Chương trình Doanh nhân thời hội nhập 1 Xuất xứ

Một phần của tài liệu Vấn đề xã hội hóa sản xuất các chương trình truyền hình của đài phát thanh và truyền hình hà nội (Trang 53)

2.3.1.1 Xuất xứ

Trong cuộc sống thường ngày, mọi người thường thấy sự chuyển biến từ giá trị này sang giá trị của các “vật phẩm” khác nhau thông qua những bàn tay của nhà kinh doanh. Câu “phi thương bất phú” của người xưa truyền lại cũng cho thấy tầm quan trọng công việc của doanh nhân trong đời sống. Điều hiển nhiên mà chúng ta phải công nhận là: nếu không có những doanh nhân, xã hội sẽ không thể phát triển một cách nhanh chóng. Giá trị mà giới doanh nhân mang lại cho xã hội luôn gia tăng hơn giá trị của chính nó: Đó cũng chính là sự sung túc của mọi người, cái tiện nghi sinh hoạt trong cụôc sống. Xuất phát điểm từ nền kinh tế nông nghiệp, thuở xưa chúng ta chỉ có những thương nhân mua bán nhỏ. Thường họ chỉ làm cái nhiệm vụ như “kiến tha lâu đầy tổ” cần mẫn làm ăn, ky cóp “tích tiểu thành đại”. Chúng ta hiện nay không có những doanh nhân tầm cỡ như ở các nước châu Âu, châu Mỹ , vì họ đã có hàng trăm năm phát triển kinh tế thị trường như: Henry Ford, Bill Gate; hoặc như siêu cường Nhật bản: Mashusita, Sony, Honda,... Nhưng, chúng ta vẫn có những doanh nhân nổi tiếng qua các thời kỳ như: Bạch Thái Bưởi ( người Bắc Kỳ), Nguyễn Tấn Đời (ở Sài gòn trước đây), Vũ Văn Tiền – Ngân hàng An Bình, Đoàn Nguyên Đức – Hoàng Anh Gia Lai, ông Biti’s - Vưu Khải Thành, Đặng Lê Nguyên Vũ – Cà phê Trung Nguyên, Võ Quốc Thắng – Gạch Đồng Tâm, Trương Gia Bình – Tập đoàn FPT v.v… làm nên những thương hiệu mang tầm vóc quốc tế. Ở các doanh nhân, cái chung nhất vẫn là: Tập trung sức lực và tuổi trẻ để chú tâm vào chuyện “làm nên nghiệp lớn”. Họ là những người có bản lĩnh, dám đặt cược cuộc đời của mình để “làm giàu”, khi mà “công chưa thành, danh chưa toại”. Họ chỉ thích làm những điều mà người khác không làm được hoặc không dám làm. Những gian lao trong

mưu sinh lập nghiệp lúc thiếu thời không làm mất đi sự hăng hái, mà lại làm nên tính kiên trì, nhẫn nại. Việc đã định ra là quyết làm cho đến kỳ cùng, không ai có thể ngăn cản được công việc của họ. Sẵn sàng chấp nhận khởi điểm sự nghiệp mà không hề có một sự chắc chắn nào.

Nhiều doanh nhân rất táo bạo khi quyết định một vấn đề hệ trọng nào đó, đôi lúc trong tích tắc; tính năng động và nhãn quan kinh doanh rất tinh tế, có tài tổ chức. Đồng thời, các kỹ năng quản trị, năng lực kinh doanh, tư duy sáng tạo, cộng thêm đồng vốn là các yếu tố không thể thiếu trong doanh nhân được. Thêm một điều không thiếu quan trọng trong việc hành xử của doanh nhân là chữ tín. Đã qua rồi cái thời: hàng hóa “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Ngày nay doanh nhân không những phải có hàng hóa “xịn”, nước sơn ”tốt”; mà ngay cả bản thân cũng “tốt”.

Trước sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật, kinh tế, văn hóa-xã hội, đội ngũ doanh nhân của chúng ta càng có nhiều cơ hội cọ xát, học tập kinh nghiệm của các doanh nhân nước ngoài. Nhưng, chính điều này cũng là một nguy cơ cho các doanh nhân của chúng ta bị tụt hậu. Thử quan sát một chút trên thị trường nội địa, chúng ta đã thấy hàng hóa nước ngoài đang tràn ngập và lấn át hàng hóa nội địa. Từ mẫu mã cho đến chất lượng đều hơn hẳn hàng hóa chúng ta. Điều đó cho thấy, doanh nhân nước ngoài - họ có một độ nhạy rất cao, sự am hiểu của họ về thị hiếu tiêu dùng của dân chúng.

Có thể nói, trong nền kinh tế thị trường hiện nay, đội ngũ doanh nhân giống như những con ong thợ cần mẫn hút mật nuôi sống và làm giàu cho đất nước. Họ thực sự cần được tôn vinh và khuyến khích phát triển.

Trong lĩnh vực báo chí, tất cả các loại hình từ báo in, báo nói, báo hình và báo điện tử từ trung ương đến địa phương đều dành một trang, chuyên mục (đối với báo in) thời lượng nhất định (đối với báo hình, báo nói) để đề cập đến nội dung về doanh nghiệp, doanh nhân. Ít nhiều cho đến thời điểm này, các chuyên mục, chuyên trang có nội dung này đã thu hút được độc giả, khán thính giả quan tâm.

Theo nhu cầu thông tin chung đó, năm 2007 Ban biên tập Kinh tế Đài PTTH Hà Nội đã có ý tưởng thực hiện chuyên mục “ Con đường doanh nhân” – tiền thân của chương trình “ Doanh nhân thời Hội nhập” hiện nay.

Với mục đích và ý nghĩa cụ thể, hợp với thị hiếu của người xem, chương trình này đã được Ban giám đốc Đài PTTH Hà Nội lúc đó cho phép sản xuất với nguồn kinh phí của Đài. Sau 6 tháng hoạt động, chương trình đã thu hút được một số doanh nghiệp tham gia tài trợ cho quá trình sản xuất và sau một năm thì các doanh nghiệp đã tài trợ 100% kinh phí để sản xuất, không những vậy, mỗi chương trình còn thu về 5 triệu đồng cho Đài.

Sau 2 năm hoạt động tốt, năm 2009, thể theo yêu cầu của khán giả cũng như để phù hợp với tinh tình hình trong nước và Thế giới, chương trình đã được đổi tên thành “ Doanh Nhân Thời Hội Nhập”…

Hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội, Đài PT.TH Hà Nội

kết hợp với Công Ty Cổ phần Quảng cáo và Truyền thông Sao Việt (Vietstar Media) tiếp tục thực hiện phiên bản mới của chương trình “Con đường doanh nhân” trên kênh HTV1 với tên gọi “Doanh nhân thời hội nhập” với mong muốn tiếp tục tìm ra những vị doanh dân có nhiều cống hiến, những doanh nghiệp có thành tích cao trong công cuộc phát triển chung của đất nước.

Kế thừa và phát huy những thành công của chương trình trong những năm qua. Ban biên tập chương trình “Doanh nhân thời hội nhập” hứa hẹn thực hiện một chương trình hay hơn nữa làm hài lòng khá giả nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội.

Một phần của tài liệu Vấn đề xã hội hóa sản xuất các chương trình truyền hình của đài phát thanh và truyền hình hà nội (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w