Một số kiến nghị nhằm thực hiện giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý

Một phần của tài liệu Cơ chế quản lý tài chính tại Trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 91)

tài chính tại trƣờng Đại học Công nghệ

4.3.1. Kiến nghị với Cơ quan quản lý Nhà nƣớc

- Xác định đúng vị trí, vai trò của Nhà nƣớc trong nền giáo dục quốc dân

Nhà nước cần xác định đúng vị trí, vai trò của mình trong nền giáo dục quốc dân, từ đó có cơ chế, chính sách huy động đa dạng các nguồn lực từ xã hội đầu tư cho giáo dục nói chung, giáo dục đại học nói riêng. Nhà nước phải xây dựng được chuẩn chung cho giáo dục đại học. Từ đó, tăng cường công tác giám định chất lượng. Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa thành lập Trung tâm Kiểm định Chất lượng Giáo dục, thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU-

80

CEA) và sắp tới là Trung tâm Kiểm định Chất lượng Giáo dục, thuộc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh (VNU-HCM EAC). Các trung tâm này được quyền đưa ra các quyết định công nhận hay không công nhận các trường đại học, các chương trình đào tạo đáp ứng tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục, mà không bị can thiệp bởi bên thứ ba dù là cá nhân, hay cấp quyền lực nào. Cũng theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, hai tổ chức kiểm định này chỉ thuộc Nhà nước trong giai đoạn đầu để có thời gian hình thành và phát triển. Sau 5 năm đầu, các đơn vị này sẽ tách ra độc lập hoàn toàn; trong năm 2015 sẽ thành lập 3 tổ chức kiểm định và sau năm 2015, cho phép thành lập các tổ chức kiểm định ngoài công lập. Đây có thể coi là một bước tiến trong công tác quản lý giáo dục đại học.

Cần đổi mới cơ cấu ngân sách giáo dục đại học để kinh phí Nhà nước được cấp theo số sinh viên thực tế hay theo hiệu quả thực hiện, chứ không phải theo ngân sách còn lại từ năm trước, hoặc theo chỉ tiêu tuyển sinh do Trung ương đề ra.

Quản lý tài chính đối với giáo dục, đào tạo nói chung và cấp đại học nói riêng là một quá tŕnh liên tục, lâu dài. Quản lý tài chính phải công khai, minh bạch, đây không chỉ là yêu cầu có tính nguyên tắc trong quản trị quốc gia, mà còn là phương thức đảm bảo trách nhiệm xã hội của trường đại học đối với xã hội.

- Hoàn thiện phƣơng thức giao ngân sách cho giáo dục đại học

Các cơ sở giáo dục ĐHCL rất đa dạng, chênh lệch giữa số sinh viên và giảng viên giữa các trường là rất lớn, sự khác biệt này cho thấy việc áp dụng chung một cơ chế tài chính cho tất cả các trường là chưa hợp lý. Vì vậy, Nhà nước cần sớm đổi mới cơ chế tài chính cho các trường đại học công lập, tăng quyền tự chủ, thúc đẩy các trường phát huy tính năng động, sáng tạo.

81

Nhà nước cần đưa ra những tiêu chuẩn định mức rõ ràng để làm căn cứ phân bổ ngân sách cho các trường, chuyển đổi cơ chế phân bổ ngân sách hiện nay chủ yếu dựa vào đầu vào hay chỉ tiêu đào tạo, phân bổ mang tính bình quân và chưa tính đến khối ngành đào tạo sang cơ chế phân bổ mới dựa trên cơ sở đầu ra và dựa trên lực lượng giảng viên cơ hữu, điều kiện cơ sở vật chất, dựa trên kết quả kiểm định về chất lượng đào tạo. Việc đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách bằng cách dựa trên cơ sở đầu ra hơn là dựa trên cơ sở đầu vào. Các chỉ tiêu có thể được sử dụng để xác định mức độ cấp phát ngân sách có thể là số lượng sinh viên tốt nghiệp hàng năm, số lượng giảng viên cơ hữu, điều kiện cơ sở vật chất và kết quả kiểm định chất lượng trường đại học. Đối với cơ chế phân bổ kinh phí nghiên cứu khoa học có thể dựa trên đánh giá chất lượng của các công trình nghiên cứu, kết quả các đề tài đem lại, tầm ảnh hưởng của đề tài,…

- Đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện chính sách xã hội hóa giáo dục và thực hiện chia sẻ chi phí đào tạo giữa Nhà nƣớc và ngƣời học

Ngày 14/5/2010, Nhà nước quyết định thông qua lộ trình tăng học phí bằng cách ban hành Nghị định 49/2010/NĐ-CP quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015. Như vậy, việc cho phép tăng thu học phí theo lộ trình của Nhà nước cùng với việc khuyến khích mở rộng nguồn thu từ các hoạt động sự nghiệp khác của các trường đã tạo điều kiện tăng nguồn thu, giúp các trường chủ động trong việc cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập cũng như nâng cao thu nhập cho cán bộ viên chức của trường.

82

Trong thời gian tới, Nhà nước cần bổ sung thêm các quy định nhằm đẩy mạnh tiến trình thực hiện chính sách xã hội hóa giáo dục và thực hiện chia sẻ chi phí đào tạo giữa Nhà nước và người học.

- Phân loại cấp chất lƣợng đào tạo

Cấp chất lượng có thể được chia thành nhiều mức khác nhau nhưng có những mức chất lượng đáng chú ý như sau:

(1) Cấp chất lượng chấp nhận được (2) Cấp chất lượng lý tưởng

(3) Cấp chất lượng quốc tế,…

Mỗi cấp chất lượng đòi hỏi những yêu cầu cao thấp khác nhau về điều kiện cơ sở vật chất, về nhân lực, về công tác quản lý đào tạo,... Nhà nước cần xây dựng và ban hành các chuẩn mực, điều kiện về các nguồn lực để quản lý các trường đại học phù hợp với mỗi cấp chất lượng đào tạo; đầu tư về nhân lực và kinh phí để nghiên cứu ban hành các chuẩn mực, đồng thời là những điều kiện bắt buộc yêu cầu các trường phải thực hiện.

- Củng cố hệ thống quản trị đại học

Luật Giáo dục đại học quy định việc thành lập Hội đồng trường đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập và đảm bảo quyền lực của Hội đồng này trong mọi hoạt động của các nhà trường.

Việc bồi dưỡng kinh nghiệm quản trị đại học cũng cần được thực hiện thường xuyên và có hiệu quả. Quy hoạch bồi dưỡng cán bộ trẻ, năng động và cơ cấu dần vào các vị trí quản lý để thử thách.

- Khuyến khích và tạo điều kiện cho các trƣờng ĐHCL thực hiện tự chủ tài chính

Đổi mới cơ chế tài chính theo hướng tăng cường phân cấp và tăng tính tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và các trường đại học công lập nói riêng dựa trên đặc điểm, nhu cầu thị trường, trình độ quản lý để xác định mức độ và bước đi phù hợp. Đổi mới cơ chế tài chính, đầu tư tập

83

trung, đồng bộ và hiệu quả. Nhân rộng mô hình tự chủ tài chính của các trường đại học công lập để có thêm nguồn lực đầu tư nâng cao chất lượng đào tạo. Khuyến khích các trường công lập có đủ điều kiện đăng ký thực hiện tự chủ tài chính, tự chủ thu học phí.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Nghị định 16/2015/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, với trọng tâm thực hiện đổi mới cơ chế tài chính là xây dựng giá, phí dịch vụ sự nghiệp công theo nguyên tắc thị trường, đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các đơn vị sự nghiệp nói chung, đồng thời chấp nhận giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập không hiệu quả.

