Cơ chế kiểm tra, kiểm soát tài chính

Một phần của tài liệu Cơ chế quản lý tài chính tại Trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 71)

3.2.5.1. Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Lãnh đạo Nhà trường luôn tạo điều kiện, môi trường tốt nhất để tổ chức, triển khai công tác kiểm tra kiểm soát tài chính nói riêng và toàn thể hoạt động của trường nói chung.

Phòng Kế hoạch - Tài chính có nhiệm vụ thực hiện công tác thu - chi tài chính đảm bảo đúng chế độ và tiến độ giải ngân, thực hiện công khai tài chính theo thông tư số 03/2005/TT-BTC ngày 06/01/2005 của Bộ Tài chính. Ngoài ra, Nhà trường áp dụng thống nhất hệ thống kế toán hành chính sự nghiệp quy định tại quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Hệ thống sổ sách kế toán thống nhất theo quy định của Luật kế toán và các văn bản hướng dẫn thi hành, tổ chức hạch toán rành mạch, đầy đủ tất cả các khoản thu, chi vào hệ thống sổ sách kế toán hoạt động chung của đơn vị. Thông qua công tác hạch toán kế toán, trường có thể kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch thu chi tài chính, tình hình thu nộp, thanh toán, kiểm tra việc giữ gìn, sử dụng tài sản, sử dụng kinh phí, phát hiện và ngăn ngừa kịp thời những vướng mắc, sai phạm trong chế độ chính sách, thể lệ tài chính của Nhà nước và của Nhà trường.

60

- Chi tiền lương, tiền công phải có bảng chấm công và bảng thanh toán tiền lương, riêng tiền lương, tiền công do hệ số điều chỉnh tăng thêm có tính đến điểm phạt khi không hoàn thành nhiệm vụ.

- Các khoản chi mua ngoài phải có hóa đơn tài chính hợp pháp theo quy định hiện hành và phù hợp với giá cả thị trường tại thời điểm mua.

- Hoạt động kiểm soát được thực hiện thường xuyên thông qua cơ chế tự kiểm của nhân viên phòng Kế hoạch - Tài chính, kế toán trưởng, giám hiệu Nhà trường. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra kiểm soát hoạt động tài chính của trường còn được tiến hành định kỳ hoặc bất thường của Trung tâm Đảm bảo chất lượng, chuyên gia đánh giá nội bộ thuộc ban ISO 9001: 2000 và Ban thanh tra Nhân dân Nhà trường.

3.2.5.2. Công tác kiểm tra, kiểm soát của cơ quan cấp trên

Kiểm toán cũng là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống công cụ quản lý tài chính và ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết. Kiểm toán luôn đi liền với hoạt động kế toán. Nếu kế toán làm nhiệm vụ tổ chức thu thập, xử lý và cung cấp những thông tin, thì kiểm toán chính là sự xác nhận tính chuẩn xác của thông tin. Qua đó hoàn thiện các quá trình quản lý, hoàn thiện quá trình tổ chức thông tin phục vụ có hiệu quả cho các đối tượng xử lý thông tin kế toán.

Công tác kiểm toán trong ĐHCN hiện nay do Kiểm toán Nhà nước thực hiện là chủ yếu, hoạt động kiểm toán đối với Nhà trường hiện nay được thực hiện theo định kỳ. Ngoài ra, do đặc thù là một trường đại học thành viên của ĐHQGHN nên công tác kế hoạch tài chính của trường ĐHCN nói riêng và kế hoạch nhiệm vụ khác được thực hiện theo quy định và hướng dẫn của ĐHQGHN, đồng thời chịu sự giám sát chặt chẽ của trường ĐHQGHN.

Như vậy, để đáp ứng nhu cầu quản lý tài chính đối với trường ĐHCN, nhất là trong giai đoạn hiện nay, để đa dạng nguồn thu, nâng cao hiệu quả sử

61

dụng nguồn ngân sách cũng như các nguồn thu khác thì công tác hạch toán kế toán, kiểm toán cũng phải có những giải pháp hữu hiệu hơn.

3.3. Đánh giá thực trạng cơ chế quản lý tài chính tại trƣờng Đại học Công nghệ - ĐHQGHN

3.3.1. Những kết quả đạt đƣợc

Trong thời gian qua, với sự phấn đấu, nỗ lực của từng cán bộ, giảng viên, học sinh, sinh viên, trường ĐHCN đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, tiếp tục đóng góp và ghi những dấu ấn quan trọng trong sự nghiệp giáo dục đào tạo của đất nước, tiếp tục khẳng định vị thế, uy tín trong xã hội.

