Cùng với sức mạnh của xu hướng xã hội hóa truyền thông, ngày càng có nhiều công ty truyền thông cũng như kênh truyền hình ra đời để đáp ứng nhu cầu đa dạng của đông đảo khán giả. Có thể còn nhiều vấn đề đáng bàn nhưng không thể phủ nhận sự đóng góp của truyền hình xã hội hóa, truyền hình cáp trong việc làm phong phú thêm những món ăn tinh thần của người dân. Chính những cách làm mới, những hướng đi mới đã cho ra đời thêm nhiều kênh truyền hình mới khiến sự chọn lựa của khán giả không bị hạn chế.
Việc xã hội hóa các hoạt động của truyền hình đã và sẽ là một khuynh hướng tất yếu trong thời gian tới. Chỉ có thể để cho công chúng ngày một tham gia nhiều hơn vào các công đoạn sản xuất của mình, và hướng hoạt động sản xuất đến phục vụ và thoả mãn nhu cầu xem của công chúng, truyền hình mới có điều kiện thuận lợi để phát triển, giữ được ưu thế cạnh tranh trong bối cảnh thông tin bùng nổ hiện nay.
Nắm bắt những xu thế đó, Đài PTTH Hà Nội cũng dang dần khẳng định mình và bước đầu gặt hái được những thành công trong công cuộc thực hiện xã hội hóa các chương trình truyền hình.
Tính từ ngày đầu tiên lên sóng chương trình truyền hình thực hiện theo hình thức xã hội hoá là chương trình Khoẻ và khéo lên sóng ngày 19/1/2001 đến nay là 9 năm. Từ đó cho đến nay, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội đã liên tục sản xuất và lên sóng các chương trình được sản xuất theo hình thức này như:
Mua sắm thú vị, 25h khuyến mại, Tiếng Hàn qua nghệ thuật ẩm thực, Đuổi hình bắt chữ, v v . . . . Do vậy số lượng các chương trình lên sóng tăng gần 3 lần so
với trước khi chưa có hình thức sản xuất chương trình theo phương thức xã hội hoá. Điều này chứng minh cho ta thấy bằng sự ra đời của xã hội hoá truyền hình nhiều chương trình truyền hình mới đã được sản xuất và số lượng các chương trình phát sóng đã tăng lên rõ rệt. Hiện nay tính trung bình mỗi tuần có khoảng 10 chương trình truyền hình được thực hiện theo hình thức xã hội hoá được phát sóng trên đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội.
Ngoài ra còn có các chương trình ca nhạc, đại nhạc hội, mít tinh - kỉ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc phát sóng trực tiếp cũng được thực hiện theo phương thức xã hội hoá. Các chương trình này thường không có một khung giờ phát sóng cố định, nó được sản xuất nhân một dịp đặc biệt của đất nước: Kỷ niệm sinh nhật Bác( 19/5); Kỷ niệm Quốc Khánh (2/9); Kỷ niệm 100 Thăng Long - Hà Nội.. Giờ đây, khán giả không phải chờ đến cuối tuần, hay các dịp lễ lớn mà họ có thể lựa chọn xem chương trình mà mình yêu thích.
Lịch phát sóng các chương trình trên Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội cho ta thấy thực tế các chương trình truyền hình được thực hiện theo phương thức xã hội hoá chiếm một số lượng khá lớn. Nó không chỉ là những chương trình gameshow giải trí, mà nó còn xuất hiện ở nhiều lĩnh vực: thời trang, kinh tế, tài chính, sức khỏe, nội trợ. . . Như vậy, đi đôi với số lượng thì chất lượng các chương trình truyền hình sản xuất theo hình thức mới này của Đài cũng được cải thiện rõ rệt. Từ kịch bản đến nội dung và hình thức thể hiện các chương trình cũng được nâng cấp và cải thiện nhiều. Khi có nguồn vốn, kịch bản của chương
trình thường được đầu tư và mua các kịch bản ăn khách của các chương trình truyền hình trên thế giới. Yếu tố này đã chiếm 50% thành công của một chương trình; khi thực hiện thì hình thức của chương trình cũng chiếm một yếu tố quan trọng. Với xã hội hóa truyền hình thì các chương trình như được “lột xác”, khoác lên mình một bộ “cánh” đẹp nhất để thu hút khán giả. MC thường nhà những người nổi tiếng ở nhiều lĩnh vực khác nhau chứ không nhất thiết là người của nhà Đài như: Xuân Bắc với chương trình Đuổi hình bắt chữ, người mẫu Hồng Diễm với chương trình Doanh nhân thời hội nhập...
