Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định hàm lượng Nitrate trong rau tại vùng sản xuất rau xã Đồng Bẩm – thành phố Thái Nguyên. (Trang 33)

4.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình

Hình 4.1. Bản đồ địa giới hành chính xã Đồng Bẩm thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

- Xã Đồng Bẩm là một xã nằm ở phía Đông Bắc thành phố Thái Nguyên + Phía Đông Giáp xã Linh Sơn của huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên + Phía Tây giáp phường Quang Vinh của thành phố Thái Nguyên + Phía Nam giáp phường Hoàng Văn Thụ thành phố Thái Nguyên + Phía Bắc giáp thị trấn Chùa Hang của huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên Xã bao gồm 10 cụm dân cư :

Thôn Gia Bảy, thôn Đồng Tâm, xóm Văn Thánh, xóm Đồng Bẩm, xóm Đông, Tân Thành 1, Tân Thành 2, Nhị Hòa

- Về địa hình:

Địa hình chủ yếu bằng phẳng xen lẫn đồi thấp. Hướng dốc chính của địa hình: Bắc - Nam.

4.1.1.2. khí hậu

- Chia làm 2 mùa rõ rệt:

+Mùa hè: Nóng ẩm, mưa nhiều được kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10. + Mùa đông: Lạnh, khô hanh thường kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau.

Nhiệt độ: Hàng năm có nhiệt độ trung bình là 25 °C. Chênh lệch giữa các tháng nóng nhất (tháng 6: 28.90C) và tháng lạnh nhất (tháng 1: 15.20

C) là 13.70C.

Nắng: Tổng số giờ nắng trung bình năm dao động từ 1300- 1750 giờ; phân bố đều cho các tháng trong năm.

Mưa: Lượng mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5-10. Lượng mưa trung bình 2.000 - 2.500 mm;

4.1.1.3. Thủy văn

Thủy văn của xã Đồng Bẩm chịu ảnh hưởng và phụ thuộc vào chế độ thủy văn của sông Cầu, suối Linh Nham.

4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên

Biểu 4.1: Thống kê hiện trạng sử dụng đất xã Đồng Bẩm (số liệu năm 2013) BẢNG THỐNG KÊ HIỆN TRẠNG SDĐ XÃ ĐỒNG BẨM 2013 STT MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT DIỆN TÍCH(ha) CƠ CẤU (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 402.37 100 I Đất nông nghiệp 191,81 47,67 1 Đất trồng lúa nước 120.94 30.06 2 Đất trồng cây hàng năm còn lại 53.87 13.39 3 Đất trồng cây lâu năm 57.08 14.19 4 Đất thủy sản 0.9 0.22 5 Đất rừng phòng hộ 1.9 0.47

II Đất phi nông nghiệp 179.38 44.58

1 Đất trụ sở cơ quan, CT sự nghiệp 0.2 0.05

2 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh 8.28 2.06

3 Đất phát triển khu công nghiệp 0 -

4 Đất xử lý chôn lấp rác thải 0 -

5 Đất tôn giáo tín ngưỡng 0.34 0.08

6 Đất nghĩa trang , nghĩa địa 2.46 0.61

7 Đất Sông suối , mặt nuớc chuyên dùng 22.9 7.00

8 Đất hạ tầng kỹ thuật 35.86 8.91

9 Đất phi nông nghiệp khác 49.44 11.83

11 Đất quốc phòng 18.69 4.64

10 Đất ở nông thôn 44.71 11.11

III Đất chưa sử dụng 31.18 7.74

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2013 và phương hướng 2014 của xã Đồng Bẩm)

Rừng: Toàn xã có 1,9ha đất rừng chiếm 0,47% tổng diện tích đây là diện tích rừng phòng hộ do nhà nước quản lý.

b. Tài nguyên nhân văn - Tổng số hộ: 1614 hộ

- Tổng số nhân khẩu: 5656 người; trong đó nữ: 2884 người; - Lao động trong độ tuổi: 3679 người; trong đó nữ: 1876 người; - Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo so với tổng số lao động: 35%.

Lao động nông nghiệp 1299 người, chiếm 35,3 %; Dịch vụ - thương mại 1595 người, chiếm 43,35%; tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề khác 758 người, chiếm 21,35%.

- Đánh giá chung: Có nguồn nhân lực dồi dào, chịu khó, nhiệt tình tuy nhiên tỷ lệ lao động đã được qua đào tạo còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội.

