Bí đỏ còn gọi là bí ngô, bí rợ, tên khoa học là Cucurbita pepo, họ Bầu bí. Dây bí đỏ mọc lan trên mặt đất, rau bí có thể trồng quanh năm, nhưng tốt nhất là vào 2 vụ chính: Đông xuân trồng tháng 11 - 1 để cắt ngọn tháng 2, tháng 3, thu quả tháng 4, tháng 5; hè thu trồng tháng 7, cắt ngọn tháng 9, tháng 10. Bí ngô ưa đất tốt, giàu mùn, tơi xốp, có cấu tượng nhẹ, dễ thoát nước do đó nên chọn những chân đất cao ráo, đất thịt nhẹ pha cát [6]. Rau bí là cây lấy chồi ngọn nên cần tưới rất nhiều lần phân đạm vì thế dễ tồn dư nhiều nitrate trong rau
Khi nghiên cứu hàm lượng NO3- trong rau bí tại xã Đồng Bẩm ta có kết quả trình bày ở bảng 4.3
Bảng 4.5. Hàm lượng Nitrate trong rau Bí
Đơn vị: mg/kg tươi Mẫu Chỉ tiêu NO3- TCVN So sánh M1 1075,85 500 * M1a 1235,16 500 * Trung bình 1155,50 500 *
(Nguồn: Phân tích mẫu tại Viện Khoa học Sự sống)
* Vượt ngưỡng tiêu chuẩn cho phép Qua kết quả phân tích cho thấy :
-Hàm lượng Nitrate trong rau Bí là khá cao từ 1075,85mg/kg tươi đến 1235,16 mg/kg tươi . Hàm lượng Nitrate trung bình trong rau bí là 1155,50 vượt so với TCVN(500mg/kg tươi) là 2,311 lần.
-Như vậy hàm lượng nitrate trong rau bí là khá cao. Theo điều tra thực tế rau bí là loại rau sử dụng khá nhiều phân trong quá trình sinh trưởng, cùng với đó là loại rau lấy ngọn nên xong mỗi đợt cắt người dân lại bón thúc phân đạm và nước phân để nhanh có chồi to, mập và bán được giá nên đã không đủ thời gian cách ly và dẫn đến tồn dư lượng nitrate lớn trong rau.