Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy

Một phần của tài liệu Cơ chế quản lý tài chính tại Trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 54)

3.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ

Quyết định thành lập trường Đại học Công nghệ số 92/2004/QĐ-TTg đã đề ra hai nhiệm vụ chính cho Nhà trường, đó là:

- Đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học, sau đại học và bồi dưỡng nhân tài thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ;

- Nghiên cứu và triển khai ứng dụng khoa học, công nghệ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

43

Trường Đại học Công nghệ tự hào với cụm từ “Bồi dưỡng nhân tài” trong quyết định thành lập. Đây cũng là đặc trưng điển hình nhất trong sứ mạng và nhiệm vụ của Nhà trường.

Trên cơ sở các lĩnh vực hoạt động đã được đề ra trong Đề án thành lập và nhiệm vụ Chính phủ giao, phương hướng xây dựng và phát triển trường Đại học Công nghệ đã được Đảng ủy và Ban giám hiệu thảo luận kỹ lưỡng, được nhất trí cao ngay tại phiên họp đầu tiên ngày 03/02/2005 của Hội đồng Khoa học và Đào tạo Trường ĐHCN, cụ thể là:

Trường ĐHCN tập trung các hoạt động đào tạo và nghiên cứu theo hướng các ngành công nghệ mũi nhọn thuộc bốn lĩnh vực là Công nghệ thông tin và truyền thông; Công nghệ điện tử và tự động hóa; Khoa học và công nghệ vật liệu nano; Công nghệ sinh học tiên tiến. Hoạt động đào tạo tập trung vào các loại hình đào tạo chất lượng cao. Hợp tác liên kết giữa trường đại học và viện nghiên cứu được coi là nét đặc trưng trong phát triển của Nhà trường.

GS.VS. Nguyễn Văn Hiệu - Hiệu trưởng sáng lập Nhà trường đã khởi động phương châm: “Phát huy thế mạnh về khoa học cơ bản mạnh của ĐHQGHN để phát triển các ngành công nghệ trọng điểm, kết hợp giữa viện nghiên cứu và trường đại học gắn nghiên cứu - triển khai với sản xuất - kinh doanh”. Chính vì vậy, chủ trương liên kết hợp tác giữa trường đại học - viện nghiên cứu và doanh nghiệp được triển khai mạnh mẽ.

Đại hội Đảng bộ trường ĐHCN lần thứ nhất diễn ra trong các ngày 12 - 13/09/2005 xác định phương hướng chung là “phát huy mọi nguồn lực tạo ra một số bước đột phá trong việc nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học để xây dựng nền tảng vững chắc cho mô hình đại học nghiên cứu trong trường ĐHCN”.

Trong hai ngày 06 - 07/07/2010, đại hội Đảng bộ trường ĐHCN lần thứ hai đã tiếp tục khẳng định mục tiêu xây dựng trường ĐHCN theo định hướng

44

đại học nghiên cứu, trở thành trường đại học tiêu biểu của hệ thống giáo dục đại học Việt Nam, từng bước đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và quốc tế với phương hướng chung là “Xây dựng tại trường ĐHCN một môi trường giáo dục đại học chuẩn mực, là một thể thống nhất hữu cơ của tất cả các mặt giảng dạy, học tập, nghiên cứu và phục vụ cấu thành từ: Môi trường đào tạo chuẩn mực; Môi trường hoạt động nghiên cứu tích cực; Môi trường trao đổi, hợp tác trong nước và quốc tế cởi mở, năng động và thân thiện; Môi trường quản lý chuyên nghiệp, văn minh; Môi trường sống và làm việc giàu tính nhân văn”.

Kế thừa các thành quả, tâm huyết của các thế hệ đi trước, cán bộ, giảng viên, sinh viên trường ĐHCN tiếp tục giữ vững và phát huy truyền thống, thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển trong giai đoạn mới, đưa trường ĐHCN ngày càng phát triển và trưởng thành hơn.

Chiến lược phát triển Nhà trường đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được xây dựng và hoàn thiện theo tinh thần xây dựng định hướng thống nhất cho mọi hoạt động đào tạo và nghiên cứu của Nhà trường với khẩu hiệu “Sáng tạo - Tiên phong - Chất lượng cao”.

3.1.2.2. Tổ chức bộ máy

Với các nhiệm vụ đã đặt ra, cơ cấu tổ chức của trường ĐHCN được bố trí hợp lý và khoa học.

Ban giám hiệu gồm có Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của Nhà trường. Hỗ trợ cho Hiệu trưởng là hai Phó hiệu trưởng.

Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Hội đồng Cố vấn quốc tế đóng vai trò là hội đồng tư vấn có nhiệm vụ tư vấn, giúp việc cho Ban giám hiệu Nhà trường. Các đơn vị đào tạo gồm có: Khoa Công nghệ Thông tin, Khoa Điện tử Viễn thông, Khoa Vật lý Kỹ thuật và Công nghệ Nano, Khoa Cơ học Kỹ thuật và Tự động hóa. Đứng đầu mỗi khoa là Ban Chủ nhiệm khoa gồm Chủ nhiệm

45

khoa và các Phó Chủ nhiệm khoa. Trong khoa còn có các Bộ môn và các Phòng thí nghiệm.

Các đơn vị nghiên cứu, triển khai bao gồm: Trung tâm Máy tính; Trung tâm Nghiên cứu Điện tử Viễn thông; Trung tâm Đào tạo Liên kết, Dịch vụ Khoa học Công nghệ và Chuyển giao Tri thức; Trung tâm Công nghệ Tích hợp liên ngành Giám sát hiện trường; Pḥng thí nghiệm Mục tiêu các Hệ tích hợp thông minh; Pḥng thí nghiệm Mục tiêu Công nghệ Micro – Nano.

Các đơn vị chức năng gồm có: Pḥng Tổ chức - Hành chính; Pḥng Đào tạo; Pḥng Công tác Sinh viên ; Pḥng Khoa học Công nghệ và Hợp tác Quốc tế ; Pḥng Kế hoạch - Tài chính; Ban Thanh tra; Trung tâm đảm bảo chất lượng.

46

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức trƣờng Đại học Công nghệ - ĐHQGHN Đảng ủy

Hội đồng Khoa học và Đào tạo

Ban giám hiệu Hội đồng Cố vấn Quốc tế

Đơn vị đào tạo

Khoa Công nghệ Thông tin Khoa Điện tử Viễn thông Khoa Vật lý Kỹ thuật và Công nghệ Nano

Khoa Cơ học Kỹ thuật và Tự động hóa

Đơn vị nghiên cứu, triển khai

Trung tâm Máy tính

Trung tâm Nghiên cứu Điện tử Viễn thông Trung tâm Đào tạo Liên kết, Dịch vụ Khoa học Công nghệ và Chuyển giao Tri thức Trung tâm Công nghệ Tích hợp liên ngành Giám sát hiện trường

Pḥng thí nghiệm Mục tiêu các Hệ tích hợp thông minh

Pḥng thí nghiệm Mục tiêu Công nghệ Micro - Nano

Đơn vị chức năng

Pḥng Tổ chức - Hành chính; Pḥng Đào tạo

Pḥng Công tác Sinh viên

Pḥng Khoa học Công nghệ và Hợp tác Quốc tế

Pḥng Kế hoạch - Tài chính; Ban Thanh tra

47

Cơ cấu nhân sự

Để thực hiện sứ mạng và nhiệm vụ bồi dưỡng nhân tài với mục tiêu đào tạo đạt chất lượng cao hàng đầu trong cả nước, cán bộ, giảng viên trường Đại học Công nghệ đã không ngừng nỗ lực để trở thành các nhà khoa học, nhà đào tạo có năng lực chuyên môn cao. Cơ cấu cán bộ, giảng viên của Nhà trường được thể hiện trong bảng 3.1:

Bảng 3.1: Cơ cấu cán bộ, giảng viên trƣờng Đại học Công nghệ - ĐHQGHN theo trình độ đào tạo, giai đoạn 2012 – 2014

Đơn vị: người

Năm

Tổng số GVCH theo trình độ đào tạo

CBCH GVCH TSKH,

TS ThS ĐH Khác

2012 143 103 74 27 2 0 0

2013 148 105 79 25 1 0 0

2014 146 103 78 23 2 0 0

(Nguồn: Báo cáo về tình hình hoạt động của trường Đại học Công nghệ - ĐHQGHN, Trường ĐHCN, 2015, Hà Nội)

Bảng 3.1 cho thấy: Số cán bộ, giảng viên qua các năm không có sự biến động lớn. Tính đến ngày 31/12/2014, số lượng cán bộ cơ hữu của Trường ĐHCN là 146 người trong đó có 103 giảng viên cơ hữu. Số giảng viên cơ hữu có học vị từ tiến sĩ trở lên là rất cao, chiếm trên 70% trong cả ba năm, cụ thể: Năm 2012 là 74 người; năm 2013 là 79 người và năm 2014 là 78 người. Theo Đề án Xây dựng Trường ĐHCN tại Hòa Lạc, quy mô giảng viên của Trường ĐHCN là 715 người với ít nhất 60% có trình độ tiến sĩ. Trong Kế hoạch Chiến lược Phát triển Trường ĐHCN tới năm 2015, quy mô cán bộ cơ hữu là 280 người, trong đó có 200 giảng viên. Đội ngũ giảng viên kiêm nhiệm với 25 giảng viên đã góp phần hiện đại hóa nội dung giảng dạy, tiếp cận trình độ tiên tiến, góp phần nâng cao trình độ hội nhập thế giới của Trường ĐHCN.

