Tiêu chuẩn về Nitrat (NO3-) trong rau của thế giới và của Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định hàm lượng Nitrate trong rau tại vùng sản xuất rau xã Đồng Bẩm – thành phố Thái Nguyên. (Trang 27)

Trong hoạt động thương mại quốc tế, các nước nhập khẩu rau tươi đều phải kiểm tra lượng nitrat trước khi cho nhập. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và cộng đồng kinh tế châu Âu (EC) giới hạn hàm lượng nitrat trong nước uống là 50 mg/l, hàm lượng rau không quá 300 mg/kg rau tươi.

Dưới đây là bảng Hàm lượng Nitrat (mg/kg sản phẩm theo tiêu chuẩn cua WTO)

Bảng 2.3: Hàm Nitrat cho phép trong một số loại rau quả theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới WHO

(mg/kg sản phẩm)

Loại cây Hàm lượng NO3 Loại cây Hàm lượng NO3

Dưa hấu 60 Hành tây 80

Dưa bở 90 Cà chua 150

Ớt ngọt 200 Dưa chuột 150

Măng tây 200 Khoai tây 250

Đậu quả 200 Cà rốt 250

Ngô rau 300 Hành lá 400

Cải bắp 500 Bầu bí 400

Su hào 500 Cà tím 400

Su lơ 500 Xà lách 1500

Ở nhiều nước phát triển như Hoa Kỳ, quy định hàm lượng nitrat phụ thuộc vào từng loại rau. Ví dụ măng tây không được vượt quá 50 mg/kg, cải củ được phép tới 3600 mg/kg. Ở Nga lại quy định hàm lượng Nitrat trong cải bắp phải dưới 500 mg/kg, cà rốt dưới 250 mg/kg, dưa chuột dưới 150 mg/kg... Trong khi đó, lượng tồn dư nitrat ở Việt Nam là quá cao so với các quy định trên. Đây là một vấn đề cần được quan tâm và giải quyết một cách hợp lý để rau sạch Việt Nam có chỗ đứng trên thị trường quốc tế ( Rau sạch Việt, 2013) [18].

-Tại Việt Nam hàm lượng nitrat trong rau được quy định tại :

Quyết định số 99 /2008/QĐ-BNN ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Quyết định về việc ban hành quy định quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả và chè an toàn.

Bảng 2.4: Giới hạn hàm lượng Nitrate cho phép trong một số loại rau quả tươi tại Việt Nam

STT Chỉ tiêu Mức giới hạn tối đa cho

phép I Hàm lượng nitrat NO3

(quy định cho rau) mg/kg

1 Xà lách 1.500

2 Rau gia vị 600

3 Bắp cải, Su hào, Suplơ, Củ cải, tỏi 500 4 Hành lá, Bầu bí, Ớt cây, Cà tím 400

5 Ngô rau 300

6 Khoai tây, Cà rốt 250

7 Đậu ăn quả, Măng tây, Ớt ngọt 200

8 Cà chua, Dưa chuột 150

9 Dưa bở 90

10 Hành tây 80

11 Dưa hấu 60

( Nguồn: Quyết định số 99 /2008/QĐ-BNN của BNN và PTNT, 2008).

Tuy nhiên, các loại rau trên chủ yếu căn cứ vào tiêu chuẩn nước ngoài vì thế chưa có tiêu chuẩn về nitrat cho các loại rau phổ biến ở Việt Nam như: Rau muống, rau đay, rau mồng tơi, rau cần………

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định hàm lượng Nitrate trong rau tại vùng sản xuất rau xã Đồng Bẩm – thành phố Thái Nguyên. (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)