Những kết quả cụ thể Nhà trường đã đạt được trong những năm qua là: - Xây dựng và ban hành hệ thống chỉ tiêu kế hoạch tài chính

Cùng với việc xây dựng và ban hành hệ thống chỉ tiêu kế hoạch trên các mặt: Tổ chức hành chính, đào tạo, khoa học công nghệ và cơ sở vật chất; Nhà trường cũng xây dựng và ban hành hệ thống chỉ tiêu kế hoạch tài chính.

Hệ thống chỉ tiêu kế hoạch được xây dựng trên cơ sở sơ kết tình hình thực hiện năm trước và dự kiến kế hoạch năm sau làm cơ sở theo dõi, giám sát và đánh giá thực hiện kế hoạch. Công tác kế hoạch tài chính của Nhà trường đã thực hiện đúng các quy định và hướng dẫn của ĐHQGHN, các chỉ tiêu chính, nhiệm vụ, sản phẩm đầu ra gắn với dự toán kinh phí dự kiến.

- Xây dựng và thực hiện thu - chi theo quy chế chi tiêu nội bộ

Thực hiện cơ chế đối với các đơn vị sự nghiệp có thu theo quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ- CP, trường ĐHCN đã bước đầu xây dựng và thực hiện thu - chi theo quy chế chi tiêu nội bộ. Đây là việc làm quan trọng giúp cho nhà trường chủ động trong việc sử dụng kinh phí hoạt động thường xuyên được giao đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả. Quy chế chi tiêu nội bộ cũng là cơ sở để cán bộ, viên chức nhà trường thực hiện, đảm bảo tính thống

62

nhất, minh bạch, công bằng trong công tác tài chính. Trường đã xây dựng và công bố công khai chế độ quản lý tài chính, thu nhập tăng thêm, chế độ công tác phí, điện thoại, xăng dầu, văn phòng phẩm, chế độ giảng viên, NCKH, hoạt động dịch vụ, trích lập các quỹ, góp phần tăng cường công tác quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, thúc đẩy các hoạt động tăng thu, tiết kiệm chi phí tại đơn vị. Những bất cập về định mức thu – chi, hướng dẫn thực hiện… của năm trước được tập hợp, xem xét và điều chỉnh hợp lý trong quy chế chi tiêu nội bộ của năm sau.

- Tiếp cận phƣơng thức khoán chi

Năm 2012 là năm đầu tiên Nhà trường áp dụng một số định mức tiếp cận phương thức khoán chi, tạo điều kiện cho các bộ phận phát huy hiệu quả việc tiết kiệm chi thường xuyên, chủ động hơn trong triển khai công việc và bước đầu xóa bỏ được cơ chế “xin - cho”, góp phần minh bạch và bình đẳng trong công việc.

- Nâng cao hiệu quả công tác lập và phân bổ ngân sách, quy trình thanh toán thù lao giảng dạy

Việc lập và phân bổ ngân sách sát thực tế hơn, đảm bảo đúng và đủ kinh phí cho các hoạt động, việc điều chuyển, bổ sung kinh phí được hạn chế. Quy trình thanh toán thù lao giảng dạy đã đi vào ổn định. Việc thanh toán chỉ được tiến hành sau khi có xác nhận khối lượng công việc đã thực hiện. Mọi giảng viên, cán bộ quản lý đều nhận thức đúng đắn về quy trình này vì vậy công tác này được thực hiện tốt hơn các năm trước.

- Nâng cao chất lƣợng quản lý đầu tƣ XDCB, quản lý tài sản; công tác trích lập, quản lý các quỹ

Để quản lý đầu tư XDCB, Nhà trường đã tuân thủ nghiêm ngặt các chế độ, quy định về quản lý đầu tư của Nhà nước, từ khâu lập dự án đến thực

63

hiện, kết thúc dự án. Về công tác quản lý tài sản, năm 2013, Nhà trường đã hoàn thành đợt kiểm kê tài sản, báo cáo ĐHQGHN danh mục bao gồm hơn 500 thiết bị đến kỳ thanh lý, hiện đang chờ ĐHQGHN phê duyệt để triển khai trong thời gian nhanh nhất.

Công tác trích lập và quản lý các quỹ tuân thủ đúng các quy định của Nhà nước; đồng thời thực hiện theo đúng nguyên tắc: Công khai dân chủ, công bằng; tuân thủ đúng các quy định của Qui chế chi tiêu nội bộ.

