Giải pháp về nguồn vốn

Một phần của tài liệu Vấn đề xã hội hóa sản xuất các chương trình truyền hình của đài phát thanh và truyền hình hà nội (Trang 80 - 81)

Xã hội hóa truyền hình là đường đi để các đài truyền hình tiết kiện chi phí sản xuất trong điều kiện còn khó khăn về nguồn vốn và nhân lực. Bởi bán quảng cáo và tài trợ là nguồn thu duy nhất của kênh truyền hình xã hội hóa, vì kênh có trách nhiệm thanh toán phí khai thác và toàn bộ chi phí sản xuất chương trình mà không có bất kể một khoản tiền nào từ ngân sách. Chương trình không tốt, không có khán giả, không bán được quảng cáo thì kênh không thể tồn tại được.

Có ý kiến cho rằng quảng cáo chính là nguồn doanh thu chính, có tiềm năng lớn khi đã đầu tư nhất định về mặt thời gian, nội dung, chi phí vào kênh truyền hình. Đó là lý do mà vì sao truyền hình đã phủ sóng 95% trên cả nước và chiếm cao nhất - khoảng 75% tỷ lệ doanh số của ngành truyền thông Việt Nam (bao gồm các lĩnh vực truyền hình, in ấn, internet và điện ảnh). Ngày nay, không chỉ mang tính thương mại thuần túy, quảng cáo còn là hệ quả tất yếu thể hiện

tính phổ cập, uy tín và sự thành công của một kênh truyền hình hay một chương trình truyền hình.

Chính vì vậy, đầu tư cho truyền hình là một bài toán khó khăn và là chuyện đầu tư lâu dài, không thể ăn xổi. Chỉ những ai có kinh nghiệm, có bản lĩnh mới trụ lại được. Đương nhiên nó không phải chỗ kiếm tiền dễ dàng nếu không hiểu nghề, không chuẩn bị đầy đủ cả về cơ sở vật chất, nhân lực và nguồn kinh phí để đủ sức chạy đường dài.

Trên thực tế các chương trình xã hội hóa của Đài PTTH Hà Nội đã đóng góp không nhỏ vào tổng thể các chương trình của Đài cả về số lượng và chất lượng. Với số tiền khiêm tốn mà ngân sách Nhà nước cung cấp hàng năm cho hoạt động của Đài, thì xã hội hóa các chương trình truyền hình là hướng đi tất yếu của Đài để giảm gánh nặng chi phí.

Tiếp tục tìm bài toán về nguồn vốn cho sản xuất chương trình, hướng đi xã hội hóa sẽ là vấn đề cốt lõi. Tuy nhiên, mục đích cuối cùng của xã hội hóa vẫn là tạo ta những chương trình hấp dẫn, thu hút được nhiều lượng khán giả theo dõi, điều này đồng nghĩa với doanh thu quảng cáo tăng. Số lợi nhuận này sẽ được quay lại tái đầu tư vào việc sản xuất các chương trình, nâng cao đời sống cán bộ phóng viên nhà Đài.

Một phần của tài liệu Vấn đề xã hội hóa sản xuất các chương trình truyền hình của đài phát thanh và truyền hình hà nội (Trang 80 - 81)