Một thành công nữa là, các chương trình truyền hình được thực hiện theo hình thức xã hội hóa của Đài được khán giả tiếp cận nhiều hơn. Bởi trước đây, các chương trình truyền hình thường ít thu hút khán giả vì chúng không được quảng bá rộng rãi. Nhưng khi có xã hội hóa, các chương trình được lăng xê, quảng cáo nhằm thu hút khán giả tìm xem. Theo phiếu khảo sát thì 68% khán giả được hỏi trả lời có theo dõi các chương trình mới của đài Phát thanh và Truyền hình là thành công ban đầu của Đài khi áp dụng các phương thức xã hội hóa quy trình sản xuất các chương trình truyền hình.
Phần lớn các chương trình truyền hình xã hội hoá được phát vào những lúc rảnh rỗi của người dân. Chính điều này đã tạo được sự chú ý, đón xem của nhiều khán giả. Các chương trình được thực hiện với nhiều chủ đề bám sát dòng thời sự, tham gia tích cực vào các mục tiêu mài đáp ứng được nhu cầu đa dạng của công chúng. Mỗi chương trình là một lĩnh vực trong cuộc sống nhằm đưa đến cho khán giả được nhiều thông tin như sự giả trí tiện ích nhất. Mục tiêu của các chương trình truyền hình xã hội hoá đó là khán giả xem truyền hình. Chính vì thế khán giả có ảnh hưởng lớn các chương trình truyền hình xã hội hoá quy trình sản xuất.
Thực hiện những đường lối, định hướng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, được đề cập trong các dự thảo văn kiện trình Đại hội XI của Đảng:
“Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ tiến bộ; làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển”. Đài PTTH Hà Nội đã và đang thực hiện sản xuất các chương trình xã hội hóa theo định hướng của Đảng - Nhà nước. Đó là, bên cạnh đáp ứng nhu cầu giải trí của khản giả, các chương trình truyền hình xã hội hoá còn thực hiện tốt chức năng giáo dục tuyên truyền thông tin. Ngoài các vấn đề về văn hoá, nghệ thuật, du lịch. . . các chương trình còn đi vào các lĩnh vực “khô khan” như quan điểm của Đảng - Nhà nước, lý lẽ sống, quan điểm sống được lồng đưa vào các chương trình. Khán giả đón nhận các quan điểm này cũng rất thoải mái mà không hề gượng ép.
Khác với những gameshow khác trên truyền hình, phần lớn đều mua bản quyền của nước ngoài, vì thế format (có thể hiểu là cách dàn dựng chương trình, từ nội dung đến hình thức) đều tuân thủ theo nguyên tắc như bản gốc, thì 2 chương trình Doanh nhân thời hội nhập và Lắng nghe cơ thể bạn lại hoàn toàn là “made in Viet Nam”. Vì thế, chương trình có sự gần gũi với văn hóa giao tiếp của người Việt.
Nhìn nhận vấn đề xã hội hóa dưới góc độ sản xuất truyền hình - những lợi ích mà Đài và các công ty truyền thông có quyền nhận được: “Về mặt pháp lý, Nhà nước đã cho phép thành lập các công ty tư nhân về sản xuất phim và như thế họ có chức năng sản xuất là chuyện được Nhà nước công nhận. Và những sản phẩm hợp tác đã được kiểm duyệt bởi đài truyền hình. Vì thế, xã hội hóa sẽ mang lại lợi ích cho nhiều phía khi cùng phối hợp, cùng tạo động lực để giúp nhau phát triển, đáp ứng phần nào nhu cầu giải trí truyền hình của người xem”. Chính là doanh thu khổng lồ mà nó mang lại. Được đông đảo tầng lớp khán giả theo dõi nên nó đã trở thành mảnh đất quảng cáo màu mỡ mang lại doanh thu lớn
cho Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, bước đầu cải thiện nguồn tài chính đầu tư cho sản xuất các chương trình truyền hình.
