Hoàn thiện công tác tín dụng:

Một phần của tài liệu luận văn quản trị chiến lược Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TienPhongBank) (Trang 47)

- Số khóa đào tạo kỹ năng 23 khóa

3.2.2Hoàn thiện công tác tín dụng:

4 Tỷ lệ nhân viên mới đã qua đào tạo nghiệp vụ sau 03 tháng làm việc 5%

3.2.2Hoàn thiện công tác tín dụng:

Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản của TienPhongBank lớn, đồng thời, doanh thu từ hoạt động tín dụng cũng chiếm phần lớn trong tổng doanh thu của Ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất và ảnh hưởng mạnh nhất đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. TienPhongBank cần phải đưa ra các giải pháp để hoàn thiện công tác tín dụng như:

Thứ nhất, xây dựng một chính sách tín dụng hợp lý bao gồm quy mô cho vay, lãi suất, kỳ hạn, tài sản đảm bảo và phạm vi các khoản tín dụng có vấn đề…

TiênPhongBank cần xây dựng rõ rang chính sách quy mô tín dụng, cũng như quy mô cho vay đối với từng khách hàng, từng hình thức sở hữu doanh nghiệp và từng ngành kinh tế.

TiênPhongBank cũng cần mở rộng cho vay đối với các loại hình kinh tế khác như giao thông vận tải, cung ứng vật tư…đẩy mạnh cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ và các hộ kinh doanh cá thể. Mở rộng cho vay đối với các ngành kinh tế

và các loại hình doanh nghiệp là hình thức phân tán rủi ro mà hiện nay các NHTM đang thực hiện và thể hiện hiệu quả rõ rệt.

Chính sách lãi suất cần khuyến khích tính linh hoạt, đa dạng trong việc định giá trên cơ sở đảm bảo khả năng sinh lời cũng như khả năng cạnh tranh của ngân hàng. TiênPhongBank cần đưa ra chính sách lãi suất linh hoạt, trong từng thời kỳ để tạo sự cạnh tranh với các ngân hàng khác.

Hai là, TiênPhongBank cần quan tâm hơn nữa đến chiến lược tiếp cận và

thu hút khách hàng: chiến lược khách hàng của ngân hàng phải được chuẩn bị tốt hơn nữa với mục đích tạo dựng uy tín của mỗi ngân hàng đối với khách hàng. Trong công tác này ngân hàng cần quan tâm gắn hoạt động của ngân hàng với hoạt động của khách hàng, xác định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng và ngược lại. Xây dựng hình ảnh một ngân hàng luôn gần gũi và hỗ trợ kịp thời cho các doanh nghiệp để sản xuất nhiều sản phẩm có chất lượng cao cho xã hội. Chính vì vậy, chính sách khách hàng luôn là trung tâm hàng đầu của trong chiến lược phát triển của bất kỳ ngân hàng nào.

TiênPhongBank, đặc biệt là các chuyên viên khách hàng nên chủ động tiếp cận, tìm hiểu nhu cầu vay vốn của khách hàng, trên cơ sở phân loại khách hàng một cách đúng đắn trước khi ra quyết định cho vay. Điều này thật sự có ý nghĩa khi TiênPhongBank đang áp dụng hình thức khoán khách hàng đến từng cán bộ công nhân viên.

Phương thức tiếp thị khách hàng cũng được tìm hiểu và thống nhất sao cho hiệu quả nhất

Trước khi cho vay: chuyên viên khách hàng nên tạo cho khách hàng một thái độ phục vụ khách hàng thông qua việc hướng dẫn tư vấn cho khách hàng về thủ tục vay, về chuẩn bị hồ sơ.

Trong và sau khi cho vay: TiênPhongBank nên thường xuyên kiểm tra, tìm hiểu, tư vấn giúp đỡ khách hàng những nhu cầu hợp lý thông qua những đợt kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như công việc

của các khách hàng cá nhân đây cũng chính là yếu tố quyết định đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của TiênPhongBank

TiênPhongBank cần đẩy mạnh công tác khách hàng với những khách hàng đã và đang quan hệ tín dụng; đồng thời cần đẩy mạnh hoạt động Maketting để tìm kiếm khách hàng mới với các biện pháp như: Chủ động tiếp cận khách hàng; qua đó giới thiệu về TiênPhongBank, về hoạt động kinh doanh của khách hàng để tiếp cận khách hàng; sử dụng các kênh thông tin đại chúng để tìm và lựa chọn khách hàng trước khi đưa ra cách tiếp cận những khách hàng có tiềm năng.

