Thực trạng dư nợ

Một phần của tài liệu luận văn quản trị chiến lược Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TienPhongBank) (Trang 31)

- Số khóa đào tạo kỹ năng 23 khóa

4 Tỷ lệ nhân viên mới đã qua đào tạo nghiệp vụ sau 03 tháng làm việc 5%

2.5.4 Thực trạng dư nợ

Bảng doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng

Bảng 11: Doanh số cho vay theo thời gian

Đơn vị tính: 1000’đồng

Chỉ Tiêu

Năm So Sánh

2008 2009 2009/2008

Số Tiền % Số Tiền % Số Tiền

Ngắn hạn 247.178.853 78.10 1.863.882.667 56.27 1.616.703.814 Trung, Dài

Hạn 69.314.016 21.90 1.448.699.242 43.73 1.379.385.225

Tổng cộng 316.492.869 3.312.581.909 2.996.089.040

Biểu đồ 2: Doanh số cho vay theo thời gian

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2008,2008 – Tpbank)

Doanh số cho vay Ngắn hạn:

Trong hoạt động tín dụng thì tín dụng ngắn hạn chiếm khá lớn (trên 90%) trên tổng doanh số cho vay. Bởi vì nguồn vốn cho vay của Ngân hàng chủ yếu là huy động ngắn hạn, hơn nữa nền kinh tế địa phương phát triển đa ngành đa nghề nhưng phần lớn là các ngành nghề có chu kỳ vốn ngắn nên việc cho vay

của Ngân hàng thường tập trung cho vay ngắn hạn nhằm bổ sung vốn lưu động cho các đơn vị vay vốn để sản xuất kinh doanh.

Cụ thể năm 2008 doanh số cho vay ngắn hạn đạt 247.178.853.121 đồng, sang năm 2009 là 1.863.882.667.124 đồng, tăng 1.616.703.814.003 đồng so với năm 2008. Doanh số cho vay ngắn hạn tăng vô cùng nhanh.

Qua bảng số liệu ta thấy tỷ trọng cho vay ngắn hạn có sự tăng giảm. Năm 2008 tỷ trong cho vay ngắn hạn chiếm 78.10 % đến năm 2009 con số này giảm còn 56.27 % cho thấy hình thức cho vay ngắn hạn bao giờ cũng chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay. Nguyên nhân do Ngân hàng đã sớm nắm bắt được nhu cầu vay vốn và các doanh nghiệp gặp nhiều thuận lợi, sản lượng hàng hóa tiêu thụ tăng lên, từ đó kích thích đầu tư vốn phát triển sản xuất để tăng thu nhập làm tăng sức mua của xã hội và kích thích các thành phần kinh tế phát triển.

Doanh số cho vay trung và dài hạn:

Mục đích của tín dụng trung dài hạn là nhằm giúp đỡ khách hàng mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị phục vụ sản xuất. Tình hình cho vay trung dài hạn của Ngân hàng có sự tăng giảm cụ thể như sau:

Năm 2008 doanh số cho vay trung dài hạn là 69.314.016.256 đồng. Năm 2009 tăng lên 1.448.699.242.254 đồng, tăng 1.379.385.225.998 đồng so với năm 2008. Trong đó tỷ trọng vay trung & dài thấp hơn so với vay ngắn hạn. Cụ thể năm 2008 vay trung & dài hạn là 21.90 % trong khi vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng 78.10 %. Năm 2009 vay trung & dài hạn là 43.73 % trong khi vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng 56.27 %. Nguyên nhân là do vay trung hạn và dài hạn có lãi suất cao và thời gian thu hồi vốn lâu, độ rủi ro cao nên Ngân hàng rất thận trọng trong công tác thẩm định và xét duyệt cho vay. Nếu doanh số cho vay trung và dài hạn quá cao sẽ dẫn đến trung dài hạn trong năm và các năm sau sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ và rủi ro sẽ cao. Vì vậy, ngân hàng đã tập trung cho

vay ngắn hạn hạn chế dần cho vay trung và dài hạn để đảm bảo dư nợ trung dài hạn trong tổng dư nợ như kế hoạch đã đề ra. Từ đó cho vay ngắn hạn tăng lên cho vay trung dài hạn có xu hướng giảm xuống.

Tổng doanh số cho vay của Ngân hàng đều tăng qua các năm đã cho thấy sự cố gắng rất lớn của các cán bộ tín dụng Ngân hàng trong việc đẩy mạnh công tác phát vay, cải thiện bớt thủ tục xin vay vốn cũng như tác phong phục vụ khách hàng nên doanh số cho vay của Ngân hàng tăng lên liên tục. Để giữ vững được sự tăng trưởng này đòi hỏi Ngân hàng phải hoàn thiện hơn nữa để duy trì các kết quả đạt được trong những năm qua đồng thời mở rộng doanh số cho vay trong các năm tới.

Dư nợ

Dư nợ là chỉ tiêu phản ánh tại thời điểm xác định nào đó Ngân hàng hiện còn cho vay bao nhiêu và đây cũng là là mà Ngân hàng cần phải thu về.