- Tăng thêm thu nhập của cán bộ, viên chức

Năm 2012, thu nhập trung bình của cán bộ, viên chức là 11.397.000đ/người/tháng; tăng khoảng 24,11% so với năm 2011, vượt kế hoạch đề ra là 14%. Năm 2013, thu nhập trung bình của cán bộ, viên chức là 14.373.000đ/người/tháng; tăng 26,1% so với năm 2012, vượt kế hoạch đề ra. Năm 2014, thu nhập trung bình vào khoảng gần 19.000.000đ/người/tháng. Kết quả này có được là do Nhà trường đã khai thác triệt để các nguồn thu, phần chênh lệch thu chi được trích lập các quỹ và bổ sung nguồn kinh phí hoạt động, từ đó có nguồn kinh phí trả thêm cho người lao động giúp cho đời sống của cán bộ, viên chức ngày càng được cải thiện. Ngoài ra, việc tăng lương của cán bộ viên chức còn do chế độ cải cách tiền lương cơ bản của Nhà nước từ 830.000đ/tháng lên 1.050.000đ/tháng áp dụng từ năm 2012. Từ 1.050.000đ/tháng lên 1.150.000đ/tháng áp dụng từ ngày 01/07/2013. Cán bộ, viên chức Nhà trường đều thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân đối với Nhà nước.

- Nâng cao chất lƣợng đào tạo

Trong thời gian qua, trường ĐHCN đã hoàn thành Quy hoạch ngành, chuyên ngành theo chỉ đạo chung của ĐHQGHN. Đề xuất và được phê duyệt mở mới 3 chương trình đào tạo bậc thạc sĩ, được phê duyệt tăng chỉ tiêu tuyển sinh qua các năm. Quy mô tuyển sinh bậc đại học và sau đại học được thể hiện trong bảng 3.8 như sau:

64

Bảng 3.8: Quy mô tuyển sinh trƣờng ĐHCN, giai đoạn 2012 - 1014

STT Năm

Quy mô tuyển sinh

Đại học Sau đại học

Học viên cao học Nghiên cứu sinh

1 2012 560 310 35

2 2013 602 355 30

3 2014 700 310 25

(Nguồn: Kỷ yếu “Trường ĐHCN: 15 năm xây dựng và trưởng thành”, Trường ĐHCN, 2014, Hà Nội)

Nhà trường tiếp tục quan tâm thực hiện đúng quy chế công tác tuyển sinh đại học và sau đại học, điểm chuẩn được giữ ổn định ở mức cao. Chất lượng đào tạo được nâng cao, tỷ lệ sinh viên theo học hết khóa đạt trên 85%, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đúng hạn đạt gần 70%, cơ bản giữ ổn định so với các năm trước. Bên cạnh đó, công tác quản lý hoạt động đào tạo được nâng cao do Nhà trường đã tích cực triển khai tin học hóa một số nghiệp vụ đào tạo như: Đưa vào sử dụng cổng thông tin đào tạo giúp cho người học có thể tra cứu điểm, lịch thi…; áp dụng phần mềm quản lý cấp phát văn bằng, phần mềm nhập điểm tự động cho giảng viên.

Trường ĐHCN tiếp tục thực hiện 2 đề án thành phần phát triển ngành, chuyên ngành đạt trình độ quốc tế. Theo đó các chỉ tiêu được đề ra trong đề án cơ bản hoàn thành và hoàn thành vượt mức, được ĐHQGHN đánh giá là đơn vị có kết quả tốt nhất. Tính đến thời điểm hiện tại, hai chương trình đào tạo thuộc 2 đề án đều đã được đánh giá ngoài, đạt yêu cầu theo bộ tiêu chuẩn của mạng lưới các trường Đại học Đông Nam Á (AUN) đó là: chương trình cử nhân Công nghệ Điện tử - Viễn thông (đánh giá tháng 4/2013), cử nhân Khoa học Máy tính (đánh giá tháng 5/2014).

65

Đồng thời, Nhà trường tiếp tục thực hiện chu kỳ kiểm định chất lượng đơn vị đào tạo theo bộ tiêu chuẩn của ĐHQGHN (tháng 11/2013) và trở thành trường đầu tiên trong ĐHQGHN đạt chuẩn chất lượng đơn vị đào tạo theo định hướng chuẩn AUN.

Công tác quản lý đào tạo của Nhà trường được triển khai tốt, đúng quy chế. Công tác nâng cao kỷ cương quản lý đào tạo theo kế hoạch của ĐHQGHN tiếp tục được tăng cường.

- Hoạt động khoa học công nghệ tiếp tục đƣợc đẩy mạnh

Hoạt động NCKH, chuyển giao công nghệ tiếp tục được đẩy mạnh và có sự phát triển cả về số lượng và chất lượng.