2.4.2 Hạn chế
Mặc dù bước đầu đã gặt hái được những thành công các chương trình thực hiện theo phương pháp xã hội hoá của các đài truyền hình nói chung và Đài PT.TH Hà Nội nói riêng vẫn còn những hạn chế cần khắc phục.
Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội theo sự phát triển của công nghệ đã không còn bó hẹp trong phạm vi vài kênh, vài đài mà gồm cả kỹ thuật số, cap, internet…Từ đài quốc gia đến đài địa phương, mỗi đài từ 2 đến hơn chục kênh phát sóng mỗi ngày, ngay cả Đài Tiếng nói Việt Nam cũng có một kênh truyền hình là VOVTV… Chưa kể một số tờ báo điện tử cũng có những trang tin Video- một kiểu truyền hình thực tế- Reality… Và khi nhiều sẽ dẫn đến cạnh tranh để có được lượng khán giả cao nhất - chỉ số raiting, muốn thế thì bản thân các nhà đài với cơ chế và những điều kiện thiếu thốn không thể kham nổi.
Các công ty quảng cáo, công ty truyền thông, công ty giải trí đã nhìn ra “mảnh đất màu mỡ” này có thể mang lại lợi nhuận kếch xù cho họ đồng thời mang lại nhiều giá trị công năng hơn cho các đài truyền hình Việt Nam. Sự hợp tác đôi bên, hay công cuộc “xã hội hóa” đã mang cho truyền hình Việt Nam sự phong phú, đa dạng, phục vụ được nhiều đối tượng, nhiều mục đích trong giáo dục, giải trí, dân sinh, xã hội, nâng cao chất lượng trong thưởng thức văn hóa của công chúng… Nhưng có một thực tế, khi truyền hình Việt Nam càng phát triển cả số lượng kênh phát sóng và chương trình thì việc tham gia của các công ty tư nhân càng tăng và gần như “thống trị” một số chương trình.
Không khó gì nếu làm một thống kê nhỏ, gần như chương trình nào của Đài cũng có một công ty đứng sau, từ mẩu tin dự báo thời tiết, đến các chuyên mục thể thao, văn hóa, giáo dục, y tế cộng đồng…, tất thảy đều là “tài trợ” của một hay nhiều công ty tư nhân. Nhiều chương trình văn hóa nghệ thuật của Đài thường thấy cái logo của công ty tài trợ to hơn cả cái tên của chương trình trên
màn hình, hay tên công ty, nhà tài trợ được MC nhắc nhiều lần hoặc phát sóng quảng cáo sản phẩm của công ty trong chương trình.
Nhận thấy rằng, các chương trình sản xuất theo hình thức xã hội hoá đôi khi nghiêng về khía cạnh thương mại, thêm nữa hoạt động hợp tác sản xuất chương trình cũng ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế của Đài, đặc biệt là vấn đề tiền mặt (vì đổi quảng cáo lấy chương trình). Khi xã hội hóa truyền hình không còn là vấn đề tranh cãi nên hay không nên, các công ty quảng cáo, công ty giải trí, công ty truyền thông… tham gia sản xuất các chương trình truyền hình Việt Nam trở thành phổ biến, logo của họ thành quen thuộc trên các kênh phát sóng mỗi tối. Phải chăng đó là một hình thức bán sóng truyền hình? Đó là câu hỏi đặt ra và cũng là thách thức cho truyền hình Việt Nam nói chung và Đài PTTH Hà Nội nói riêng. Như trong chương trình Lắng nghe cơ thể bạn - các nhà tài trợ, các doanh nghiệp sẽ có nhiều quyền lợi sau đây: 01 tiểu phẩm trong chương trình; Logo xuất hiện duy nhất trên Backdrop trường quay trong chương trình phát chính và phát lại; 03 spot 30 giây quảng cáo trong chương trình phát sóng chính (quyền lợi này không phát trong chương trình phát lại); Panel 5” với logo nhà tài trợ choán màn hình trong chương trình phát sóng chính và chương trình phát lại; 6 panel 5” với logo nhà tài trợ giới thiệu chương trình trước ngày phát sóng; Logo xuất hiện trên tủ thuốc gia đình là quà tặng dành cho khán giả; MC cảm ơn nhà tài trợ khi kết thúc chương trình; Đại diện Nhà tài trợ trao giải trong trường quay; Tên sản phẩm của nhà tài trợ được nhắc đến trong chương trình nhằm cung cấp thông tin cho khán giả xem truyền hình.