4.1.2. Đặc đim kinh tế - văn hóa, xã hi

4.1.2.1 Hạ tầng kinh tế - xã hội

Từ khi sáp nhập vào thành phố Thái nguyên ngày 31/07/2008 quá trình đo thị hóa đang diễn ra với tốc độ khá lớn, hệ thống cơ sở hạ tầng xã hộ , hạ tầng kĩ thuật và nhà ở trong khu dân cư có sự thay đổi nhiều. những năm gần đây nhiều công trình định hướng phát triển đô thị chung của thành phố đang được xây dựng và hoàn thiện, một số các dự án đang được xây dựng và hoàn thiện như:

Bảng 4.2. Tên các dự án đang xây dựng và hoàn thành tại xã Đồng Bẩm

STT Tên dự án Diện tích

(ha)

1 Dự án trung tâm dịch vụ bảo trì ô tô 2

2 Dự án trường Đại học Việt Bắc 42

3 Dự án khu đô thị xã Đồng Bẩm 9

4 Dự án siêu thị Phú Thái 5,5

5 Dựa án khu phố Châu Âu 38

6 Dự án khu đô thị Hà Nội 18

7 Dự án cảnh quan 2 bên bờ Sông Cầu 60

Tổng 174,5

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2013 và phương hướng 2014 của xã Đồng Bẩm)

- Giao thông:

Giao thông đối ngoại: Đường quốc lộ 1B. Chiều dài qua xã: 1.5 km. Mặt cắt đường 26 m.

Giao thông đối nội: Đường trục xã chạy theo hướng Bắc – Đông Bắc. Phía Bắc hướng ra xã Hóa Thượng, phía Đông Bắc hướng ra hướng quốc lộ 1B. Chiều dài: 2,43 km. Mặt cắt đường 5m – 7m, đường nhựa.

Giao thông trục thôn, ngõ xóm: Các tuyến đường trục thôn dài 15km đã được bê tông hóa, mặt cắt đường có độ dài 2 – 2,5m.

Toàn xã bao gồm 08 tuyến giao thông liên thôn, xóm chính . Tất cả các tuyến đường đều đã được bê tông hóa và được mở rộng từ 2,5 – 5m.

Giao thông nội đồng: Toàn xã có khoảng 2415 m đường giao thông nội đồng chính. Trong đó, mới chỉ cứng hóa được 1,1km. Giao thông nội đồng chưa có khả năng cơ giới

Toàn bộ các công trình giao thông liên xã, liên thôn và các trục đường xóm đều đã được bê tông hóa theo chương trình nhà nước và nhân dân cùng làm, nhân dân đang quản lý và sử dụng tốt giao thông đi lại thuận tiện. Tuy nhiên so với quy định của bộ giao thông vận tải các tuyến đường của toàn xã không đạt theo quy định. Đối với giao thông nội đồng các tuyến đường chưa được bê tông hóa toàn bộ chỉ là đường cấp phối xe cơ giới đi lại còn khó khăn.

- Điện

Nguồn điện: cấp từ mạng lưới quốc gia thông qua trạm biến áp 110/10KV.

Toàn xã có 7 trạm biến áp cấp điện sinh hoạt (10/0,4KV) với tổng công suất 1260KVA. Do ngành điện quản lý, trong đó số trạm đạt yêu cầu 5, số trạm cần nâng cấp là 2, Tỷ lệ hộ dân được cấp điện đạt 100%. Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên an toàn của ngành điện đạt 100%.

Nguồn điện cung cấp cho xã hiện nay đảm bảo yêu cầu sinh hoạt và sản xuất.

- Trường học

Trường mầm non: Số học sinh 439. Có 13 phòng học. Đang xây dựng chỉnh trang trường và phòng học đã đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1, đang phấn đấu đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2. Tổng diện tích: 1271m2 (bình quân 2,89m2/cháu).

Trường tiểu học cơ sở Đồng Bẩm: Số học sinh là 243 học sinh. Số phòng học là 10 phòng và còn thiếu các phòng chức năng, đã đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1, đang phấn đấu đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. Diện tích trường: 2.846,2m2; (bình quân 11,6m2/học sinh).

Trường trung học cơ sở Đồng Bẩm: Số học sinh 172, số phòng học 08, kiên cố hoá 100%. Đã đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1, đang phấn đấu đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. Diện tích trường: 10.999,6m2 (bình quân 63,9m2/học sinh).

