- Số khóa đào tạo kỹ năng 23 khóa
4 Tỷ lệ nhân viên mới đã qua đào tạo nghiệp vụ sau 03 tháng làm việc 5%
3.2.1 Tăng năng lực tài chính
Tiếp tục gia tăng quy mô vốn tự có bằng cách huy động vốn trên các thị trường cấp 1 và 2.
Về mặt kinh tế, vốn tự có là vốn riêng của ngân hàng do các chủ sở hữu đóng góp và nó còn được tạo ra trong qúa trình kinh doanh dưới dạng lợi nhuận giữ lại. Theo các cơ quan quản lý ngân hàng, vốn tự có của ngân hàng được chia làm hai loại: Vốn tự có cơ bản bao gồm vốn điều lệ (vốn ngân sách cấp, vốn cổ phần thường, vốn cổ phần ưu đãi vĩnh viễn), quỹ dự trữ, dự phòng, lợi nhuận không chia và các khoản khác (các tài sản nợ khác theo qui định của ngân hàng nhà nước); vốn tự có bổ sung bao gồm vốn cổ phần ưu đãi có thời hạn, tín phiếu vốn, trái phiếu chuyển đổi.
Vốn tự có có đặc điểm là nguồn vốn ổn định, luôn tăng trưởng trong quá trình hoạt động kinh doanh, vốn tự có chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng nguồn vốn kinh doanh và nó quyết định quy mô hoạt động của ngân hàng.
Vốn tự có có chức năng bảo vệ hoạt động của ngân hàng; tổ chức hoạt động của ngân hàng, và chức năng điều chỉnh các hoạt động.
Với các đặc điểm và chức năng của vốn tự có thì việc tăng vốn điều lệ của TienPhongBank trong thời gian tới càng hết sức quan trọng. Đặc biệt, theo
yêu cầu của ngân hàng nhà nước, để có thể duy trì hoạt động, các ngân hàng phải hoàn thiện việc tăng vốn điều lệ lên 3,000 tỷ đồng vào cuối năm 2010.
TienPhongBank có thể sử dụng các phương pháp tăng vốn tự có như một số cách mà các ngân hàng thương mại hiện đang sử dụng như:
Tăng vốn điều lệ từ nguồn bên ngoài:
Một là, Phát hành cổ phiếu thường: với ưu điểm không phải hoàn trả cho người mua cổ phiếu, cổ tức của cổ phiếu thường không phải là gánh nặng về tài chính cho ngân hàng trong những năm làm ăn thua lỗ. Phương pháp này làm tăng quy mô vốn nên cũng làm tăng khả năng vay nợ của ngân hàng trong tương lai.
Hai là, Phát hành cổ phiếu ưu đãi vĩnh viễn với ưu điểm không phải hoàn trả vốn và không làm phân tán quyền kiểm soát ngân hàng, tăng khả năng vay nợ của ngân hàng trong tương lai.
Ngân hàng còn có thể thực hiện các biện pháp tăng vốn từ nguồn bên ngoài khác như bán tài sản và thuê lại, chuyển đổi chứng khoán nợ thành cổ phiếu...
Tăng vốn điều lệ từ nguồn bên trong:
Một là, tăng lợi nhuận giữ lại, đây là lợi nhuận ngân hàng đạt được trong năm, nhưng không chia cho các cổ đông mà giữ lại để tăng vốn. Với hình thức này, ngân hàng không tốn kém chi phí, không làm loãng quyền kiểm soát ngân hàng và không phải hoàn trả. Phương pháp này giúp ngân hàng không phụ thuộc vào thị trường vốn nên tránh được chi phí huy động vốn. Hạn chế của phương thức này chỉ áp dụng với các ngân hàng lớn, làm ăn có lãi liên tục và đều đặn. Hình thức này không thể áp dụng thường xuyên vì nó làm ảnh hưởng đến quyền lợi của cổ đông.
Là một ngân hàng mới thành lập như TiênPhongBank, việc tăng vốn điều lệ không phải là đơn giản. Tuy nhiên, Việc các NHTM tăng vốn tự có là
hết sức cần thiết, nhưng vốn không phải là yếu tố duy nhất quyết định sự thành bại của ngân hàng, nên nếu vốn tăng quá nhanh nhưng hoạt động ngân hàng không tăng tương ứng, trình độ quản lý không theo kịp, hay vốn tăng nhưng ngân hàng chưa thực sự vững mạnh theo đúng chuẩn mực quốc tế thì số vốn tăng sẽ được sử dụng không hiệu quả. Vì vậy, điều quan trọng là các NHTM phải xác định được mức vốn tự có cần thiết đủ để bù đắp rủi ro, đồng thời lựa chọn giải pháp thích hợp để tăng vốn, nhằm đảm bảo được sức mạnh tài chính và năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Vì vậy, TienPhongBank cần hoạch định kế hoạch gia tăng vốn và sử dụng vốn trong dài hạn.
Đồng thời cần ích cực xử lý thu hồi nợ tồn đọng và nâng cao chất lượng quản trị rủi ro, ngăn ngừa nợ xấu phát sinh.
Tăng cường tính công khai minh bạch trong các hoạt động tài chính, đánh giá hoạt động theo thông lệ quốc tế.