Giải pháp về đào tạo nhân lực

Một phần của tài liệu Vấn đề xã hội hóa sản xuất các chương trình truyền hình của đài phát thanh và truyền hình hà nội (Trang 88)

Ngoài những chính sách hỗ trợ cần thiết của Nhà nước về việc kiểm duyệt phát sóng, điều rất quan trọng là khâu đào tạo con người. Trang thiết bị lạc hậu không phải là bài toán quá khó bởi có thể mua sắm và xây dựng bằng tiền vốn huy động từ các tiềm lực kinh tế trong xã hội. Nhưng việc thiếu nhân lực trầm trọng đã gây nên nhiều hạn chế trong việc xã hội hoá các chương trình truyền hình. Do đó, Đài THPT Hà Nội cần phải xây dựng một đội ngũ làm truyền hình có tay nghề và thích ứng được với xu thế làm truyền hình mới.

Hiện nay nguồn nhân lực có “nghề” của ngành truyền hình để thiếu trầm trọng. Với tình trạng các Đài vẫn tiếp tục xã hội hoá trong sản xuất các chương trình truyền hình thì nhân lực bài toán khó. Việc thiếu nhân lực đã gây hạn chế cho việc xã hội hoá ở mảng sản xuất các chương trình phim truyền hình, chưa kể các lĩnh vực sản xuất chương trình khác. Đã đến lúc các đơn vị truyền hình nói chung và Đài nói riêng cần đầu tư cho nguồn nhân lực của mình, không thể mãi “ăn xổi ở thì” bằng cách:

- Xây sựng studio hiện đại đủ tiêu chuẩn quốc tế.

- Vừa đào tạo nguồn nhân lực bằng cách vừa học vừa làm, vừa thuê chuyên gia nước ngoài, chấp nhận trả lương cao để 5 - 7 năm nữa sẽ có một lực lượng làm truyền hình chuyên nghiệp và thạo việc. Vì thế, để làm tốt nhất những

lĩnh vực này, Đài phải không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên, máy móc thiết bị hiện đại, chuyên môn hóa từng bộ phận sản xuất để đem lại những sản phẩm chất lượng tốt nhất, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khán giả và khách hàng.

- Áp dụng các tri thức chuyên ngành giải trí truyền thông của các nước phát triển.

- Tạo công ăn việc làm ổn định cho các nghệ sĩ ở các Đài để họ có thể yên tâm sáng tạo, mà không phải lo “về hưu sớm”, hoặc chạy sang làm ở các lĩnh vực khác.

- Để xã hội hoá thành công, cần phải tận dụng mọi nguồn nhân lực trong ngành cũng như huy động các nguồn nhân lực ở bên ngoài.

Bên cạnh đó, việc xây dựng và phát huy hiệu quả đội ngũ cộng tác viên cũng là một việc làm hết sức cần thiết. Bởi nếu làm tốt việc này, thì sẽ phát huy được nhân lực và chất xám của người khác vào mục đích của chương trình. Hiện nay, cộng tác viên chương trình chỉ gồm một vài người quen thuộc ngoài cơ quan; một số khác là phóng viên báo bạn, phóng viên các cơ quan thường trú khu vực. Các cộng tác viên này thường cộng tác với chương trình ở mấy dạng như: mối quan hệ thân tình sẵn có; phóng viên chương trình tự tìm đến đặt bài hoặc phỏng vấn, thu ý kiến; cũng có khi là do những thính giả vì bức xúc, muốn tham gia diễn đàn mà tự tìm đến chương trình với mong muốn là được bộc lộ quan điểm, chính kiến của mình... Chính vì thế, lượng tin, bài của cộng tác viên không phải lúc nào cũng dồi dào, đã thế nhiều khi có rồi nhưng lại không sử dụng được (vì chất lượng thấp, trùng lặp, nội dung không đúng với mục đích, yêu cầu của chương trình...).

