Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Cơ chế quản lý tài chính tại Trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 81)

Những khó khăn mà trường ĐHCN phải đối mặt xuất phát từ các yếu tố chủ quan và khách quan như sau:

Yếu tố chủ quan

- Nhà trường chưa có giải pháp triển khai tốt công tác khai thác nguồn lực xã hội.

- Thiếu đồng bộ giữa khâu lập kế hoạch và hướng dẫn thực hiện kế hoạch dẫn đến kết quả việc phân cấp kinh phí chưa cao.

- Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa phòng, ban chức năng với các khoa trong công tác hướng dẫn, tư vấn, đôn đốc để hoàn thiện hồ sơ, chứng từ, thủ tục thanh quyết toán. Một số vướng mắc tồn tại trong quá trình thực hiện chưa được giải quyết kịp thời làm giảm hiệu lực trong quản lý và điều hành.

70

- Cơ chế giám sát, hỗ trợ chưa tốt. Chưa tiến hành công tác kiểm tra, giám sát và đôn đốc các phòng, ban, đơn vị thực hiện kế hoạch được giao kịp thời để điều chỉnh thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ Nhà trường giao. Chưa ban hành quy trình thanh toán thống nhất trong việc tạm ứng, hoàn ứng và thanh quyết toán.

- Công tác chỉ đạo của Ban giám hiệu chưa sát sao và quyết liệt. Nhà trường chưa ban hành chế tài xử lý đối với các phòng, ban, đơn vị trong việc thực hiện kế hoạch.

- Một số cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu, tiêu chuẩn so với vị trí công tác được phân công.

Yếu tố khách quan

- Chính sách và cơ chế tài chính của Nhà nước chưa tạo điều kiện thuận lợi cho các trường đại học trong phát triển nguồn thu nhập, sử dụng nguồn lực hiệu quả cũng như chưa thực sự thúc đẩy mạnh mẽ sự trung thực trong hoạt động tài chính. Đặc biệt là chưa được sử dụng như công cụ thúc đẩy cạnh tranh.

- Quyết định mới của Nhà nước theo thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính, thay đổi tỷ lệ tạm ứng từ 70% xuống 30%. - Năm 2013, tiết kiệm 10% kinh phí KHCN được ĐHQGHN triển khai so với năm trước, bao gồm cả kinh phí thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học.

- Ban Quản lý dự án của ĐHQGHN chưa điều chỉnh xong các hạng mục kinh phí nên chưa thể tiến hành lập báo cáo trình ĐHQGHN phê duyệt. Một số nhiệm vụ về cơ sở vật chất đã có trong kế hoạch song chậm phê duyệt các thủ tục dẫn đến quyết định giao dự toán chậm.

- Một số đề tài gia hạn thời gian thực hiện đã ảnh hưởng tiến độ thực hiện và giải ngân đối với các đề tài nghiên cứu khoa học.

- ĐHQGHN chưa có biện pháp hiệu quả hỗ trợ và thúc đẩy kịp thời công tác đăng ký các đề tài, đề án, nhiệm vụ KHCN của các tổ chức, ban ngành trong và ngoài trường.

71

CHƢƠNG 4. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ - ĐHQGHN 4.1. Định hƣớng phát triển tại trƣờng Đại học Công nghệ

4.1.1. Định hƣớng phát triển

Xây dựng tại Trường ĐHCN môi trường giáo dục ĐH chuẩn mực là một thể thống nhất hữu cơ của tất cả các mặt hoạt động giảng dạy, học tập, nghiên cứu và phục vụ cấu thành từ:

- Môi trường đào tạo chuẩn mực;

- Môi trường hoạt động nghiên cứu tích cực;

- Môi trường trao đổi, hợp tác trong nước và quốc tế cởi mở, năng động và thân thiện;

- Môi trường quản lý chuyên nghiệp, văn minh; - Môi trường sống và làm việc giàu tính nhân văn.

Trở thành một trong ba trường đại học định hướng nghiên cứu về khoa học ứng dụng và công nghệ hàng đầu của Việt Nam, có tên trong nhóm 100 trường đại học tiên tiến khu vực Châu Á, trong đó có một số lĩnh vực, ngành và chuyên ngành đạt chuẩn mực tŕnh độ quốc tế, có đóng góp thiết thực vào sự nghiệp phát triển đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp hiện đại.