Nhà trường tiếp tục xây dựng và triển khai các dự án KHCN: Tập trung tiếp nhận và triển khai dự án Giám sát bề mặt (S43) với kinh phí đầu tư 43 tỷ, triển khai nhiệm vụ xây dựng đề xuất Đề án giám sát hiện trường phục vụ việc ra quyết định nhanh và chính xác theo chỉ đạo của ĐHQGHN; triển khai dự án đầu tư phòng thí nghiệm chuyên sâu về ngôn ngữ tự nhiên thuộc nhiệm vụ chiến lược; dự án TCNL phòng thí nghiệm vật liệu nano thuộc khoa Vật lý Kỹ thuật.

Quản lý và thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học: Nhà trường tiếp tục thực hiện các đề tài cấp Nhà nước, đề tài cấp Bộ, đề tài cấp ĐHQGHN, đề tài cấp trường, đề tài với các đơn vị khác. Nhà trường đã tiến hành nghiệm thu khoảng 30 đề tài. Tổng kinh phí thu hút từ các nhiệm vụ, đề tài NCKH và kinh phí bình quân theo giảng viên cơ hữu được nâng lên hàng năm. Số lượng đề tài Trường ĐHCN đã và đang chủ trì được thể hiện qua bảng 3.9 như sau:

66

Bảng 3.9: Số lƣợng đề tài Trƣờng ĐHCN đã và đang chủ trì, giai đoạn 2012 – 2014

Năm

Phân loại đề tài

Tổng số Đề tài cấp Nhà nƣớc Đề tài cấp Bộ/ cấp ĐHQGHN Đề tài cấp trƣờng 2012 38 16 75 129 2013 36 20 132 188 2014 66 23 100 189

(Nguồn: Kỷ yếu “Trường ĐHCN: 15 năm xây dựng và trưởng thành”, Trường ĐHCN, 2014, Hà Nội)

Qua bảng 3.9 ta thấy, số đề tài Trường ĐHCN đã và đang chủ trì tăng dần qua các năm. Điều này cho thấy đội ngũ cán bộ, giảng viên trường ĐHCN đã rất nỗ lực trong công cuộc khẳng định vị thế của Nhà trường cả trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó, cán bộ khoa học của trường còn đề xuất, đăng ký và được giao thực hiện 20 đề tài hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước. Các hoạt động nghiên cứu đã thu hút mạnh mẽ sự tham gia của sinh viên, học viên đồng thời là điều kiện căn bản để thu hút vào đào tạo nghiên cứu sinh tại trường.

Ngoài việc đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, trường ĐHCN cũng tiếp tục hình thành và phát triển các sản phẩm KHCN, đẩy mạnh hoạt động sở hữu trí tuệ; tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học quốc tế và tích cực tham gia các hoạt động KHCN do ĐHQGHN tổ chức. Bảng 3.10 cung cấp thông tin về công bố khoa học của Trường ĐHCN giai đoạn 2012 - 2014. Số công trình được công bố quốc tế tăng liên tục và đáng kể theo các năm, trong đó nhiều công trình có chỉ số ảnh hưởng đáng chú ý.

67

Bảng 3.10: Công bố khoa học của Trƣờng ĐHCN, giai đoạn 2011 - 2014

STT Phân loại tạp chí Số lƣợng 2011 2012 2013 2014 Tổng số 1 Tạp chí khoa học quốc tế 15 23 66 65 169 2 Tạp chí khoa học cấp ngành trong nước 12 11 23 19 65 3 Tạp chí/ tập san cấp trường - - - - - Tổng 27 34 89 84 234

(Nguồn: Kỷ yếu “Trường ĐHCN: 15 năm xây dựng và trưởng thành”, Trường ĐHCN, 2014, Hà Nội)

- Liên kết đào tạo quốc tế

Trường ĐHCN tiếp tục triển khai tổ chức đào tạo hai chương trình đào tạo thạc sỹ và một chương trình đào tạo cử nhân, đó là: Đào tạo thạc sỹ Công nghệ Thông tin và Web, liên kết với Đại học Claude Bernard Lyon 1, Cộng hòa Pháp; đào tạo thạc sỹ Thông tin, Hệ thống và Công nghệ, liên kết với Đại học Paris-Sud 11, Cộng hòa Pháp. Hai chương trình thạc sỹ đã hoàn thành việc đào tạo và cấp bằng. Nhà trường đã lập hồ sơ báo cáo đề nghị ĐHQGHN thẩm định cho phép triển khai đào tạo hai chương trình này trong giai đoạn mới. Ngoài ra, Nhà trường cũng liên kết với Đại học Troy, Hoa Kỳ để đào tạo cử nhân Khoa học máy tính, trong thời gian vừa qua chương trình này đã hoàn thành toàn bộ công tác đào tạo và cấp bằng.

3.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân 3.3.2.1. Tồn tại

Một phần của tài liệu Cơ chế quản lý tài chính tại Trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)