Tăng cường mối quan hệ giữa Đài với các đài truyền hình và nguồn lực bên ngoà

Một phần của tài liệu Vấn đề xã hội hóa sản xuất các chương trình truyền hình của đài phát thanh và truyền hình hà nội (Trang 81 - 84)

bên ngoài

Trong thời đại bùng nổ về thông tin hiện nay, giữa một cuộc cạnh tranh gay gắt để giành lấy sự quan tâm của công chúng, điều cần thiết với những người làm truyền hình không chỉ là sự cố gắng nhiều hơn, sáng tạo nhiều hơn, mà điều quan trọng là phải nhận thức rõ những thách thức và thời cơ, thấy được xu thế vận động và trách nhiệm trước sự quan tâm của công chúng để làm cơ sở xây dựng chiến lược phát triển, hoạt động phù hợp.

Có thể thấy, đầu tư cho truyền hình được tính bằng tiền tỉ, có khi lên đến vài chục tỉ, nhưng chương trình phát sóng xong là coi như… hết. Nếu đơn vị đầu tư không bán được quảng cáo trong chương trình của mình, xem như họ vừa ném tiền qua cửa sổ. Thêm vào đó, vì có nhiều đơn vị đổ xô vào kinh doanh truyền hình, nên cạnh tranh nhau là tất yếu. Nếu không khôn khéo, kinh doanh không hiệu quả, phá sản và bị đơn vị khác lấy mất sóng, phải trả lại sóng cho nhà đài là chuyện khó tránh khỏi, đương nhiên phần thiệt hại thuộc về đơn vị đầu tư.

Các doanh nghiệp tham gia lĩnh vực truyền thông đang cần sự hỗ trợ từ phía nhà quản lý Nhà nước, nhằm đảm bảo môi trường truyền thông đại chúng lành mạnh, tạo sức mạnh cộng đồng dân tộc trong cạnh tranh quốc tế, bảo đảm an thành quốc gia, đồng thời xây dựng các giá trị văn hoá tinh thần với chất lượng thông tin đạt tiêu chuẩn cao. Điều này đòi hỏi các nhà sản xuất truyền hình phải tạo ra các chương trình phong phú và chất lượng.

Việc tham gia của tư nhân vào lĩnh vực văn hoá, văn nghệ đã làm cho đời sống văn hoá thêm sôi động. Đã đến lúc phải chú trọng đến chất lượng các chương trình phát sóng trên truyền hình. Hơn nữa, yêu cầu của khán ngày càng cao. Với nhiều cái để xem, khán giả ngày nay có quyền chọn lọc cho mình những chương trình yêu thích. Nếu để mất khán giả đồng nghĩa vớí mất các nhà đầu tư, và như vậy là mất luôn cơ hội để nâng cao chất lượng chương trình.

Để xã hội hoá thành công, cần phải tận dụng hết các lợi thế ngay bản thân trong ngành, cũng như huy động tốt các nguồn nhân lực ở bên ngoài. Các đài truyền hình, trước hết phải làm đầu tàu, hạt nhân để lôi kéo xã hội vào truyền hình. Các chương trình giải trí, các showgame là lĩnh vực xã hội hoá truyền hình đầu tiên là phù hợp nhất. Hình thức xã hội hoá cũng tiến hành từng phần cũng là hình thức phổ biến hiện nay.

Đã đến lúc chín muồi để nhìn nhận định hướng quan điểm, chiến lược về công tác xã hội hoá truyền hình. Đây là khía cạnh chính trị của vấn đề mà các đài phải xác định và thúc đẩy. Khi tham gia xã hội hoá, về cơ bản phải đặt lòng tin vào nhau trên cơ sở tạo sự đồng thuận về quyền lợi và mục tiêu đạt hiệu quả xã hội lâu dài và có ích cho người xem. Nếu xã hội hoá truyền hình mà không có lợi cho xã hội, cho người xem thì không thể lâu bền. Đây là yếu tố quan trọng nhất trong phát triển truyền hình trong giai đoạn tới. Người làm truyền hình phải tìm ra làn gió nào mát lành nhất cho sự phát triển

Cần tạo điều kiện tốt nhất cho những tổ chức, cá nhân có thể hợp tác bình đẳng với đài truyền hình để sản xuất các chương trình truyền hình. Nói cách khác, các đài truyền hình Nhà nước sẵn sàng bước vào cuộc cạnh tranh với đối tác bên ngoài hệ thống truyền hình hiện nay. Trên thực tế, các đài truyền hình đã và đang hợp tác làm truyền hình với các đối tác bên ngoài như Hãng phim truyện Việt Nam và các hãng phim tư nhân.

Điều bất hợp lý hiện nay là “chưa có nước nào trên thế giới như ở Việt Nam có nhiều đài truyền hình như thế, cả nước có 64 đài ở 64 tỉnh, thành thì phải đầu tư 64 cột ăng-ten, 64 trạm phát sóng,... với sự đầu tư như thế thì không thể tránh sự lãng phí”. Vì thế, trước tiên cần xã hội hóa các đài truyền hình, tức cùng nhau liên kết sản xuất, huy động nguồn lực chất xám để tránh thất thoát một tài sản được Nhà nước đầu tư quá lớn như hiện nay.

Các đài truyền hình trong cả nước nên bắt tay với nhau, khai thác tối đa lợi thế của để làm chương trình và đổi cho nhau cùng phát sóng. Việt Nam là nước có nhiều đài truyền hình nhất trên thế giới 64 đài với 64 xe màu và hàng ngàn cán bộ công nhân viên.Với một lực lượng hùng hậu như vậy nếu biết bổ sung ưu điểm, lợi thế cho nhau sẽ tạo ra một lực lượng sản xuất chương trình hùng hậu.

Xã hội hoá sản xuất chương trình truyền hình cũng đòi hỏi các nhà sản xuất truyền hình Việt Nam trong đó có Đài PT.TH Hà Nội phải sản xuất các

chương trình truyền hình chất lượng cao. Bởi chỉ có chất lượng được cải thiện thì quá trình xã hội hoá mới diễn ra thành công.

Trong việc hợp tác sản xuất các nhà sản xuất nên chọn đúng đối tác chuyên nghiệp (chủ yếu ở các hãng phim Nhà nước); hợp tác về tài chính giữa các hãng truyền thông giải trí hoặc các nhà đầu tư tầm cỡ để có thể mở rộng cơ sở hạ tầng; liên kết phát hành chương trình sản xuất; sự hợp tác giữa nhà Đài với nhà sản xuất.

Một phần của tài liệu Vấn đề xã hội hóa sản xuất các chương trình truyền hình của đài phát thanh và truyền hình hà nội (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w