Xác định nguồn thu

Một phần của tài liệu Cơ chế quản lý tài chính tại Trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 61)

Trường Đại học Công nghệ trải qua một quá trình xây dựng và phát triển đến nay đã là một trường Đại học có thương hiệu trên cả nước. Hàng năm, ngân sách Nhà nước cấp cho Trường ĐHCN theo định mức, theo quy mô hiện có và các chương trình mục tiêu, các dự án. Cơ cấu nguồn kinh phí của Nhà trường được thể hiện qua bảng 3.2:

Bảng 3.2: Cơ cấu nguồn kinh phí, giai đoạn 2012 - 2014

Đơn vị: triệu đồng

STT Nội dung

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) 1 Ngân sách Nhà nước 30.748,4 59,7 64.345,3 77,3 22.561,7 48,1 2 Thu sự nghiệp 20.727,9 40,3 18.869,6 22,7 24.342,4 51,9 Tổng cộng 51.476,3 100 83.214,9 100 46.904,1 100

(Nguồn: Báo cáo về tình hình hoạt động của trường Đại học Công nghệ - ĐHQGHN, Trường ĐHCN, 2015, Hà Nội)

50

Nguồn thu sự nghiệp (bổ sung ngân sách) còn chiếm tỷ lệ thấp (trung bình khoảng 38%) có nguyên nhân từ quy mô đào tạo đại ho ̣c, sau đa ̣i ho ̣c còn nhỏ và học phí thực hiện theo Quyết định của Chính phủ và chưa thực hiện thu học phí theo chất lượng đào tạo được kiểm định theo chuẩn quốc tế và mức học phí hiện đang thực hiện còn thấp.

- Cơ cấu nguồn kinh phí ngân sách Nhà nƣớc cấp

Trong xu hướng tăng chi cho sự nghiệp giáo dục, nguồn ngân sách Nhà nước cấp chi thường xuyên cho trường ĐHCN được thể hiện thông qua bảng 3.3:

Bảng 3.3: Cơ cấu nguồn kinh phí ngân sách Nhà nƣớc cấp, giai đoạn 2012 - 2014

Đơn vị: triệu đồng

STT

Nội dung

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) 1 NSNN cấp chi thường xuyên 27.248,4 88,6 27.178,0 42,2 22.561,7 100% 2 Chi không thường

xuyên 3.500,0 11,4 37.167,3 57,8 - - 3 Chi đầu tư phát

triển - - - - - -

Tổng cộng 30.748,4 100 64.345,3 100 22.561,7 100

(Nguồn: Báo cáo về tình hình hoạt động của trường Đại học Công nghệ - ĐHQGHN, Trường ĐHCN, 2015, Hà Nội)

51

Trong cơ cấu nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước cấp, nguồn kinh phí cấp cho hoạt động thường xuyên chiếm tỷ lệ rất cao. Năm 2012, nguồn kinh phí NSNN cấp chi thường xuyên chiếm 88,6%. Năm 2013, tỷ lệ này giảm đáng kể ở mức 42,2%. Nguyên nhân là do nguồn kinh phí chi cho hoạt động không thường xuyên tăng mạnh, từ 11,4% năm 2012 lên 57,8% năm 2013 do đứng trước yêu cầu của việc nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu, trường ĐHCN đã có rất nhiều dự án xây dựng cơ sở vật chất để Nhà trường ngày càng hiện đại và khang trang hơn. Vì vậy, năm 2013 tỷ lệ kinh phí NSNN cấp cho hoạt động không thường xuyên tăng lên đáng kể.

- Cơ cấu nguồn thu sự nghiệp

Nguồn thu sự nghiệp bao gồm: Thu học phí, lệ phí; thu dịch vụ và thu sự nghiệp khác; được trườ ng ĐHCN thống nhất quản lý và hướng dẫn thống nhất việc thu chi theo quy định. Bên cạnh đó, Nhà trường còn có các nguồn thu từ sản xuất, cung ứng dịch vụ và các khoản thu khác.

