Đa dạng hóa các nguồn lực tài chính

Một phần của tài liệu Cơ chế quản lý tài chính tại Trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 87)

Đối với nguồn kinh phí ngân sách Nhà nƣớc cấp

Kinh phí ngân sách Nhà nước cấp cho trường ĐHCN có sự thay đổi qua các năm, tuy nhiên đây là nguồn thu chủ yếu và cần được duy trì ổn định của Nhà trường. Trường ĐHCN cần chủ động đa dạng hóa nguồn kinh phí ngân sách cấp thông qua việc tìm kiếm, xây dựng, đề xuất các dự án đầu tư xây dựng cơ bản và các chương trình mục tiêu quốc gia nhằm hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động của Nhà trường; chấm dứt tình trạng xây dựng dự án đầu tư mà không nhằm mục tiêu rõ ràng, không nhắm đến hướng lâu dài. Dự án đầu tư cần nằm trong kế hoạch phát triển tổng thể của nhà trường trong trung hạn và dài hạn và nằm trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn của ĐHQGHN.

Đối với nguồn thu sự nghiệp và thu khác

Trong cơ cấu thu sự nghiệp, nguồn thu từ học phí của người học chiếm tỷ trọng cao. Nhà trường cần thực hiện thu đúng, thu đủ. Thu đúng theo khung học phí do Nhà nước quy định. Thu đủ theo khả năng của người học. Đề xuất mức thu theo chất lượng trên cơ sở thí điểm một số ngành, chuyên ngành có khả năng xã hội hóa trên cơ sở chất lượng đầu ra đã được kiểm định theo chuẩn khu vực, quốc tế; có chế độ miễn, giảm phù hợp đối với các trường hợp người học không đủ khả năng nộp học phí đúng mức quy định.

Đối với nguồn thu từ sản xuất và cung ứng dịch vụ, Nhà trường cần chủ động hơn nữa nhằm nâng cao tỷ trọng từ nguồn thu này. Với thế mạnh là CNTT, Nhà trường cần tích cực gia tăng nguồn thu từ các hoạt động nghiên cứu khoa học, các hoạt động đào tạo, NCKH gắn với nhu cầu sử dụng và phát triển của địa phương, giải quyết vấn đề cụ thể của địa phương theo đơn đặt

76

hàng, các nhiệm vụ, chương trình quốc gia như: Chương trình Tây Bắc, Đề án An toàn Thông tin đã phê duyệt của Chính phủ, …; tham gia sản xuất của cải vật chất, phát huy vai trò của Nhà trường là trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học, kỹ thuật.

Bên cạnh đó, Nhà trường cần tận dụng tối đa các nguồn tài trợ, viện trợ thông qua chương trình hợp tác song phương và đa phương đối với các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ... để tăng nguồn đầu tư cho giáo dục.

Ngoài ra, Nhà trường còn có thể huy động được từ các nguồn thu khác, như: cho thuê trang thiết bị, phương tiện; tham gia các hoạt động đầu tư, hay đạt giải thưởng…

+ Gắn việc tính đủ chi phí theo lộ trình: Chi phí tiền lương; chi phí trực tiếp, chi phí quản lý và chi phí khấu hao TSCĐ để tăng mức độ đảm bảo một phần chi phí thường xuyên và tăng nguồn thu để được mức tự chủ cao, giảm dần nhu cầu hỗ trợ từ NSNN.

+ Tăng cường nguồn thu dịch vụ: thông qua hoạt động liên doanh, liên kết trong nước, quốc tế về đào tạo, NCKH của Nhà trường. Đặc biệt chú trọng liên kết quốc tế và đào tạo công nghệ với các địa phương trên cơ sở cấp bằng, các lớp ngắn hạn, dài hạn cấp chứng chỉ đào tạo.

Một phần của tài liệu Cơ chế quản lý tài chính tại Trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)