Nhà trường cần hoàn thiện công tác hạch toán, kế toán nhằm theo dõi thường xuyên và đầy đủ các tài sản tại đơn vị. Mở sổ sách theo dõi từng đơn vị tài sản theo đúng quy định về quản lý tài sản của Nhà nước. Hằng năm, thực hiện trích khấu hao tài sản đầy đủ, từ đó đưa ra các đánh giá sát thực về sự biến động của tài sản từ đó hỗ trợ công tác thanh lý tài sản, dự báo nhu cầu đầu tư bổ sung. Công tác cập nhật thông tin, kế hoạch sửa chữa, tạo nguồn kinh phí sửa chữa, thanh lý tài sản cần được đầu tư đẩy nhanh hơn nữa.
Nhà trường cần xây dựng Quy chế quản lý tài sản nhằm tăng cường công tác quản lý. Định kỳ theo dõi, kiểm tra, giám sát quá trình tuân thủ Quy chế quản lý tài sản. Cần phân cấp, phân quyền, có chế tài cụ thể đối với quy trình quản lý tài sản. Nghiêm cấm các hành vi chiếm đoạt hoặc sử dụng tài sản
78
công cho mục đích cá nhân. Cụ thể hóa bằng văn bản, công khai trên các phương tiện thông tin để thấy rõ tầm quan trọng và ảnh hưởng của công tác này đến chất lượng đào tạo.
Những biện pháp cần thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản trên cơ sở các Phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, các trang thiết bị dự án đầu tư chiều sâu:
- Đầu tư mua sắm theo dự án gắn đánh giá hiệu quả thiết bị được đầu tư; - Tính toán đầy đủ chi phí liên quan sử dụng trang thiết bị được đầu tư thông qua tần xuất sử dụng và gắn dịch vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và trích khấu hao TSCĐ theo quy định.