Cải tiến công tác cộng tác viên trước hết phải bắt đầu từ nhu cầu nâng cao chất lượng chương trình. Những người làm chương trình cần phải coi việc sử

dụng tin, bài cộng tác viên như là một cách khai thác chất xám và đa dạng hoá các chương trình phát thanh. Kế đó là xây dựng đội ngũ cộng tác “ruột” am

hiểu và tâm huyết với Đài (Phóng viên các cơ quan thường trú, các nhà nghiên cứu, các cán bộ hiện đang công tác trong các ngành, lĩnh vực...). Muốn vậy, cần phải có chế độ ưu đãi nhất định với đối tượng này, ràng buộc họ bằng cơ chế tai chính - trách nhiệm. Có kế hoạch đặt bài theo yêu cầu của chương trình, sử dụng

KẾT LUẬN

Xã hội hóa truyền hình manh nha tại Việt Nam từ gần chục năm trước. Hai năm trở lại đây đã cho những kết quả đáng mừng và hiện đang trở thành vấn đề thời sự nhất trong làng truyền hình cả nước. Nếu ai đó hỏi: “Có nên xã hội hóa ngành truyền hình không?” thì câu trả lời của đa số sẽ là “có” bởi đấy là cách để đẩy mạnh sự phát triển của ngành truyền hình nước nhà. Trước kia sản xuất các chương trình truyền hình chủ yếu được thực hiện bởi các đài truyền hình Việt Nam. Bởi vậy chưa có sự đa dạng về các chương trình chứ chưa bàn đến chất lượng chương trình. Sự góp mặt của các đơn vị xã hội hóa đã làm tăng sức hấp dẫn cho các kênh truyền hình của Việt Nam. Khán giả chỉ có thể xem chương trình truyền hình trên các kênh của đài truyền hình Việt Nam như: VTV1, VTV2, VTV3. HVT... Sự độc tôn ấy cũng khiến cho khán giả truyền hình thấy “khát” truyền hình hơn. Mặc dù xã hội hóa trong bất cứ ngành nào đều có một số hạn chế nhưng đối với truyền hình thì xã hội hóa đang mang lại một sức sống mới, gương mặt mới cần được phát huy.

Nhu cầu của công chúng hiện đại đòi hỏi tất cả các ngành, các lĩnh vực đều phải mở rộng, nâng cao chất lượng đáp ứng yêu cầu của mọi tầng lớp. Đài Phát Thanh và Truyền hình Hà Nội cũng không nằm ngoài dòng chảy đó, với mục tiêu không chỉ là nhà cung cấp thông tin mà còn phải đa dạng các loại hình chương trình, phục vụ nhu cầu ngày càng cao của khán giả. Bên cạnh đó nhờ những tiến bộ khoa học kỹ thuật, các thiết bị sản xuất của Đài cũng ngày trở nên hiện đại, tiện nghi và đặc biệt là rẻ hơn rất nhiều so với trước mở ra một khả năng hợp tác vô cùng rộng lớn cho cả truyền hình và công chúng. Công chúng có thể tham gia trực tiếp và thực hiện các chương trình truyền hình còn nội dung, hình thức thông tin của truyền hình sẽ ngày một đa dạng và mới hơn.

Như trên đã nói, hoạt động liên kết sản xuất chương trình truyền hình về thực chất là huy động các nguồn lực xã hội, giúp tạo ra những chương trình, nội dung thuần Việt, phù hợp với thuần phong mỹ tục và văn hóa Việt, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ những giá trị tinh thần của đông đảo công chúng một cách hiệu quả nhất, còn toàn bộ nội dung phát sóng vẫn phải do đài phát thanh - truyền hình là cơ quan báo chí chịu trách nhiệm trước pháp luật. Vì vậy, không có chuyện tư nhân có quyền quyết định nội dung phát sóng. Hiểu như thế, sẽ không ai còn phải băn khoăn tìm câu trả lời chính xác giữa hai khái niệm “xã hội hóa truyền hình” hay là “tư nhân hóa truyền hình”.

