Các hình thức xã hội hóa truyền hìn hở Đài PTTH Hà Nộ

Một phần của tài liệu Vấn đề xã hội hóa sản xuất các chương trình truyền hình của đài phát thanh và truyền hình hà nội (Trang 51 - 53)

Đài truyền hình đặt hàng các chương trình với các đơn vị bên ngoài Đài. Các đơn vị đó thực hiện toàn bộ chương trình và phối hợp với Đài để phát sóng. Thay vì chỉ hợp tác như trước này thì đặt thẳng các công ty làm trọn gói một chương trình. Ví dụ đặt hàng sản xuất phim truyện truyền hình, sân khấu, ca nhạc. Xuất hiện những thể nhân độc lập để sản xuất chương trình truyền hình. Như thế sẽ có hàng trăm, hàng ngàn đơn vị sản xuất chương trình (nhưng số đài truyền hình thì không nhiều). Các đơn vị sản xuất này có chức năng chuyên môn hoá cao, có công ty chỉ làm hậu kỳ, kỹ xảo, thậm chí có công ty chỉ sản xuất ý tưởng. Như vậy là cả xã hội làm truyền hình. Để có một chương trình hay và bổ ích phát sóng hàng tuần cho khán giả, họ đã phối hợp với một công ty tổ chức sự kiện trong nước để mua một bản quyền chương trình gameshow của nước ngoài. Đó là hướng đi đúng đắn, đang gặt hái được nhiều sự hưởng ứng của khán giả qua một loạt các gameshow như: Hộp đen, Vitamin, shopping bloc… Đây là một xu thế chủ yếu thể hiện tính chuyên nghiệp của ngành truyền hình hiện đại, góp phần đưa truyền hình của ta tiến lên và hội nhập với trình độ của thế giới.

Hình thức thứ hai là Đài phối hợp trao đổi chương trình phát sóng với các đài truyền hình Trung ương và địa phương. Ví dụ như cùng phát sóng các chương trình truyền hình trực tiếp,…

Thứ ba là,các đơn vị tham gia vào một trong các khâu tổ chức sản xuất chương trình truyền hình, phối hợp về nhân lực, kỹ thuật. Đơn vị bên ngoài có thể tham gia tìm nguồn tài trợ chính, tìm mẫu kịch bản, phối hợp một hay nhiều khâu sản xuất chương trình. Sự phối hợp của đối tác hai bên dựa trên nguyên tắc bình đẳng, hai bên cùng có lợi. Mỗi bên thực hiện một phần trong cả quá trình tạo nên một tác phần truyền hình để lên sóng. Ai có mặt mạnh nào sẽ tận dụng

mặt mạnh đó để có thể tạo nên một tác phẩm truyền hình hoàn thiện nhất phục vụ khán giả. Ví dụ chương trình Hộp đen - Black Box được nhà Đài và công ty Tổ chức sự kiện Việt phối hợp sản xuất với khẩu hiệu: “Hãy cùng nhau làm việc

và luôn phấn đấu thành những ông bố, bà mẹ tốt, là trụ cột vững chắc của gia đình và là chỗ dựa cho con em mình”. Hay như, Đài Phát thanh và Truyền hình

Hà Nội phối hợp với công ty may Sông Hồng, công ty truyền thông Alo Media thực hiện chương trình truyền hình có chủ đề “Gia đình yêu thương”, được phát sóng chương trình đầu tiên vào ngày 28 tháng 6 năm 2011, nhân kỷ niệm 10 năm ngày gia đình Việt Nam. Và Báo Thế giới Phụ Nữ, Diễn đàn Otofun.net, Lamchame.com là những đơn vị bảo trợ thông tin.

Các đơn vị tham gia tài trợ cho việc sản xuất các chương trình truyền hình ít hay nhiều có can thiệp tới nội dung và hình thức thể hiện của các chương trình đó. Tuy nhiên, sự can thiệp đó không sâu, đơn vị phối hợp chỉ quan tâm tới vấn đề quảng cáo, quảng bá hình ảnh. Họ không tham gia sản xuất chương trình mà chỉ quan tâm tới quyền lợi của họ là các quảng cáo (dưới các hình thức như spot, panel, logo tên nhà tài trợ, đọc tên nhà tài trợ trong chương trình…).

Như vậy, xã hội hóa truyền hình ở Đài PTTH Hà Nội đã từng bước hình thành và phát triển khá mạnh mẽ trong xu hướng xã hội hóa. Có nhiều đối tượng cùng tham gia phối hợp với Đài, với nhiều hình thức thể hiện các chương trình, trong đó phải kể đến sự nổi trội của các công ty truyền thông với các chương trình sân chơi ngày càng hấp dẫn và thu hút khán giả. Các chương trình được sản xuất dưới hình thứ xã hội hóa này đã và đang tạo dựng cho truyền hình Hà Nội một diện mạo mới, đến gần với công chúng của mình hơn.

Trong khuôn khổ của Luận văn, tôi xin khảo sát 2 chương trình trò chơi truyền hình trên Đài phát thanh và Truyền hình Hà Nội đó là Doanh nhân thời

hội nhập và Lắng nghe cơ thể bạn. Các chương trình được khảo sát bắt đầu từ

Một phần của tài liệu Vấn đề xã hội hóa sản xuất các chương trình truyền hình của đài phát thanh và truyền hình hà nội (Trang 51 - 53)