Một số giải pháp để sản xuất và phát triển RAT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định hàm lượng Nitrate trong rau tại vùng sản xuất rau xã Đồng Bẩm – thành phố Thái Nguyên. (Trang 51)

4.5.3.1. Về mặt thủy lợi

Nước tưới là một trong những yêu cầu quan trọng nhất trong sản xuất RAT nên yêu cầu đặt ra là:

-Chấm dứt tình trạng sử dụng nước phân, nước thải sinh hoạt để tưới cho rau

-Xây dựng hệ thống kênh mương phục vụ tưới và tiêu nước để khắc phục tình trạng ngập nước của các vùng rau

-Khai thác nguồn nước ngầm để phục vụ nước cho việc trồng rau mỗi khi khan hiếm nước.

4.5.3.2. Biện pháp kĩ thuật

-Xây dựng một hệ thống đầy đủ các quy trình kỹ thuật trên cơ sở thực trạng môi trường của vùng cho từng loại cây trồng. các quy trình đảm bảo đảm bảo năng suất rau cao nhất, giảm độc tố dưới ngưỡng cho phép và có thể áp dụng dễ dàng tại địa phương.

-Cơ sở sản xuất rau cần thực hiện đầy đủ các quy trình về giống, phân bón và cách phòng ngừa. Đặc biệt không được sử dụng các loại phân tươi, thuốc trừ sâu đã bị cấm cho rau, tuân thủ biện pháp phòng trừ dịch bệnh hại ( giống sạch sâu bệnh, vệ sinh đồng ruộng, luân canh, canh tác hợp lí), sử dụng chế phẩm sinh học để phòng trừ bệnh khi cần thiết.

4.5.3.3. Giải pháp kinh tế :

- Đẩy mạnh xây dựng và mở rộng vùng sản xuất rau an toàn tập trung, có đầy đủ cơ sở hạ tầng đảm bảo điều kiện tốt để sản xuất rau sạch theo quy trình đạt hiệu quả.

- Phát triển các giống rau có chất lượng cao, cơ cấu mùa vụ quanh năm vào trong sản xuất để nâng cao giá trị kinh tế đảm bảo rải vụ quanh năm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

4.5.3.4. Giải pháp về quản lý, tổ chức sản xuất và truyền thông đại chúng

- Phát triển mối liên hệ hợp tác chặt chẽ giữa các vùng trồng rau trong xã và với các xã phường khác có tiềm năng lớn trong sản xuất và cung ứng rau RAT cho Thái Nguyên nhằm tránh hiện tượng sản xuất thiếu hoặc thừa ồ ạt trên thị trường tiêu thụ.

- Tổ chức sản xuất RAT chủ yếu được sản xuất theo quy mô hộ gia đình do vậy chưa có sự đồng bộ về vấn đề kỹ thuật, tổ chức và quản lý trong quá trình sản xuất, do đó chính quyền địa phương cần phải trực tiếp đứng ra tổ chức và quản lý các vấn đề liên quan đến sự tồn tại và phát triển các vùng trồng rau tại xã.

- Tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tn đại chúng về lợi ích của việc sử dụng rau an toàn, các địa điểm sản xuất và bán RAT để tăng độ tin cậy của người tiêu dùng.

4.5.3.5. Thị trường và lưu thông sản phẩm

Tiêu thụ sản phẩm là khâu mang tính chất quyết định sự tồn tại và phát triển của vùng trồng rau, vì vậy càn có các giải pháp sau:

-Xây dựng cơ sở hạ tầng như: Chợ mua bán rau, các cửa hàng kiot bán RAT tại địa điểm đông dân cư, trang bị các dụng cụ chuyên dùng để trưng bày sản phẩm RAT…phục vụ cho quá trình lưu thông sản phẩm.

-Đa dạng hóa hình thức lưu thông và tiêu thụ sản phẩm, tạo mọi điều kiện thuân lơi cho các tổ chức, cá nhân tham gia tiêu thụ rau an toàn.

-Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tiêu thụ rau an toàn theo hợp đồng với nông dân trồng RAT.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Xã Đồng Bẩm là một xã ngoại thành của thành phố Thái Nguyên, ngăn cách phần trung tâm thành phố bởi sông Cầu. Có địa hình bằng phẳng, Diện tích đất nông nghiệp có tỷ lệ lớn tuy nhiên những năm gần đây đang bị thu hẹp dần do xây dựng các dự án đô thị. Thời tiết , khí hậu thuận lợi, lực lượng lao động dồi dào và có năng lực nhiều. Đây là điều kiện tốt cho việc sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất rau nói riêng, có thể tiến hành trồng nhiều vụ trong năm.

