Nội dung chi của trường Đại học Công nghệ bao gồm hai nội dung chi cơ bản là chi từ nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước cấp và chi từ nguồn thu sự nghiệp và thu khác.
- Sử dụng nguồn kinh phí NSNN cấp
Căn cứ vào nội dung chi, các khoản chi từ nguồn kinh phí NSNN cấp bao gồm chi hoạt động thường xuyên và chi hoạt động không thường xuyên, cơ cấu sử dụng nguồn kinh phí NSNN cấp được thể hiện qua bảng 3.5:
54
Bảng 3.5: Cơ cấu sử dụng nguồn kinh phí NSNN cấp, giai đoạn 2012 - 2014
Đơn vị: triệu đồng
STT Nội dung
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%)
1 Chi thường xuyên 22.376,2 78,0 40.769,9 66,6 18.985,6 87,0 2 Chi không thường
xuyên 6.301,4 22,0 20.404,6 33,4 2.853,1 13,0
Tổng cộng 28.677,6 100 61.174,5 100 21.838,7 100
(Nguồn: Báo cáo tài chính, Trường Đại học Công nghệ, 2012 - 2014, Hà Nội)
Năm 2013, tổng chi từ nguồn ngân sách Nhà nước cấp tăng mạnh so với năm 2012 chủ yếu là do chi không thường xuyên tăng từ 6.301,4 triệu đồng lên 20.404,6 triệu đồng; khoảng 3 lần. Năm 2014, tỷ trọng chi thường xuyên tăng lên 87,0% trong khi chi không thường xuyên giảm còn 13,0%.
Chi thƣờng xuyên
Chi thường xuyên bao gồm chi tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương, chi tiền công, tiền thưởng, học bổng học sinh - sinh viên, các khoản thanh toán khác cho cá nhân, chi thanh toán dịch vụ công cộng,…
Chi thường xuyên chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng chi từ nguồn kinh phí NSNN cấp, cả ba năm đều trên 65%. Điều này là do trong cơ cấu chi thường xuyên bao gồm các khoản chi thanh toán cho cá nhân, trong đó chi tiền lương là khoản chi lớn nhất.
Tổng chi thường xuyên năm 2013 tăng so với năm 2012, tuy nhiên số tăng không đáng kể là do Quốc hội quyết định điều chỉnh tăng lương tối thiểu từ 1.050.000 đồng/ tháng lên 1.150.000 đồng/ tháng, nhưng quyết định này chỉ có hiệu lực từ 01/ 07/ 2013.
55
Chi không thƣờng xuyên
Bao gồm các khoản chi thanh toán vật tư văn phòng, chi thông tin, tuyên truyền, liên lạc, chi hội nghị, chi công tác phí, chi thuê mướn, chi sửa chữa tài sản phục vụ công tác chuyên môn, chi nghiệp vụ chuyên môn từng ngành, chi mua sắm tài sản dùng cho công tác chuyên môn và các khoản chi khác.
Chi không thường xuyên năm 2013 tăng xấp xỉ 3,8 lần so với năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu là do sự tăng lên của khoản chi mua sắm tài sản dùng cho công tác chuyên môn. Cụ thể là năm 2013, Nhà trường đã đầu tư khoản chi phí rất lớn cho trang thiết bị kỹ thuật chuyên dùng nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý, giảng dạy và học tập, nghiên cứu.
- Sử dụng nguồn thu sự nghiệp và thu khác
Ngoài nguồn kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp, Trường ĐHCN còn có nguồn thu từ phí, lệ phí để lại, nguồn thu từ sản xuất và cung ứng dịch vụ và các nguồn thu khác. Nguồn thu này chủ yếu nhằm hỗ trợ nguồn kinh phí NSNN cấp cho việc phục vụ các khoản chi sau:
+ Chi thanh toán cho con người như: Chi trả tiền công cho lao động thường xuyên theo hợp đồng, phụ cấp lương, tiền thưởng, phúc lợi tập thể, học bổng học sinh - sinh viên, các khoản đóng góp cho Nhà nước, tiền thưởng và các khoản thanh toán cho cá nhân khác; nhằm hỗ trợ và bồi dưỡng thêm cho học sinh - sinh viên, cán bộ, giảng viên; khuyến khích tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn…phục vụ công tác học tập, nghiên cứu và quản lý, giảng dạy;
+ Chi cho hoạt động quản lý hành chính: Chi thanh toán dịch vụ công cộng; vật tư văn phòng; hội nghị; thông tin tuyên truyền; công tác phí; chi phí thuê mướn; chi Đoàn ra; chi phí nghiệp vụ chuyên môn từng ngành; chi mua sắm, sửa chữa tài sản phục vụ công tác chuyên môn, duy tu, bảo dưỡng; chi cho công Đảng ở tổ chức Đảng cơ sở và các cấp trên cơ sở và chi khác.
Cơ cấu sử dụng nguồn ngoài ngân sách Nhà nước của trường ĐHCN giai đoạn 2012 - 2014 được thể hiện qua bảng 3.6 dưới đây:
56
Bảng 3.6: Cơ cấu sử dụng nguồn thu sự nghiệp, giai đoạn 2012 - 2014
Đơn vị: triệu đồng
STT Nội dung
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%)
1 Chi thanh toán
cho con người 7.243,3 42,9 8.732,4 52,0 11.070,6 53,0 2
Chi cho hoạt động quản lý hành chính
9.658,9 57,1 8.056,4 48,0 9.823,1 47,0
Tổng cộng 16.902,2 100 16.788,8 100 20.893,7 100
(Nguồn: Báo cáo tài chính, Trường Đại học Công nghệ, 2012 - 2014, Hà Nội)
Qua số liệu phân tích trên ta thấy, chênh lệch giữa chi cho thanh toán cá nhân và chi cho các hoạt động quản lý hành chính là không nhiều. Tuy nhiên, tỷ trọng chi cho thanh toán cá nhân tăng từ 42,9% năm 2012 lên 52% năm 2013 và 53% năm 2014 chủ yếu là do quyết định tăng lương cơ bản thêm 100.000đ/tháng của Quốc hội có hiệu lực từ 01/07/2013, dẫn tới các khoản chi tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương cũng như các khoản phải nộp Nhà nước tăng lên.
Các khoản chi liên quan đến công tác quản lý hành chính tương ứng giảm từ 57,1% năm 2012 xuống còn 48% năm 2013 và 47% năm 2014. Năm 2012 là năm đầu tiên Nhà trường áp dụng một số định mức tiếp cận phương thức khoán chi giúp cho các đơn vị chủ động hơn trong việc hiệu quả hóa công tác thu - chi, góp phần tạo nên môi trường làm việc công bằng và dân chủ.
57