48

3.1.3. Chế độ chính sách của Nhà nƣớc liên quan đến cơ chế quản lý tài chính tại trƣờng Đại học Công nghệ

- Thông tư số 81/2006/TT-BTC ngày 06/9/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính;

- Thông tư số 172/2009/TT-BTC ngày 26/8/2009 của Bộ Tài chính sửa đổi một số điểm của Thông tư số 81/2006/TT-BTC ngày 06/9/2006;

- Nghị định số 49/2010/NĐ-CP, quy định miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ 2010 - 2011 đến 2014 - 2015;

- Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 2/10/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước;

- Luật Giáo dục đại học số 08/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012; - Nghị quyết 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014 - 2017;

- Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg ngày 10/12/2014 ban hành Điều lệ trường đại học;

- Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính.

3.2. Thực trạng cơ chế quản lý tài chính tại trƣờng Đại học Công nghệ, ĐHQGHN

3.2.1. Cơ chế huy động, tạo nguồn lực tài chính

3.2.1.1. Thực trạng huy động, tạo nguồn lực tài chính

Trường Đại học Công nghệ thuộc loại đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động. Nguồn thu của trường Đại học Công nghệ bao gồm: Nguồn kinh phí Ngân sách nhà nước cấp, thu sự nghiệp và thu khác:

49

- Thứ nhất: Nguồn kinh phí Ngân sách nhà nước cấp, bao gồm: + Kinh phí hoạt động thường xuyên

+ Kinh phí hoạt động không thường xuyên + Kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản

- Thứ hai: Nguồn kinh phí thu sự nghiệp và thu khác, bao gồm: + Thu phí, lệ phí

+ Thu hoạt động sản xuất và cung ứng dịch vụ + Các nguồn thu khác

3.2.1.2. Xác định nguồn thu

Trường Đại học Công nghệ trải qua một quá trình xây dựng và phát triển đến nay đã là một trường Đại học có thương hiệu trên cả nước. Hàng năm, ngân sách Nhà nước cấp cho Trường ĐHCN theo định mức, theo quy mô hiện có và các chương trình mục tiêu, các dự án. Cơ cấu nguồn kinh phí của Nhà trường được thể hiện qua bảng 3.2:

Bảng 3.2: Cơ cấu nguồn kinh phí, giai đoạn 2012 - 2014

Đơn vị: triệu đồng

STT Nội dung

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) 1 Ngân sách Nhà nước 30.748,4 59,7 64.345,3 77,3 22.561,7 48,1 2 Thu sự nghiệp 20.727,9 40,3 18.869,6 22,7 24.342,4 51,9 Tổng cộng 51.476,3 100 83.214,9 100 46.904,1 100

(Nguồn: Báo cáo về tình hình hoạt động của trường Đại học Công nghệ - ĐHQGHN, Trường ĐHCN, 2015, Hà Nội)

50

Nguồn thu sự nghiệp (bổ sung ngân sách) còn chiếm tỷ lệ thấp (trung bình khoảng 38%) có nguyên nhân từ quy mô đào tạo đại ho ̣c, sau đa ̣i ho ̣c còn nhỏ và học phí thực hiện theo Quyết định của Chính phủ và chưa thực hiện thu học phí theo chất lượng đào tạo được kiểm định theo chuẩn quốc tế và mức học phí hiện đang thực hiện còn thấp.