4.1.2.2 Cơ cấu lao động và tổ chức sản xuất a. Cơ cấu lao động

Tổng số nhân khẩu: 5656 người, trong đó nữ: 2884 người. Tổng số lao động 3679 người, tỷ lệ 65% tổng số nhân khẩu, trong đó: nữ 1876 người. Số lao động trong độ tuổi lao động đối với Nam từ 18 đến 60, nữ 18 đến 55 tuổi là: 3354 người trên tổng số 5656 nhân khẩu = 59,2%. Tổng số lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp đối với Nam từ 18 đến 60, nữ 18 đến 55 tuổi có khả năng lao động thường xuyên và bán thường xuyên trong lĩnh vực nông nghiệp của xã là 2391 người trên tổng số 5656 nhân khẩu = 42,2%.Lao động nông nghiệp 1299 người, chiếm 35,3 %; Dịch vụ - thương mại 1595 người, chiếm 43,35%; tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề khác 758 người, chiếm 21,35%.

b. Tình hình sản xuất nông lâm nghiệp, kinh doanh, dịch vụ và thủ công nghiệp

Kinh tế nông nghiệp :

Hiện nay diện tích đất nông nghiệp đang bị thu hẹp dần do các dự án chuyển đổi kinh tế, song tình hình sản xuất nông nghiệp của xã vẫn luôn đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Năm 2013 toàn xã gieo cấy 173,1 ha lúa năng suất đạt 50 tạ/ha, sản lượng 866,1 tấn; 38 ha ngô năng suất 42,2 tạ/ha, sản lượng 160,4 tấn; 115ha rau mầu năng suất đạt 195 tạ/ha, sản lượng 2242 tấn. Chăn nuôi phát triển cầm chừng chưa phát triển mạnh. Giá trị trên 1 ha canh tác đạt 104 triệu đồng; Giá trị kinh tế năm 2013 đạt 33,18 tỷ chiếm 22,03% tỷ trọng.

Trên địa bàn xã có 3 trang trại trong đó có 1 trang trại trồng trọt và 2 trang trại chăn nuôi. Tổng số lao động trong các trang trại là 30 người. Nhìn chung các trang trại làm ăn có hiệu quả, tạo thu nhập cho hộ gia đình, tạo công ăn việc làm ổn định cho người dân.

Toàn xã có 2 HTX dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, 9 doanh nghiệp. Toàn xã có 1614 hộ với 5656 nhân khẩu trong đó:

+ Hộ công nghiệp là: 56 hộ + Hộ xây dựng là: 120 hộ + Hộ thương nghiệp là: 315 hộ + Hộ vận tải là: 55 hộ

+ Hộ dịch vụ là: 333 hộ

4.1.2.3. Giáo dục, văn hóa – y tế - môi trường

a. Giáo dục

Công tác giáo dục luôn được duy trì đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học, chống mù chữ.

Hàng năm trẻ 6 tuổi học lớp 1 đạt 100%. 100% số trẻ nhóm tuổi 11 tốt nghiệp tiểu học. 100% học sinh tốt ngiệp tiểu học vào lớp 6.

Tỷ lệ tốt nghiệp trung học cơ sở hàng năm đạt 99,5%.

Tỷ lệ thanh, thiếu niên từ 15 đến 18 tuổi có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở cả 2 hệ đạt 99%.

Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học phổ thông hay bổ túc, học nghề đạt 89,8%.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 35%. b. Y tế

Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế từ ngân sách nhà nước, quỹ bảo hiểm xã hội đối với các đối tượng như người nghèo, người dân tộc thiểu số, người có công với cách mạng, trẻ em dưới 6 tuổi, cựu chiến binh, thân nhân người có công, quân đội, công an, người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp bảo hiểm xã hội và các đối tượng tự đóng toàn bộ phí bảo hiểm y tế hoặc được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần như lao động trong các doanh nghiệp là 50%.

Trạm y tế diện tích 861m2 có vườn cây thuốc, đã được đầu tư xây dựng kiên cố. Quy mô: 05 giường bệnh. Đạt chuẩn quốc gia từ năm 2006

c. Văn hóa

d. Môi trường

Nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt chủ yếu là nguồn nước ngầm, được khai thác từ giếng khơi, giếng khoan.

Nhìn chung trên địa bàn xã hệ thống cấp nước tương đối đầy đủ. Tỉ lệ người dân được dùng nước sạch là 96,6 %.

Trên địa bàn xã vẫn xảy ra hoạt động gây suy giảm môi trường.

Toàn xã có 05 nghĩa trang chính chôn lấp theo từng thôn tổng diện tích đất nghĩa trang trong xã là: 2,733 ha, bao gồm: xóm Đồng Tâm, xóm Đông, xóm Văn Thánh, xã Đồng Bẩm, xóm Nhị Hòa

Hệ thống thoát nước thải sinh hoạt: hiện xã không có tuyến thoát nước thải riêng. Nước thải sinh hoạt đa phần không được xử lý.

Thoát nước thải chăn nuôi: các công trình chăn nuôi hầu hết gắn với hộ gia đình, tỷ lệ các hộ chăn nuôi cao khoảng 70% số hộ có tham gia vào các hoạt động chăn nuôi. Bên cạnh đó, nước thải chăn nuôi cũng chưa được xử lý mà thải thẳng ra các kênh mương tự nhiên.