Bảng 3.4 cho thấy cơ cấu nguồn thu ngoài NSNN của Nhà trường.

Bảng 3.4: Cơ cấu nguồn thu sự nghiệp, giai đoạn 2012 - 2014

Đơn vị: triệu đồng

STT Nội dung

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) 1 Học phí, lệ phí 16.280,7 78,5 13.742,9 72,8 19.066,4 78,3 2 Thu dịch vụ 1.776,6 8,6 699,6 3,7 1.689,0 6,9 3 Thu sự nghiệp khác 2.670,7 12,9 4.427,1 23,5 3.587,0 14,8 Tổng cộng 20.727,9 100 18.869,6 100 24.342,4 100

(Nguồn: Báo cáo về tình hình hoạt động của trường Đại học Công nghệ - ĐHQGHN, Trường ĐHCN, 2015, Hà Nội)

52

Đối với các trường ĐHCL nói chung và trường ĐHCN nói riêng, học phí là nguồn thu chủ yếu, đóng vai trò quan trọng trong việc cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, đầu tư chiều sâu, trang thiết bị cho điều kiện giảng dạy, học tập cũng như nâng cao thu nhập cho cán bộ, công chức của Nhà trường.

Qua bảng 3.4 trên ta thấy, nguồn thu ngoài NSNN của Nhà trường chủ yếu tập trung vào nguồn thu từ học phí của người học, chiếm trên 70% trong tổng nguồn thu sự nghiệp và thu khác. Khoản thu này được sử dụng để bù đắp thêm chi phí cho công tác quản lý, giảng dạy của cán bộ, giảng viên; phục vụ công tác đào tạo, trang bị thêm cơ sở vật chất hỗ trợ cho công tác quản lý, giảng dạy và học tập.

Đóng góp của hoạt động sản xuất và cung ứng dịch vụ trong tổng thu còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Năm 2013 khoản thu này có xu hướng thu hẹp hơn so với năm 2012, thể hiện: Tỷ trọng nguồn thu từ sản xuất và cung ứng dịch vụ năm 2012 chiếm 8,6% trong khi năm 2013 con số này chỉ là 3,7%, giảm hơn một nửa so với năm 2012. Điều này có nguyên nhân từ khó khăn trong việc phát triển các nghiên cứu sâu về công nghệ trọng điểm trong bối cảnh trình độ nền kinh tế của Việt Nam vẫn ở trình độ thấp. Tuy nhiên, năm 2014 tỷ lệ nguồn thu dịch vụ đã được cải thiện, tăng lên thành 6,9%. Kết quả này có được là do có sự tuân thủ theo cơ chế quản lý, phối hợp chung, Trung tâm Hỗ trợ Sinh viên ĐHQGHN chịu trách nhiệm về hệ thống ký túc xá và hệ thống dịch vụ liên quan cho sinh viên Trường ĐHCN. Theo đó hàng năm Trường ĐHCN có 100 chỗ ở nội trú cho sinh viên mới nhập học.

Nhà trường đặt ra mục tiêu phấn đấu tới năm 2020, tỷ lệ nguồn thu từ kinh phí nghiên cứu và dịch vụ khoa học công nghệ và các dịch vụ khác đạt khoảng 30% Tổng nguồn kinh phí của Nhà trường. Giải pháp tăng cường năng lực để phối hợp các hoạt động nghiên cứu KHCN với các tập đoàn công nghiệp lớn cho phép Trường ĐHCN có thể đi trước, đón đầu xu thế tăng cường tiến bộ KHCN của nước nhà.

53

Để nâng cao nguồn thu từ hoạt động sản xuất và cung ứng dịch vụ Nhà trường cần có cơ chế khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi để khai thác, phát triển hoạt động này.

Một phần của tài liệu Cơ chế quản lý tài chính tại Trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)