Không thể phủ nhận việc có mặt của các công ty tư nhân tham gia sản xuất chương trình đã làm thay đổi diện mạo của Đài, thu hút công chúng khán giả xem tivi nhiều hơn, và những ảnh hưởng tốt đẹp về mặt xã hội, thưởng thức văn hóa được rộng khắp. Và đặc biệt, thông qua những hình ảnh, âm thanh của các chương trình quảng cáo về sản phẩm của nhà tài trợ cũng giúp cho người xem giải trí,mà còn đồng thời giới thiệu các sản phẩm của các nhà sản xuất đền người
tiêu dùng, kích thích ngươi tiêu dùng và phát triển sản xuất, hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, từ đó thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ hoạt động kinh tế. Nhưng có lẽ quá chú trọng vào lợi nhuận nên đã nảy sinh ra nhiều vấn đề, trong khi mãi tới năm 2009 mới có Thông tư quy định cụ thể việc hợp tác trong sản xuất chương trình truyền hình với các công ty tư nhân. Chính vậy, tính liền mạch của các chương trình chưa ổn định. Vì khi một chương trình truyền hình có các doanh nghiệp tham gia đầu tư, nếu thành công thì không sao nhưng nếu thua lỗ các doanh nghiệp đó sẽ “chuồn” thẳng, nhiều chương trình truyền hình ra mắt rầm rộ, lên sóng ra đột ngột biến mất không một lời giải thích, như chương trình: Cơ hội 999… Rõ ràng các chương trình này đã phụ thuộc rất nhiều vào các nhà đầu tư, tài trợ. Khi đang phát sóng và rồi biến mất sẽ gây nhiều dư luận không hay về Đài .
Tính chính xác và tính định hướng của một số chương trình chưa cao, dẫn đến hiệu quả giáo dục của các chương trình truyền hình bị hạn chế đi nhiều. Khi góp vốn đầu tư các doanh nghiệp luôn yêu cầu phải có lãi, yếu tố hàng đầu họ đặt lên là thu hút, kéo khán giả về với chương trình họ sản xuất bằng mọi cách. Bởi nguồn thu lợi nhuận từ quảng cáo qua truyền hình đang thúc đẩy các doanh nghiệp, công ty truyền thông và cá nhân đổ tiền vào lĩnh vực này. Do đó, nhiều khán giả cho rằng có những chương trình đôi khi chưa thật phù hợp với thuần phong mỹ tục của Việt Nam. Hành trình kết nối những trái tim là một chương trình tương tác thực tế với format bày tỏ tình cảm thầm kín. Nhưng nó lại được công khai trên truyền hình. Đa số khán giả có ý kiến về sự thiếu tế nhị trong chương trình. Chị Hải Hà quận Hoàng Mai cùng rất nhiều người cùng ý kiến cho rằng “Chương trình đôi khi thật thiếu tế nhị, tình cảm thầm kín tại sao lại bày
lên hình rồi để mọi người bàn tán này nọ. Trong chuyến đi có hai, ba ngày làm sao có thể nảy nở được tình yêu thực sự. Nghe đâu những đôi yêu nhau trong chương trình cũng chia tay hết rồi!”. Như vậy, sẽ đến lúc những vị khán giả
về mặt chuyên môn và khi ấy người ta cần tìm đến ý nghĩa cốt lõi của một chương trình, dù đó có thể chỉ là mục điểm tin hay giới thiệu một gương mặt sáng.
Các dạng chương trình chưa cân đối và chưa thật sự phong phú. Xã hội hoá truyền hình chủ yếu ở những chương trình giải trí mà chưa thấy ở các chương trình giáo dục. Hơn nữa độ tuổi mà các chương trình này hướng đền chỉ là một nhóm tuổi chứ chưa hề phổ biến ở mọi lứa tuổi. Có chương trình hướng tới vấn đề giáo dục thì chưa thực sự nhận được sự quan tâm của mọi người.
Hiện nay một số chương trình truyền hình được xã hội hóa của Đài là mua bản quyền của nước ngoài, thay vì làm các game show “made in VN”, nhưng làm thế vừa lâu, vừa tốn tiền, mà bỏ ra vài trăm ngàn USD mua bản quyền mấy format về, lấy khung và chuyển đổi từ format gốc sang phong cách của ta sao