Đây là một chỉ tiêu không thể thiếu khi nói đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Tuy nhiên việc phân tích dư nợ kết hợp với nợ quá hạn sẽ cho phép ta phản ánh chính xác hơn về hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Nhìn chung, các Ngân hàng có mức dư nợ cao thường là các Ngân hàng có quy mô hoạt động rộng, nguồn vốn mạnh và đa dạng.

Bảng 11: Dư nợ cho vay theo thời gian của TienPhongBank

Đơn vị tính: 1000’VND

2008 2009 6T 2010

Số Tiền % Số Tiền % Số Tiền %

Ngắn Hạn 207.178.853 75.2 1.843.882.667 57.76 3,156,897,125 62% Trung, Dài Hạn 68.314.016 24.8 1.348.699.242 42.24 1,925,873,5 94 38% Tổng Cộng 275.492.869 3.192.581.909 5,082,770,719

Biểu đồ 3: Dư nợ cho vay theo thời gian của TienPhongBank

Nguồn: Báo cáo thường niên của TPBank

Qua bảng số liệu cho thấy tổng dư nợ của Ngân hàng tăng lên nhanh chóng trong thời gian gần đây.

Đến hết tháng 06 năm 2010, tỷ lệ cho vay doanh nghiệp tăng 72% so với cuối năm 2009, và tỷ lệ cho vay cá nhân là 50%. Tỷ lệ dư nợ tăng nhanh chóng thể hiện TienPhongBank đang mở rộng thị phần và thu hút khách hàng.

Tổng dư nợ đến hết quý II năm 2010 đã đạt trên 5,000 tỷ đồng. Kế hoạch đạt dư nợ cuối năm 2010 của TPBank là 7,500 tỷ là hoàn toàn khả quan.

Tỷ lệ cho vay theo thời hạn: 62% trên tổng dư nợ là cho vay ngắn hạn, 38% là cho vay trùng và dài hạn. Tỷ lệ cho vay trung và dài hạn đang giảm dần phù hợp với nguồn huy động của Ngân hàng

Xét về tỷ lệ cho vay đối với cá nhân và doanh nghiệp:

Bảng 12: Tỷ lệ cho vay theo khách hàng của TienPhongBank

Cơ cấu 2008 % 2009 % 6T 2010 % KH doanh nghiệp 168,264,135 61% 2,580,232,913 81% 4,167,533,833 82% KH cá nhân 107,228,734 39% 612,348,996 19% 915,236,88 6 18% Tổng Cộng 275,492,869 3,192,581,909 5,082,770,719

Biểu đồ 4: Tỷ lệ cho vay theo khách hàng của TienPhongBank

(Nguồn: Phòng KHDN của TienPhongBank)

Tỷ lệ cho vay giữa cá nhân và doanh nghiệp từ năm 2009 đến nay ổn định ở mức 18% và 82% trên tổng dư nợ.

TiênPhongBank đang xây dựng kế hoạch phát triển đồng thời cả khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp trên cơ sở lợi ích cũng như an toàn hoạt động của hai nhóm khách hàng này mang lại. Tỷ lệ cho vay khách hàng doanh nghiệp tại TienPhongBank đang được ban lãnh đạo ngân hàng duy trì và tỷ lệ này đang được đánh giá là hợp lý so với đặc điểm hoạt động của TienPhongBank.

Tỷ lệ cho vay đối với ngành kinh tế tại ngày 30/06/2010:

Bảng 13: Tỷ lệ cho vay đối với ngành kinh tế

Cơ cấu cho vay Giá trị Tỷ trọng

Doang nghiệp thương mại 2,167,117,593 52%

Doanh nghiệp sản xuất 1,250,260,149 30%

Doang nghiệp xây dựng 125,026,014 3%

Doanh nghiệp khác 625,130,074 15%

Tổng 4,167,533,833 100%

Biểu đồ 5: Tỷ lệ cho vay đối với ngành kinh tế

(Nguồn: Phòng KHDN của TienPhongBank)

Nhận xét: định hướng chung của TiênPhongBank là khai thác các khách hàng thuộc lĩnh vực sản xuất và hạn chế cho vay đối với lĩnh vực xây dựng. Tuy nhiên, hiện tạ dư nợ cho vay còn tập trung nhiều vào ngành thương mại với tỷ lệ 52% tổng dư nợ. Dư nợ cho vay ngành sản xuất chiếm 30%. Đặc điểm TSDB cho các khoản vay tại TienPhongBank phần lớn là hàng tồn kho luân chuyển và hàng tồn kho ba bên, do vậy rủi ro tiềm ẩn từ các ngành kinh doanh thương mại là rất lớn.

Tỷ lệ cho vay đối với ngành xây dựng là khá thấp, chiếm 3% trên tổng dư nợ.

Tỷ lệ nợ quá hạn:

Bảng 14: Tỷ lệ nợ quá hạn của TienPhongBank

Chỉ tiêu 2008 % 2009 6T 2010 %

Nợ đủ tiêu chuẩn 275,427,094 99.98% 3,169,159,844 99.27% 5,051,316,635 99.38% Nợ cần chú ý 65,775 0.02% 23,422,065 0.73% 31,454,084 0.62%

Tổng Cộng 275,492,869 100.00% 3,192,581,90

9 100.00% 5,082,770,719 100.00%

Một phần của tài liệu luận văn quản trị chiến lược Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TienPhongBank) (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w