4.1.2. Các mục tiêu, chỉ tiêu cơ bản của Chiến lƣợc phát triển tại trƣờng Đại học Công nghệ năm 2015, tầm nhìn 2020

4.1.2.1. Xây dựng môi trƣờng đào tạo chuẩn mực với hoạt động đào tạo chất lƣợng cao , tŕnh độ cao và bồi dƣỡng nhân tài, cung cấp nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho đất nƣớc

- Phát triển quy mô các bậc và loại h́nh đào tạo hợp lý, cân đối theo tiêu chí của đại học định hướng nghiên cứu.

72

- Hoàn thiện việc xây dựng và tổ chức đào tạo các ngành và chuyên ngành thuộc hệ thống các chương tŕ nh đào tạo trong các lĩnh vực CNTT, ĐTVT và các lĩnh vực khác thuộc về thế mạnh và truyền thống của Trường ĐHCN.

- Tiếp tục phát triển đào tạo một số ngành, chuyên ngành công nghệ mũi nhọn có tính liên ngành cao theo phương châm lấy CNTT làm trung tâm, được CNTT hỗ trợ và tạo môi trường phát triển CNTT.

- Đạt các chuẩn mực chất lượng đào tạo tương đương các trường đại học có uy tín trong khu vực và quốc tế.

Năm 2015, mỗi khoa trong trường có một ngành đào tạo bậc đại học được kiểm định theo hệ tiêu chuẩn AUN. Đến năm 2020, toàn trường có 01 chương tŕnh đào tạo bậc đại học, 01 chương tŕnh đào tạo thạc sĩ được xây dựng, tổ chức đào tạo theo hệ tiêu chuẩn kiểm định ABET và 01 chương tŕnh đào tạo bậc ĐH kiểm định theo hệ tiêu chuẩn này.

Phấn đấu đạt 40% số sinh viên tốt nghiệp có đủ năng lực để nhận được việc làm hoặc được tiếp nhận tiếp tục học tập, nghiên cứu ở các cơ sở sản xuất, các trường đại học và viện nghiên cứu có danh tiếng trên thế giới.

Hệ thống giáo tŕnh, tài liệu học tập giảng dạy thường xuyên được bổ sung, cập nhật, hiện đại hóa: đến năm 2015 hoàn thiện hệ thống giáo tŕ nh, tài liệu hướng dẫn học tập cho 100% các môn học thuộc khối kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành, trong đó 20% tổng số các môn học sử dụng hệ thống bài giảng điện tử.

Đến năm 2020 đạt quy mô 4.800 sinh viên chính quy (đào tạo chất lượng cao và đào tạo đạt tŕnh độ quốc tế đạt tỷ lệ 50%), 1.750 học viên sau đại học (đào tạo tiến sĩ đạt trên 10%).

Tổ chức có hiệu quả 3 đến 5 chương tŕnh liên kết đào tạo quốc tế đưa tỷ lệ sinh viên các chương tŕ nh liên kết quốc tế đạt khoảng 5% tổng quy mô đào tạo chính quy.

73

Đạt quy mô khoảng 100 lượt sinh viên nước ngoài và khoảng 100 lượt sinh viên Trường ĐHCN tham gia thực hiện các chương tŕnh trao đổi quốc tế trong đào tạo với các đại học hàng đầu trong mạng lưới các đại học ASEAN, ASAIHL, SATU, UMAP… và các nước khác trên thế giới.

4.1.2.2. Xây dựng môi trƣờng nghiên cứu tích cực, môi trƣờng trao đổi hợp tác rộng mở, năng động và hiệu quả, tiếp tục củng cố vững chắc và tăng cƣờng năng lực nghiên cứu, phát triển quy mô và nâng cao chất lƣợng, giá trị thực tiễn của hoạt động khoa học - công nghệ

- Tỷ lệ kinh phí chi cho các hoạt động đào tạo/nghiên cứu/dịch vụ đạt 5/3/2 (năm 2015 đạt 6/3/1).

- Mở rộng các PTN đă đầu tư; Xây dựng mới và khai thác có hiệu quả 3 PTN trọng điểm cấp ĐHQGHN; Phấn đấu có 07 nhóm nghiên cứu mạnh đạt chuẩn mực quốc tế về hoạt động nghiên cứu.

- Chỉ số xếp hạng lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ nằm trong nhóm 100 trường đại học tiên tiến Châu Á vào năm 2020.

4.1.2.3. Phát triển tổ chức và đội ngũ cán bộ, xây dựng môi trƣờng quản lý chuyên nghiệp, hiện đại, văn minh

Thành lập mới một số đơn vị trực thuộc: 2 khoa, 5 Trung tâm trực thuộc. Tổ chức lại Trung tâm Máy tính thành Trung tâm Mạng và E-Learning. Thành lập Ph ̣ng Truyền thông và Quan hệ Công chúng.