Qua điều tra, đánh giá tình hình sử dụng phân bón cho một số loại rau vụ đông xuân năm 2013 -2014 tại 30 hộ dân tại xóm Đông, xóm Đồng Bẩm, xóm Văn Thánh, xóm Nhị Hòa của xã , em có một số kết luận như sau:

Nhìn chung các hộ trồng rau đều có những hiểu biết về việc sử dụng phân bón ảnh hưởng sức khỏe con người nhưng do lợi nhuận nên việc sử dụng phân bón cho rau vẫn chưa đảm bảo VSATTP. Hầu hết các hộ trồng rau còn sử dụng phân tươi, nước phân tưới trực tiếp cho rau chiếm 77%. Và đều sử dụng lượng phân vô cơ lớn nhưng lại không hợp lí giữa các loại. Đặc biệt là hàm lượng phân đạm cao hơn rất nhiều lần so với quy trình RAT trong đó: Lượng trung bình của phân đạm cao hơn 1,7 - 2 lần, song lượng phân trung bình của phân lân (P205) lại giảm 0,5 lần và phân Kali hầu như ít được sử dụng.

Qua phân tích và so sánh hàm lượng NO3- trong rau bắp cải, xà lách và rau bí . Em có kết luận như sau:

Rau ở xã Đồng Bẩm có hàm lượng Nitrate là khá cao .

Hàm lượng trung bình trong mẫu rau bắp cải là 759,37 mg/kg tươi vượt TCVN(500mg/kg tươi) là 1,5 lần.

-Hàm lượng Nitrate trung bình trong mẫu rau Xà lách là 1570,98 vượt so với TCVN ( 1500mg/kg tươi) là 1,047 lần.

- Hàm lượng Nitrate trung bình trong rau bí là 1155,50 vượt so với TCVN(500mg/kg tươi) là 2,311 lần.

Các loại rau khác nhau do đặc điểm sinh trưởng và khả năng hấp thụ, khác nhau nên hàm lượng Nitrate tích lũy trong cây cũng khác nhau.

Và khi so sánh hàm lượng Nitrate trong rau tại xã Đồng Bẩm với RAT tại xóm Cậy, Huống Thượng - Đồng hỷ - Thái Nguyên ta có:

-Rau bắp cải: Rau tại Đồng Bẩm hàm lượng cao hơn rau tại xóm Cậy (501.49 mg/kg tươi) là 1,5 lần.

-Rau xà lách : Rau tại Đồng Bẩm hàm lượng cao hơn rau tại xóm Cậy ( 1486.32 mg/kg tươi) là 1,057lần.

-Rau bí : Rau tại Đồng Bẩm hàm lượng cao hơn rau tại xóm Cậy (500,26 mg/kg tươi) là 2,3 lần.

Các loại rau được trồng và chăm sóc, bón phân với quy trình khác nhau sẽ có sự khác biệt về hàm lượng tồn dư bên trong cây. Tùy thuộc vào mục đích của mội hộ, vùng trồng rau.

5.2. Kiến nghị

-Tiếp tục tiến hành nghiên cứu, khảo sát hàm lượng Nitrate trong các loại rau thương phẩm khác trên địa bàn xã Đồng bẩm để có kết quả chính xác hơn.

-Tiếp tục điều tra, nghiên cứu quy trình cho sử dụng phân bón cho rau ở xã Đồng Bẩm.

-Khuyến cáo người trồng giảm lượng phân bón hóa học đặc biệt là phân đạm và tránh sử dụng phân tươi thay vào đó sử dụng phân hữu cơ, phân chuồng ủ , kèm theo sử dụng thuốc trừ sau sinh học, xây dựng nề nông nghiệp bền vững.

-Tuyên truyền cho người sản xuất hiểu rõ tác hại của việc của việc sử dụng rau nhiễm Nitrate, mở nhiều đợt tập huấn kỹ thuật canh tác RAT. Thành phố và xã cần có chính sách, vốn hỗ trợ cho đàu tư sản xuất và giải quyết khâu tiêu thụ sản phẩm sạch cho hộ dân.

-Cần có các dự án, đề tài nghiên cứu sâu hơn về hàm lượng Nitrate trong các loại rau phổ biến khác, cũng như trong đất và trong nước trên diện rộng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt

1. Bộ Nông nghiệp, Theo Quyết định 04/2007/QĐ – BNN ngày 19/01/2007 của Bộ nông nghiệp Quy định về quản lý sản xuất và chứng nhận rau an toàn kèm theo QĐ 03/2006/QĐ – BKH ngày 10/01/2006 về công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa.

2. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia (2010), Cải bắp, http://vi.wikipedia.org .( 3/5/2014).

3. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia (2014), Xà lách, http://vi.wikipedia.org . (3/5/2014).

4. Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng (2013), Quy trình kĩ thuật trồng cây xà lách, http://bvtvld.gov.vn ,(5/5/2014).

5. Công ty TNHH máy nông nghiệp và khuyến nông Hà Nội(2014), Kỹ thuật trồng cây bắp cải, http://www.maynongnghiep.pro.vn (3/5/2014). 6. Cục trồng trọt( 2014), Kĩ thuật trồng bí đỏ,

http://www.cuctrongtrot.gov.vn ,(4/5/2014).

