Bảng 4.6. Hàm lượng Nitrate trong rau
Đơn vị: mg/kg tươi Mẫu Chỉ tiêu NO3- TCVN So sánh Bắp cải 759,37 500 * Xà lách 1570,98 1500 * Rau Bí 1155,50 500 *
(Nguồn: Phân tích mẫu tại Viện Khoa học Sự sống)
* Vượt ngưỡng tiêu chuẩn cho phép
Hình 4.2. Đồ thị tổng hợp hàm lượng Nitrate trong rau tại xã Đồng Bẩm
( Lấy giá trị trung bình N03- của mỗi loại rau)
Qua hình 4.2 ta thấy hàm lượng NO3-
trong rau dao động với biên độ khá lớn. Mỗi loại rau có mức tiêu chuẩn cho phép khác nhau do mỗi loại cây
có đặc điểm sinh trưởng và phát triển riêng nên khả năng tích lũy và hấp thụ NO3- khác nhau. Trong 3 loại rau đều là rau ăn lá từ khi còn non đến khi thu hoạch hàm lượng NO3- sẽ tăng dần đạt đến mức độ cao nhất vào thời điểm thu hoạch.
Trong 3 loại rau có hàm lượng so với TCVN thì rau Xà lách là rau có hàm lượng vượt ít nhất sau đó là rau Bắp cải và đến rau Bí, có thể giải thích như sau:
Rau Xà lách là rau ăn lá và ngắn ngày, khả năng hấp thụ nitrate trong cây cao cùng với người dân dùng nước tiểu tưới là chủ yếu nên hàm lượng NO3- trong cây là khá cao. Tuy nhiên, với rau xà lách hàm lượng NO3- đạt cao nhất sau lần bón phân cuối là 20 ngày nhưng thực tế sau ngày bón 1 tuần người dân đã thu hoạch và gần đến ngày thu hoạch thì rau chỉ cần tưới nước để cuốn lá cùng với tránh gây mùi và mất thẩm mỹ của rau. Nên hàm lượng của rau có thấp đi nhiều và gần với mức TCVN.
Rau Bắp cải là loại rau dài ngày( 2- 3 tháng mới cho thu hoạch ) và chỉ sử dụng phân lót ban đầu ,bón thúc bằng phân đạm cho tới giai đoạn khi lá trải bàng và khi bắt đầu cuộn thì dừng nhưng do thời tiết âm u, mưa lạnh nên hàm lượng NO3- trong rau cao hơn so với TCVN.
Rau Bí là loại rau ăn ngọn, lá và là rau dài ngày(2 – 3 tháng mới cho thu hoạch), sau mỗi lần thu hoạch lại bón thúc phân đạm nên hàm lượng đạm của rau Bí vượt TCVN là cao nhất.
Kết quả phân tích trên là điều đáng buồn và lo ngại cho người tiêu dùng vì vậy người dân cần chú ý trong lựa chọn thực phẩm rau tươi