Đến năm 2020: Tổng số cán bộ, viên chức đạt 750 người trong đó có 500 cán bộ cơ hữu (375 cán bộ giảng dạy, nghiên cứu; 125 cán bộ hành chính, phục vụ), 250 cán bộ hợp đồng (200 cán bộ giảng dạy, nghiên cứu; 50 cán bộ hành chính, phục vụ). Tỷ lệ cán bộ giảng dạy, nghiên cứu cơ hữu có học vị tiến sĩ đạt trên 70% và 30% giảng viên có học hàm Giáo sư, Phó giáo sư; 50% đội ngũ giảng viên có năng lực giảng dạy bằng ngoại ngữ. Đội ngũ cán bộ quản lư có tŕnh độ chuyên nghiệp cao. Hoạt động quản lý, điều hành được áp dụng theo bộ tiêu chuẩn quản lư chất lượng ISO 9001-2008.

74

4.1.2.4. Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính nhằm hiện đại hóa cơ sở vật chất - kỹ thuật nhất là trong giai đoạn chƣa chuyển hiện đại hóa cơ sở vật chất - kỹ thuật nhất là trong giai đoạn chƣa chuyển lên cơ sở mới ở Hòa Lạc.

- Giai đoạn 2011 - 2015: Sử dụng cơ sở hạ tầng tại khu vực Cầu Giấy. Đến năm 2015, huy động và sử dụng có hiệu quả khoảng 100 tỷ đồng để tăng cường diện tích mặt bằng, cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, cải thiện trang thiết bị phục vụ giảng dạy và nghiên cứu.

Tăng diện tích mặt bằng thêm khoảng 2000 m2 tại khu vực 144 Xuân Thủy đáp ứng các chỉ số tối thiểu về diện tích mặt bằng phục vụ học tập của sinh viên, mặt bằng làm việc và nghiên cứu của cán bộ, giảng viên trong toàn trường.

Tỷ trọng nguồn thu bổ sung, bao gồm cả các nguồn thu từ hoạt động nghiên cứu phát triển, chuyển giao công nghệ và liên kết đào tạo quốc tế, đạt trên 40% tổng kinh phí hoạt động thường xuyên vào năm 2015.

- Giai đoạn 2015 - 2020: Sử dụng cơ sở hạ tầng tại khuôn viên mới ở Hòa Lạc.

Ngoài việc tiếp nhận cơ sở mới được xây dựng với các hệ thống hạ tầng kỹ thuật đã trang bị sẵn, cần huy động và sử dụng hiệu quả khoảng 200 tỷ đồng để hoàn thiện và khai thác cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và nghiên cứu, nhanh chóng đáp ứng nhu cầu phát triển quy mô hoạt động của Nhà trường phù hợp với các điều kiện mới.

Tỷ trọng nguồn thu bổ sung đạt trên 50% tổng kinh phí hoạt động thường xuyên vào năm 2020.

75

4.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Trƣờng Đại học Công nghệ Trƣờng Đại học Công nghệ

4.2.1. Đa dạng hóa các nguồn lực tài chính

Đối với nguồn kinh phí ngân sách Nhà nƣớc cấp

Kinh phí ngân sách Nhà nước cấp cho trường ĐHCN có sự thay đổi qua các năm, tuy nhiên đây là nguồn thu chủ yếu và cần được duy trì ổn định của Nhà trường. Trường ĐHCN cần chủ động đa dạng hóa nguồn kinh phí ngân sách cấp thông qua việc tìm kiếm, xây dựng, đề xuất các dự án đầu tư xây dựng cơ bản và các chương trình mục tiêu quốc gia nhằm hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động của Nhà trường; chấm dứt tình trạng xây dựng dự án đầu tư mà không nhằm mục tiêu rõ ràng, không nhắm đến hướng lâu dài. Dự án đầu tư cần nằm trong kế hoạch phát triển tổng thể của nhà trường trong trung hạn và dài hạn và nằm trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn của ĐHQGHN.

Đối với nguồn thu sự nghiệp và thu khác

Trong cơ cấu thu sự nghiệp, nguồn thu từ học phí của người học chiếm tỷ trọng cao. Nhà trường cần thực hiện thu đúng, thu đủ. Thu đúng theo khung học phí do Nhà nước quy định. Thu đủ theo khả năng của người học. Đề xuất mức thu theo chất lượng trên cơ sở thí điểm một số ngành, chuyên ngành có khả năng xã hội hóa trên cơ sở chất lượng đầu ra đã được kiểm định theo chuẩn khu vực, quốc tế; có chế độ miễn, giảm phù hợp đối với các trường hợp người học không đủ khả năng nộp học phí đúng mức quy định.