- Cơ cấu nguồn kinh phí ngân sách Nhà nƣớc cấp

Trong xu hướng tăng chi cho sự nghiệp giáo dục, nguồn ngân sách Nhà nước cấp chi thường xuyên cho trường ĐHCN được thể hiện thông qua bảng 3.3:

Bảng 3.3: Cơ cấu nguồn kinh phí ngân sách Nhà nƣớc cấp, giai đoạn 2012 - 2014

Đơn vị: triệu đồng

STT

Nội dung

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) 1 NSNN cấp chi thường xuyên 27.248,4 88,6 27.178,0 42,2 22.561,7 100% 2 Chi không thường

xuyên 3.500,0 11,4 37.167,3 57,8 - - 3 Chi đầu tư phát

triển - - - - - -

Tổng cộng 30.748,4 100 64.345,3 100 22.561,7 100

(Nguồn: Báo cáo về tình hình hoạt động của trường Đại học Công nghệ - ĐHQGHN, Trường ĐHCN, 2015, Hà Nội)

51

Trong cơ cấu nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước cấp, nguồn kinh phí cấp cho hoạt động thường xuyên chiếm tỷ lệ rất cao. Năm 2012, nguồn kinh phí NSNN cấp chi thường xuyên chiếm 88,6%. Năm 2013, tỷ lệ này giảm đáng kể ở mức 42,2%. Nguyên nhân là do nguồn kinh phí chi cho hoạt động không thường xuyên tăng mạnh, từ 11,4% năm 2012 lên 57,8% năm 2013 do đứng trước yêu cầu của việc nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu, trường ĐHCN đã có rất nhiều dự án xây dựng cơ sở vật chất để Nhà trường ngày càng hiện đại và khang trang hơn. Vì vậy, năm 2013 tỷ lệ kinh phí NSNN cấp cho hoạt động không thường xuyên tăng lên đáng kể.

- Cơ cấu nguồn thu sự nghiệp

Nguồn thu sự nghiệp bao gồm: Thu học phí, lệ phí; thu dịch vụ và thu sự nghiệp khác; được trườ ng ĐHCN thống nhất quản lý và hướng dẫn thống nhất việc thu chi theo quy định. Bên cạnh đó, Nhà trường còn có các nguồn thu từ sản xuất, cung ứng dịch vụ và các khoản thu khác.

Bảng 3.4 cho thấy cơ cấu nguồn thu ngoài NSNN của Nhà trường.

Bảng 3.4: Cơ cấu nguồn thu sự nghiệp, giai đoạn 2012 - 2014

Đơn vị: triệu đồng

STT Nội dung

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) 1 Học phí, lệ phí 16.280,7 78,5 13.742,9 72,8 19.066,4 78,3 2 Thu dịch vụ 1.776,6 8,6 699,6 3,7 1.689,0 6,9 3 Thu sự nghiệp khác 2.670,7 12,9 4.427,1 23,5 3.587,0 14,8 Tổng cộng 20.727,9 100 18.869,6 100 24.342,4 100

(Nguồn: Báo cáo về tình hình hoạt động của trường Đại học Công nghệ - ĐHQGHN, Trường ĐHCN, 2015, Hà Nội)

52

Đối với các trường ĐHCL nói chung và trường ĐHCN nói riêng, học phí là nguồn thu chủ yếu, đóng vai trò quan trọng trong việc cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, đầu tư chiều sâu, trang thiết bị cho điều kiện giảng dạy, học tập cũng như nâng cao thu nhập cho cán bộ, công chức của Nhà trường.

Qua bảng 3.4 trên ta thấy, nguồn thu ngoài NSNN của Nhà trường chủ yếu tập trung vào nguồn thu từ học phí của người học, chiếm trên 70% trong tổng nguồn thu sự nghiệp và thu khác. Khoản thu này được sử dụng để bù đắp thêm chi phí cho công tác quản lý, giảng dạy của cán bộ, giảng viên; phục vụ công tác đào tạo, trang bị thêm cơ sở vật chất hỗ trợ cho công tác quản lý, giảng dạy và học tập.

Đóng góp của hoạt động sản xuất và cung ứng dịch vụ trong tổng thu còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Năm 2013 khoản thu này có xu hướng thu hẹp hơn so với năm 2012, thể hiện: Tỷ trọng nguồn thu từ sản xuất và cung ứng dịch vụ năm 2012 chiếm 8,6% trong khi năm 2013 con số này chỉ là 3,7%, giảm hơn một nửa so với năm 2012. Điều này có nguyên nhân từ khó khăn trong việc phát triển các nghiên cứu sâu về công nghệ trọng điểm trong bối cảnh trình độ nền kinh tế của Việt Nam vẫn ở trình độ thấp. Tuy nhiên, năm 2014 tỷ lệ nguồn thu dịch vụ đã được cải thiện, tăng lên thành 6,9%. Kết quả này có được là do có sự tuân thủ theo cơ chế quản lý, phối hợp chung, Trung tâm Hỗ trợ Sinh viên ĐHQGHN chịu trách nhiệm về hệ thống ký túc xá và hệ thống dịch vụ liên quan cho sinh

Một phần của tài liệu Cơ chế quản lý tài chính tại Trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)