Để có một chương trình truyền hình thực hiện theo hình thức xã hội hóa thì công việc của truyền hình bao gồm rất nhiều ngành nghề khác nhau: quản lý, kỹ thuật, kinh tế, xã hội. . .với các vị trí công tác khác nhau. Tất cả đều có chức năng nhiệm vụ rõ ràng trong hoạt động dây chuyền tạo ra sản phẩm truyền hình. Nói một cách khác sản phẩm truyền hình là kết quả của một chuỗi các công đoạn kế tiếp nhau. Để các chương trình đó hoàn chỉnh, có chất lượng thì các công đoạn phải có sự phối hợp nhịp nhàng và hoàn thành với trình độ chuyên môn cao. Truyền hình sẽ khó hoàn thành nhiệm vụ của mình khi không tuyển dụng được một nguồn nhân lực có tay nghề cao trong xã hội để phục vụ cho chiến lược phát triển của ngành. Trong hoạt động quản lý truyền hình, xã hội hoá các nguồn nhân lực lao động là một xu hướng tất yếu không thể cưỡng lại được.

Xã hội hoá sản xuất các chương trình truyền hình ở Đài PHTH Hà Nội mới đi được những bước chập chững đầu tiên. Có nhiều đối tượng cùng tham gia phối hợp với Đài thực hiện các chương trình, song đó phải kể đến sự nổi trội của các công ty truyền thông. Các chương trình được sản xuất dưới hình thức xã hội hóa có những ưu điểm nổi trội về chất lượng nội dung và phương thức thể hiện, tạo được sự hấp dẫn đối với người xem, đã và đang tạo cho Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội một diện mạo mới, đến gần với công chúng của mình hơn.

Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, phương hướng và giải pháp xã hội hóa sản xuất các chương trình truyền hình được đưa ra là cần phải đổi mới nhận thức và quan điểm về vị trí, vai trò của xã hội hóa truyền hiofnh trong đời sống xã hội, khẳng định xã hội hóa truyền hình là một hướng đi tất yếu trong sự phát triển chung; có giải pháp về cơ sở pháp lý; các đài truyền hình nên hợp tác với nhau để phát huy tốt tiềm năng lợi thế của nhau đề cùng cho ra đời những sản phẩm hay nhất; đổi mới về cách thức quản lý, cơ chế làm việc của Đài; có những giải phấp tối ưu về nguồn nhân lực, không ngừng học tập trau dồi kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ để đảm nhận tốt hơn vị trí là người chủ động trong quá trình thực hiện xã hội hóa truyền hình; Đài cần thay đổi cấu trúc và nội dung của một số chương trình để các chương trình thêm sinh động, thu hút hơn bạn nghe đài, bạn xen truyền hình. Ngoài hình thức thể hiện, một số chương trình của Đài cần chú ý hơn về việc gìn gìn sự trong sáng của tiếng Việt và bản sắc riêng của đài Thủ Đô.

Với vốn kiến thức và kinh nghiệm ít ỏi, hơn nữa xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình còn đang là vấn đề cần nghiên cứu và thảo luận, dặc biết ở Đài thì quá trình này vẫn còn là những bước đi chập chững, chưa trở thành hệ thống, nên chắc luận văn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Với những kết quả nghiên cứu ban đầu này, tác giả luận văn cũng mong có được những nhận xét góp ý của những nhà chuyên môn cũng như những ai có cùng mối quan tâm chung về lĩnh vực này, để góp phần làm rõ và thực hiện thành công chủ trương xã hội hóa truyền hình, nhằm không ngừng nâng cao vai trò và vị thế của một loại báo chí trong lòng đông đảo công chúng.

Một phần của tài liệu Vấn đề xã hội hóa sản xuất các chương trình truyền hình của đài phát thanh và truyền hình hà nội (Trang 88)