Đối với nguồn thu từ sản xuất và cung ứng dịch vụ, Nhà trường cần chủ động hơn nữa nhằm nâng cao tỷ trọng từ nguồn thu này. Với thế mạnh là CNTT, Nhà trường cần tích cực gia tăng nguồn thu từ các hoạt động nghiên cứu khoa học, các hoạt động đào tạo, NCKH gắn với nhu cầu sử dụng và phát triển của địa phương, giải quyết vấn đề cụ thể của địa phương theo đơn đặt

76

hàng, các nhiệm vụ, chương trình quốc gia như: Chương trình Tây Bắc, Đề án An toàn Thông tin đã phê duyệt của Chính phủ, …; tham gia sản xuất của cải vật chất, phát huy vai trò của Nhà trường là trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học, kỹ thuật.

Bên cạnh đó, Nhà trường cần tận dụng tối đa các nguồn tài trợ, viện trợ thông qua chương trình hợp tác song phương và đa phương đối với các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ... để tăng nguồn đầu tư cho giáo dục.

Ngoài ra, Nhà trường còn có thể huy động được từ các nguồn thu khác, như: cho thuê trang thiết bị, phương tiện; tham gia các hoạt động đầu tư, hay đạt giải thưởng…

+ Gắn việc tính đủ chi phí theo lộ trình: Chi phí tiền lương; chi phí trực tiếp, chi phí quản lý và chi phí khấu hao TSCĐ để tăng mức độ đảm bảo một phần chi phí thường xuyên và tăng nguồn thu để được mức tự chủ cao, giảm dần nhu cầu hỗ trợ từ NSNN.

+ Tăng cường nguồn thu dịch vụ: thông qua hoạt động liên doanh, liên kết trong nước, quốc tế về đào tạo, NCKH của Nhà trường. Đặc biệt chú trọng liên kết quốc tế và đào tạo công nghệ với các địa phương trên cơ sở cấp bằng, các lớp ngắn hạn, dài hạn cấp chứng chỉ đào tạo.

4.2.2. Nâng cao hiệu quả quản lý chi

Các trường ĐHCL được sử dụng nguồn NSNN cấp và nguồn thu sự nghiệp để chi trả cho các hoạt động của trường, như: chi hoạt động thường xuyên, chi hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ, chi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, chi đầu tư phát triển, chi các nhiệm vụ đột xuất được giao và các khoản chi khác.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính, Nhà trường cần nỗ lực hơn nữa để hoàn thiện công tác lập dự toán thu chi hàng năm; Chi đúng

77

quy định, sử dụng đúng mục đích; Chi tiết kiệm và có hiệu quả. Quản lý chặt chẽ tài chính nội bộ, thực hiện chi tiêu, lập và sử dụng các quỹ theo đúng quy định của Nhà nước.

Nhà trường cần đẩy nhanh tiến độ để kịp thời giải ngân kinh phí. Hồ sơ và số liệu trong các báo cáo cần được đảm bảo đúng và đủ để công tác tạm ứng, hoàn ứng và thanh quyết toán diễn ra thuận lợi hơn và được giải quyết kịp thời khi phát sinh. Có như vậy, tiến độ công việc, công tác giải ngân, tỷ lệ giải ngân mới đạt yêu cầu đặt ra trong từng thời kỳ.

Việc xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ cần được công khai thảo luận, lấy ý kiến trong toàn trường và phải được điều chỉnh hằng năm nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại.

Bộ máy quản lý cần được xây dựng gọn nhẹ, đơn giản nhưng vẫn đảm bảo khoa học, chất lượng cao trong quản lý tài chính.

Những nội dung cần tập trung để nâng cao hiệu quả quản lý chi:

+ Sửa đổi, bổ sung quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp với chế độ, chính sách của Nhà trường;

+ Hoàn thiện công tác khoán quản tại đơn vị, các bộ phận trực thuộc.

4.2.3. Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản

Nhà trường cần hoàn thiện công tác hạch toán, kế toán nhằm theo dõi thường xuyên và đầy đủ các tài sản tại đơn vị. Mở sổ sách theo dõi từng đơn vị tài sản theo đúng quy định về quản lý tài sản của Nhà nước. Hằng năm, thực hiện trích khấu hao tài sản đầy đủ, từ đó đưa ra các đánh giá sát thực về sự biến động của tài sản từ đó hỗ trợ công tác thanh lý tài sản, dự báo nhu cầu

Một phần của tài liệu Cơ chế quản lý tài chính tại Trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)