta hiểu vì sao có khi “nhà văn đã loay hoay mãi để chờ một chữ”, “viết rồi lại xoá” [30]. Ông cho rằng : “đã gọi là văn chương thì trước hết phải hay,…và hay nhất là ở chỗ nó là văn chương” [35], cái “ma lực do ngôn ngữ tạo ra”. Bên cạnh đó “chất văn” của Đỗ Chu còn được tạo

bởi những ảnh hưởng của văn hoá Kinh Bắc, cùng với di sản văn học thế giới tiếp

của ông thầy Nga(Pauxtôpxki) ấy, Đỗ Chu là người nắm được “bí kíp” hơn cả” [74].

Nhìn lại toàn bộ hệ thống ngôn từ trong thế giới nghệ thuật của Đỗ Chu ta mới thấy hết sự thống nhất hài hoà giữa quan niệm nghệ thuật và thực tế sáng tác

của nhà văn. Thứ ngôn từ trong trẻo, đầy chất thơ, và “cái văn phong ngọt ngào, tinh tế” ấy cứ bàng bạc trong hầu hết các tác phẩm của nhà văn và thể hiện ở

nhiều cấp độ khác nhau, chứng tỏ sự thống nhất trong phong cách ngôn ngữ và sự khổ công tìm tòi, sáng tạo của người nghệ sĩ.

Một phần của tài liệu Phong cách văn xuôi Đỗ Chu (Trang 90)