Rác thải được thu gom theo thôn. Lượng chất thải thu gom được chuyển về bãi tập kết trước khi chuyển đến nơi xử lý. Hiện chỉ có 3/10 xóm có tổ thu gom rác thải sinh hoạt theo quy định đạt 70% số xóm được thu gom rác thải.

4.2 Hiện trạng sản xuất rau và sử dụng phân bón cho rau tại xã Đồng Bẩm.

4.2.1. Hin trng sn xut rau ti xã Đồng Bm.

Từ tháng 7/ 2008, Do nhu cầu đô thị hóa, xã Đồng Bẩm đã sáp nhập vào thành phố Thái Nguyên và có rất nhiều các công trình, dự án lớn được triển khai tại xã. Đến 2013 diện tích đất nông nghiệp của xã đã giảm xuống và bị chia cắt xuống còn 191,81 ha trong đó có 115ha rau mầu năng suất đạt 195 tạ/ha, sản lượng 2242 tấn. Trong vài năm gần đây do diện tích sản xuất rau màu ngày càng giảm hiện tại vùng sản xuất rau màu chính của xã còn lại chủ yếu gồm xóm Đồng Bẩm, xóm Đông và một phần tại Văn thánh.

Thu nhập từ việc sản xuất rau màu mỗi năm của các hộ gia đình từ 50 - 80 triệu tùy thuộc vào diện tích sản xuất rau và giá rau ngoài thị trường.

Trên đồng ruộng, nơi tập trung sản xuất rau hàng hóa của địa phương khoảng 15 – 20 chủng loại rau chính. Trong đó các loại rau được trồng theo mùa vụ:

Rau ngắn ngày như: Xà lách, cải xanh, mùng rơi, rau đay, rau dền.... Rau dài ngày như: Bắp cải, su hào, rau bí, cà chua, dưa chuột, mướp đắng... Thời gian thu hoạch của các loại rau trên có tính mùa vụ rất rõ rệt tập trung chủ yếu vào tháng 1- 6 và tháng 10 -12 còn lại là các tháng khan hiếm về rau. Trong vụ Đông xuân năm 2014 vừa qua do thời tiết lạnh và mưa nhiều kéo dài, rải rác nên ảnh hưởng rất lớn tới sự sinh trưởng, phát triển và lượng rau, mưa nhiều làm hạt rau gieo bị úng thối, các loại rau dễ chết do thối, úng nước và bệnh. Làm hạn chế cả về chất, lượng rau cũng như chủng loại khiến cho thị trường rau tăng giá một cách đáng sợ.

Đây là vùng chuyên trồng rau nhưng vì chưa có sự tập trung, định hướng sản xuất nên các chủng loại rau được trồng mất cân đối còn khá lớn.

Hiện nay, mặc dù sản lượng rau cung cấp cho thị trường hằng năm của xã Đồng Bẩm khoảng > 2000 tấn rau quả các loại nhưng trên thực tế việc sản xuất rau của xã vẫn chưa đấp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ cả về số lượng lẫn chất lượng rau.

4.2.2. Hin trng s dng phân bón cho rau ti xã Đồng Bm

Qua tìm hiểu về phương thức sản xuất rau của các hộ dân cho thấy: Trong vài năm gần dây do diện tích sản xuất rau màu đang giảm nhanh chóng trong khi nhu cầu thị trường tăng cao cả về số lượng và chủng loại vì vậy các hộ sản xuất rau đã sử dụng lượng lớn phân hóa học, phân chuồng tươi để nhanh chóng có sản phẩm ứng nhu cầu thị trường và thu được lợi kinh tế trước mắt. Ngoài ra còn gây tồn dư trong rau và làm ô nhiễm nguồn nước, đất vùng sản xuất rau, làm ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng. Vì vậy, vấn đề cấp bách hiện nay được đặt ra đối với tất cả các vùng trồng rau trong nước nói chung và vùng Đồng Bẩm nói riêng là phải đầu tư cho sản xuất rau như thế nào để có sản phẩm rau an toàn nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.

Khi tiến hành điều tra tình hình sử dụng phân bón cho một số loại rau trong vụ đông xuân ( từ tháng 10/2013 – tháng 3/2014) với 30 hộ sản xuất rau tại xóm Đồng Bẩm, xóm Nhị Hòa, xóm Đông, xóm Văn Thánh. Điều tra theo

chủng loại rau chính, tổng hợp các loại rau thành nhóm, sau đó đem so sánh với quy trình Rau an toàn đã thu được kết quả như sau:

Bảng 4.3. Tình hình sử dụng phân bón cho rau ở Xã Đồng Bẩm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định hàm lượng Nitrate trong rau tại vùng sản xuất rau xã Đồng Bẩm – thành phố Thái Nguyên. (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)