4.3.2. Kiến nghị với trƣờng Đại học Công nghệ

- Đổi mới công tác tài chính để tạo động lực nâng cao hiệu quả hoạt động

+ Thống nhất quản lý các nguồn tài chính theo một đầu mối chuyên trách và xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp nhằm đa dạng hoá nguồn lực tài chính cho sự phát triển của trường;

+ Tạo nguồn lực tài chính bền vững ngoài NSNN để đáp ứng cơ bản yêu cầu xây dựng và phát triển ĐHCN đạt chuẩn khu vực và quốc tế. Thực hiện các nghiên cứu theo đơn đặt hàng của các cơ quan trung ương và địa phương, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; kết hợp triển khai các phát minh sáng chế khoa học công nghệ vào thực tế;

+ Quán triệt nhận thức, quan điểm đối với các cấp lãnh đạo, toàn thể các cán bộ, viên chức trong ĐHCN về nhu cầu và sự cần thiết của nguồn lực tài chính cho sự phát triển của Nhà trường. Xây dựng kế hoạch gửi cán bộ quản lý có năng lực đi học tập công tác quản lý các trường đại học ở nước ngoài. Nên phân biệt rạch ròi mục đích của nâng cao chuyên môn và học tập quản lý; + Đề xuất với ĐHQGHN cho phép xây dựng và triển khai thực hiện Đề án thí điểm thu học phí đối với một số ngành, chuyên ngành phù hợp nhu cầu xã

84

hội và điều kiện đảm bảo chất lượng góp phần gia tăng nguồn lực tài chính đáp ứng yêu cầu đào tạo, NCKH và chuyển giao công nghệ của Nhà trường;

+ Tăng cường phát huy hiệu quả các khoản chi bằng cách quản lý, giám sát chặt chẽ các nguồn lực và nội dung chi tiêu theo hướng gắn sản phẩm đầu ra, chất lượng các dự án đầu tư;

+ Tăng cường công tác kế toán, kiểm toán nội bộ đối với các khoản chi tiêu;

+ Đánh giá hiệu quả các dự án đầu tư góp phần đảm bảo tính bền vững của dự án, Đề án.

- Đầu tƣ cơ sở vật chất hiện đại đáp ứng nhu cầu đào tạo, nghiên cứu chất lƣợng cao

+ Nhà trường cần đầu tư khai thác triệt để cơ sở nội thành và khu vực Hòa Lạc trong các hạng mục phát triển hoạt động dịch vụ và thu hút hình thức đầu tư phù hợp có thu phí từ phía ngoài trường;

+ Đầu tư công nghệ, trang thiết bị hiện đại phải đi kèm với việc đào tạo cán bộ sử dụng, khai thác, bảo dưỡng; tránh tình trạng sử dụng kém hiệu quả, gây lãng phí nguồn lực đầu tư của Nhà nước và Nhà trường;

+ Đề xuất với ĐHQGHN cho phép phối hợp triển khai nâng 2 tầng (7, 8) tại Nhà E3 trong năm 2015 để bổ sung diện tích giảng đường, phòng thí nghiệm cho Nhà trường với cơ cấu nguồn kinh phí tại công văn số 27/ĐHCN ngày 22/01/2015.

- Đẩy mạnh hoạt động khai thác từ các h́nh thức liên kết, liên doanh với các doanh nghiệp và tập đoàn kinh tế có tiềm lực

Tăng cường mối liên kết Trường – Viện – Doanh nghiệp trên cơ sở xây dựng lòng tin cả từ nhiều phía. Thực tiễn hóa đội ngũ nhà nghiên cứu; xây dựng mô hình liên kết hợp lý, linh hoạt, mềm dẻo, lấy hiệu quả của kinh tế thị

85

trường làm tiêu chí; hài hòa lợi ích của các bên, hướng tới lợi ích lâu dài từ kết quả của đổi mới sáng tạo, ...

- Xây dựng mục tiêu chiến lƣợc phát triển Nhà trƣờng cần thể hiện đƣợc mục tiêu dài hạn cũng nhƣ kế hoạch phát triển trong từng giai đoạn

Mục tiêu chiến lược cần nêu rõ mục tiêu đào tạo, chất lượng đào tạo qua từng giai đoạn thể hiện rõ qua chuẩn đầu ra, quy mô sinh viên đi kèm với kế hoạch phát triển đội ngũ và cơ sở vật chất tương ứng.

86

KẾT LUẬN

Đứng trước xu thế hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, hoạt động đào tạo Đại học muốn tồn tại và phát triển không những cần phải có nguồn tài chính mà còn phải quản lý và sử dụng nguồn tài chính này có hiệu quả. Muốn làm được điều đó, việc hoàn thiện quản lý tài chính của các trường đại học là rất cần thiết.

