So sánh hàm lượng Nitrate của một số loại rau tại Đồng Bẩm với rau

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định hàm lượng Nitrate trong rau tại vùng sản xuất rau xã Đồng Bẩm – thành phố Thái Nguyên. (Trang 47)

trồng theo VIETGAP.

Mẫu rau VETGAP lấy tại xóm Cậy - Huống Thượng – Đồng Hỷ - Thái Nguyên.

Bảng 4.7. Bảng so sánh hàm lượng NO3- trong rau tại Đồng Bẩm với rau VIETGAP

Đơn vị: mg/kg tươi

Mẫu

Chỉ tiêu Bắp cải Xà lách Rau Bí

NO3- trong rau ĐB 759.37 1570.98 1155.5 NO3- trong rau VIETGAP 501.49 1486,32 500.26

TCVN 500.00 1500.00 500

Hình 4.3. Đồ thị so sánh hàm lượng NO3- trong rau tại Đồng Bẩm với rau VIETGAP

Qua đồ thị trên ta thấy hàm lượng nitrate trong rau giữa rau an toàn và rau tại Đồng Bẩm có sự khác biệt rõ rệt .

Trong 3 loại rau thì rau Bí là có hàm lượng Nitrate chênh lệnh giữa rau thường và rau an toàn cao nhất

Rau trồng theo tiêu chuẩn VietGap tại Huống Thượng hàm lượng Nitrate vẫn chưa ở mức dưới an toàn nhiều

Như vậy hàm lượng Nitrate trong rau rất khó kiểm soát do ảnh hưởng nhiều yếu tố khác nhau.

Từ kết quả phân tích ta thấy rằng cần chú ý khi tiêu dùng các sản phẩm rau tươi. Để hạn chế được dư lượng của Nitrate ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng cần có một số các biện pháp sau:

- Đối với người tiêu dùng:

+ Nên hạn chế mua và sử dụng các loại rau có hàm lượng Nitrate cao tự nhiên như : xà lách, pó xôi, hành lá, …. Đặc biệt là rau ăn sống nên chỉ sử dụng phần lá, không sử dụng phần cuống lá, thân, lõi của các loại rau dạng búp; rau ăn củ nên chú ý củ dền tím, củ cải khi sử dụng cho trẻ em; rau ăn quả, hoa có khả năng tồn dư nitrate cao như súp lơ, dưa leo, bí….

+ Bảo quản, sơ chế rau xanh tại gia đình. Bảo quản trong tủ lạnh, nếu có thể bảo quản trong tủ lạnh từ 1- 2 ngày hoặc lâu hơn tùy thuộc loại rau, trong quá trình bảo quản lạnh cây vẫn tiếp tục hô hấp, phân giải các chất hữu cơ từ đó làm cho tồn dư Nitrate sẽ giảm đi đáng kể.

+ Nên nhúng rau sơ qua nước sôi có thể giảm lượng Nitrat từ 30 - 50%; nên đổ bỏ nước luộc rau có nhiều Nitrat; không nên hâm nóng các món rau (canh) có nhiều Nitrat, vì khi hâm lại Nitrat có thể bị biến đổi thành Nitrit

+ Không nên sử dụng các loại rau trái vụ .

+ Cách nhận biết với một số loại rau thông dụng :

Rau cải bó cải non mon mớn, láxanh ngắt, không dấu vết của sâu bọ và phần thân chắc mập, đều tăm tắp một cách bết bình thuờng, đó chính là rau cải được bón nhiểu phân đạm nitrate. Bạn không nên ăn loại cải này,nhất là ăn sống.

Rau muống dùng quá nhiều phân đạm hoặc phân bón lá thì thân rau thường to hơn bình thường, rau giòn, lá màu xanh đen. Khi luộc rau, nước luộc khi nóng có màu xanh nhạt, khi nguội biến thành màu xanh đen và có vẩn kết tủa đen. Những loại rau này khi ăn xong,nếu tinh ý ta nhận thấy có vị chát.

Rau cần khi thấy thân rau to, ngó rau trắng ngần, rau nhanh bị héo, nếu để đến ngày hôm sau thì rau héo úa, thân khu tóp lại nhăn nheo, khi xào nấu lá rau biến mầu xanh đen…là loại rau cần phun quá nhiểu thuốc trừ sâu (nhóm lân hữu cơ) và phân bón qua lá.

Rau bí khi thấy ngọn dài và non, khoàng cách giữa các lóng xa nhau,tay quấn mập và ngắn, ít lông tơ, ngọn bí mầu xanh nhạt, lá mầu xanh đen… là những loại rau bí bón thừa đạm, phun nhiều phân bón lá và chưa đủ thời gian cách ly

Mướp đắng khi mua, tốt nhất bạn nên tìm những trái mướp đắng ,nhỏ, dài, trên thân có nhiều sớ gân nhỏ li ti. Trái mướp đắng, to,màu xanh đậm, mướt, thân phỉnh nhưng sớ gân bóng loáng, là những trái lạm dụng hoá chất làm tươi

Các loại đậu (đậu đũa, đậu cô-ve, đậu Hà lan, đậu ván…). Đậu bóng nhẫy, ít lông tơ là do ngưởi trồng đậu đã bón nhiều chất đạm hoặc phun qúa nhiều phân bón lá.Nếu đậu không có vết sâu bệnh là do người trồng đã phun qúa nhiều thuốc trừ sâu bệnh và không đảm bảo thời gian cách ly.

Đối với người sản xuất:

+ Đảm bảo thời gian chấm dứt bón thúc đạm lần cuối cùng.

Thời gian bón thúc đạm lần cuối trước thu hoạch đối với hầu hết các loại rau là 10-15 ngày vẫn tăng năng suất, đồng thời giảm hàm lượng NO3- trong rau

+ Bón phân cân đối và liều lượng hợp lý

Biện pháp bón phân cân đối NP, cân đối NK, cân đối phân vô cơ và phân hữu cơ, vi lượng là được năng suất cao cũng như có hàm lượng NO3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- trong rau thấp. Sử dụng phân bón có chứa các nguyên tố đa, trung, vi lượng đã làm tăng năng suất rau, làm giảm hàm lượng NO3-

trong rau. Phân vô cơ nên sử dụng loại phân CaCN2 , NPK, (NH4)2SO4 .

+ Đảm bảo nguồn nước tưới và đất không ô nhiễm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định hàm lượng Nitrate trong rau tại vùng sản xuất rau xã Đồng Bẩm – thành phố Thái Nguyên. (Trang 47)