7. Tạ Thu Cúc (1997), “Giáo trình trồng rau” NXB Nông nghiệp Hà Nội. 8. Tạ Thu Cúc (1996), Ảnh hưởng của liều lượng N đến hàm lượng nitrat và

năng suất một số cây rau ở ngoại thành Hà Nội, Hội nghị khoa học bước 1 đề tài rau sạch thành phố Hà Nội, Sở khoa học công nghệ và môi trường Hà Nội.

9. Diễn đàn rau sạch vì sức khỏe cộng đồng (2007), Dư lượng nitrat và chất lượng nông phẩm, http://rausach.com.vn ,(25/4/2014).

10. Vũ Thị Đào (1999), Đánh giá tồn dư Nitrat và một số kim loại nặng trong rau vùng Hà Nội và bước đầu tìm hiểu ảnh hưởng của bùn thải đến sự tích luỹ của chúng, Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.

11. Đặng Thu Hòa (2002), Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón, độ ô nhiễm của đất trồng và nước tưới tới mức độ tích luỹ nitrat và kim loại nặng trong một số loại rau, Luận văn thạc sỹ khoa học KTNN, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.

12. Bùi Bảo Hoàn , Đào Thanh Vân (2000), Giáo trình cây rau , Nxb Nông Nghiệp Hà Nội.

13. Đinh Văn Hùng và cs (2005), Đánh giá các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến vệ sinh an toàn thực phẩm rau sản xuất trên khu vực ngoại thành Hà Nội, Đề tài nhánh, Đề tài độc lập cấp nhà nước, 2000 - 2004.

14. Nguyễn Đình Mạnh (2000), Hoá chất dùng trong nông nghiệp và ô nhiễm môi trường, Giáo trình cao học, Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội. 15. NutiFood (2013), Củ, quả dùng sai cũng gây độc,

http://www.nutifood.com.vn , (26/4/2014).

16. Rau sạch Việt( 2013), Ảnh hưởng lượng Nitrat (NO3) trong rau xanh tới sức khỏe con người, http://www.rausachviet.com . ( 26/4/2014).

17. Rau hoa quả Việt Nam(2013), http://www.rauhoaquavn.vn

18. Hồ Thanh Sơn, Đào Thế Anh (2005), Sản xuất, chế biến và tiêu thụ rau quả tại Việt Nam, Cash and Carry VietNam Ltd, 9/2005.

19. Lê Văn Tán, Lê Khắc Huy, Lê Văn Luận và nnk (1998), Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến lượng nitrat trong một số loại rau, Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Bộ, mã số B 96 - 08 – 10.

20. Phạm Minh Tâm (2001), Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bón phân có đạm đến năng suất và sự biến động hàm lượng nitrat trong cải bẹ xanh và trong đất, Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.

21. Trần Khắc Thi, Nguyễn Văn Thắng(1994), Sổ tay người trồng rau, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

22. Trung tâm khảo nghiệm khuyến nông khuyến ngư Thái Bình(2012), Kỹ thuật trồng cây bí đỏ, http://khuyennongthaibinh.vn (1/5/2014).

23. Bùi Cách Tuyến (1998), "Nghiên cứu hàm lượng nitrat trên một số loại rau phổ biến tại Thành phố Hồ Chí Minh", Tập san KHKT Nông Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, số 3/1998.

24. Bùi Quang Xuân, Bùi Đình Dinh, Mai Phương Anh (1996), Quản lý hàm lượng Nitrat trong rau bằng con đường bón phân cân đối, Báo cáo tại Hội thảo “Rau sạch”, Hà Nội 17 - 18/06/1996

25. Bùi Quang Xuân (1998), Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất và hàm lượng Nitrat trong một số loại rau trên đất phù sa Sông Hồng, Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Viện Khoa học KTNN Việt Nam, Hà Nội.

II. Tiếng Anh

26. Cantlife D.J (1972), Nitrate accummlation in spinach under different light intensities, J.Am.Soc. Hortic. Sci. 97: pp 152 - 154.

27. - FAO Start Database Results 2012 – Ngày 7/4/2014.

http://faostat.fao.org/site/567/DesktopDefault.aspx?PageID=567#ancor (30/4/2014).

28. C.Ramos, "Effect of agricultural practices on the nitrogen losses to the environmet", Fertilizers and Environment, Proceeding of the International Symposium “Fertilizers and Environment” held in Salamanca, Spain 26 - 29, Septembar, 1994, page 355 - 361.

29. Sylvia S. Mader (2004), Biology, The MC Gran – Hill companies, American.

30. Venter F. and P. D. Fritz (2007),"Nitrate contents of kohlrabi (Brassica oleracea L. var. Gongylodes Lam.) as influenced by fertilization", Plant Food for Human Nutrition (Formerly Qualitas Plantarum), Springer Netherlands, pp 179 - 186.

31. Wite J.W, Jt (1975), "Relative significane of dietary sources of nitrate and nitrite", J. Agric, food chem 23, pp 886 – 891.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định hàm lượng Nitrate trong rau tại vùng sản xuất rau xã Đồng Bẩm – thành phố Thái Nguyên. (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)