Để góp phần vào sự phát triển của trường Đại học Công nghệ, đề tài

“Cơ chế quản lý tài chính tại trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc Gia Hà Nội” đã tập trung giải quyết được một số vấn đề cơ bản sau:

- Đưa ra và làm rõ các vấn đề lý luận về các trường ĐHCL và các nội dung chủ yếu về cơ chế quản lý tài chính tại các trườ ng đại học công lập, trong đó có quy trình quản lý thu, chi, quản lý tài sản.

- Làm rõ những kết quả đạt được và những hạn chế cũng như tìm hiểu rõ nguyên nhân khách quan và chủ quan của những hạn chế trong công tác quản lý tài chính tại trường Đại học Công nghệ.

- Đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại trường Đại học Công nghệ.

Tác giả rất mong nhận được đóng góp của các thầy giáo, cô giáo, các nhà nghiên cứu để luận văn được hoàn chỉnh hơn.

87

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Đức Cân, 2012. Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính các trường đại học công lập ở Việt Nam. Luận án tiến sĩ. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

2. Chính phủ, 2015. Nghị định Số 16/2015/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập. Hà Nội, năm 2015.

3. Chính phủ, 2010. Nghị định Số 49/2010/NĐ-CP quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm 2010-2011 đến năm 2014-2015. Hà Nội, năm 2010.

4. Bùi Thị Thanh Hương, 2013. Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính trong quá trình thực hiện tự chủ ở Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.

Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh. Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.

5. Nguyễn Thu Hương, 2013. Đổi mới cơ chế tài chính đối với đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao các ngành khoa học cơ bản. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, số 1, trang 66-74.

6. Phạm Thị Hoa Hạnh, 2012. Tự chủ tài chính trong các trường đại học công lập: Trường hợp trường đại học Đà Lạt. Luận văn thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng. Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.

7. Trần Tiến Khai, 2012. Phương pháp nghiên cứu kinh tế - Kiến thức cơ bản. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động xã hội.

8. Nguyễn Tấn Lượng, 2011. Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường đại học công lập tự chủ tài chính trên địa bàn TP. HCM. Luận văn thạc sỹ kinh tế. Trường Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

88

9. Quốc hội khóa XIII, 2012. “Luật giáo dục đại học”, “luật số 08/2012/QH13” ngày 18/06/2012. Hà Nội, năm 2012.

10. Vũ Thị Thanh Thủy, 2012. Quản lý tài chính các trường Đại học công lập ở Việt Nam. Luận án tiến sĩ. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 11. Trường Đại học Công nghệ, 2014. Kỷ yếu “Trường ĐHCN: 15 năm

xây dựng và trưởng thành”. Hà Nội, năm 2014.

12. Trường Đại học Công nghệ - ĐHQGHN, 2014. Báo cáo tài chính các năm 2012 – 2014. Hà Nội, năm 2014.

13. Trường Đại học Công nghệ - ĐHQGHN, 2015. Báo cáo tình hình hoạt động các năm 2012 - 2014. Hà Nội, năm 2015.

PHỤ LỤC

Phụ lục 2.1

PHIẾU ĐIỀU TRA

Kính gửi quý Thầy/Cô,

Tôi là Lương Thị Thanh, học viên lớp cao học TCNH3 QH-2012-E.CH Trường Đại Học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi đang thực hiện đề tài “Cơ chế quản lý tài chính tại trƣờng Đại học Công nghệ - Đại học Quốc

gia Hà Nội”. Phiếu điều tra này là một phần trong nghiên cứu của tôi. Để cho

việc nghiên cứu được khách quan, chính xác, trên cơ sở đó có thể có được kết quả nghiên cứu hữu ích phục vụ cho việc đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trường Đại học Công nghệ, kính mong quý Thầy/Cô dành thời gian trả lời các câu hỏi dưới đây. Mọi thông tin do Thầy/Cô cung cấp sẽ được bảo mật và chỉ sử dụng duy nhất cho mục đích nghiên cứu.

Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Thầy/Cô. Nếu Thầy/Cô có

Một phần của tài liệu Cơ chế quản lý tài chính tại Trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)