Ba là, rà soát danh mục khách hàng dựa trên thế mạnh thật sự của mình để cấp và quản lý tín dụng một cách tốt nhất. Nên xây dựng danh mục khách hàng theo ngành nghề cho vay, đảm bảo một tỷ lệ an toàn nhất định tránh đầu tư quá nhiều vào một ngành, lĩnh vực nhằm hạn chế rủi ro khi lĩnh vực kinh doanh đó gặp khó khăn.

Bốn là, xây dựng đội ngũ cán bộ phụ trách mảng nghiên cứu phát triển kinh doanh có tầm nhìn chiến lược, có khả năng phân tích và dự đoán xu thế của thị trường, xu thế ngành để hỗ trợ cho Ban tín dụng nhằm đưa ra những nhóm khách hàng, nhóm ngành triển vọng để ưu tiên cấp tín dụng và phát triển các sản phẩm bổ trợ

Năm là, áp dụng triệt để công tác chấm điểm và xếp loại khách hàng vào việc cấp tín dụng.

Sáu là, nâng cáo chất lượng thẩm định của Phòng thẩm định tín dụng nhằm đảm bảo đánh giá đúng, đầy đủ các nhân tố tác động đến các yếu tố cấp tín dụng:

Nâng cao chất lượng thu thập thông tin tín dụng trong ngân hàng: để công tác thẩm định có hiệu quả, ngân hàng phải cần có các thông tin như: thông tin về người vay, thông tin về doanh nghiệp, thông tin về thị trường, về môi trường kinh tế… vì vậy ngân hàng phải xây dựng được hệ thống thông tin tín

dụng thiết lập cơ chế thông tin minh bạch, công khai, tiếp xúc với khách hàng nhằm hiểu rõ hơn về năng lực tài chính, hoạt động kinh doanh. Chuyên viên khách hàng có thể thu thập thông tin từ các nguồn: Phỏng vấn trực tiếp người vay, điêu tra trực tiếp cơ sở kinh doanh của khách hàng, thu thập thông tin từ bên ngoài…

Hoàn thiện nội dung thẩm định nhu càu vay vốn của khách hàng: Thứ nhất: uy tín của khách hàng cần được đề cập trong thẩm định với những tiêu chí như: thẩm định qua hồ sơ qúa khứ của khách hàng; thẩm định qua phỏng vấn trực tiếp mục đích vay vốn; tìm hiểu phẩm chất của khách hàng thông qua động cơ vay, thái độ sẵn lòng trả nợ, uy tín của khách hàng. Thứ hai, hoàn thiện thẩm định nguồn trả nợ của khách hàng

Bẩy là, Nâng cao trình độ nghiệp vụ của các cán bộ tín dụng:

TiênPhongBank cần xây dựng đội ngũ nhân viên phải đáp ứng được trên các phương diện: về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác, và cả tư cách nghề nghiệp.

Về trình độ chuyên môn, cán bộ tín dụng phải là người được đào tạo có kiến thức căn bản về kinh tế thị trường và hệ thống ngân hàng tài chính. Nắm vững tình hình tài chính doanh nghiệp, thẩm định khách hàng…

Về kinh nghiệm công tác: Cán bộ tín dụng phải có sự tích lũy kinh nghiệm để có thể hoàn thành và đáp ứng được các yêu cầu của công việc.

Về tư cách đạo đức và phẩm chất nghề nghiệp: Việc thẩm định khách hàng và đưa ra quyết định cho vay là những nhận định mang tính chủ quan của cán bộ tín dụng. Vì vậy, nếu cán bộ nào có trình độ, kinh nghiệm nhưng lại thiếu tư cách đạo đức thì kết quả sẽ bị bóp méo sai lệch và chất lượng khoản vay không được đảm bảo.

Để đạt được những yêu cầu trên TiênPhongBank cần tập trung vào đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ; bố trí cán bộ phù hợp với năng lực, và sở trường của mỗi người.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị chiến lược Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TienPhongBank) (Trang 47)