Thực trạng hoạt động xã hội hóa ở lĩnh vực truyền hình hiện nay

Một phần của tài liệu Vấn đề xã hội hóa sản xuất các chương trình truyền hình của đài phát thanh và truyền hình hà nội (Trang 29)

Quá trình xã hội hóa sản xuất các chương trình truyền hình đã diễn ra từ lâu và có những phương thức, diện mạo khác nhau ở mỗi giai đoạn phát triển của truyền hình Việt Nam. Từ những giai đoạn đầu hình thành và phát triển, chương trình truyền hình luôn có sự tham gia của nhiều cơ quan ngoài đài truyền hình

tham gia xây dựng. Các Bộ, Ban, Ngành cũng tham gia sản xuất chương trình như: Truyền hình Vì An ninh Tổ quốc của Bộ Công An, Truyền hình Quân đội Nhân dân của Bộ Quốc Phòng, Truyền hình Phụ nữ của Hội Phụ nữ Việt Nam, Truyền hình Thanh niên, Truyền hình Nhân đạo… do đội ngũ cán bộ trong ngành chịu trách nhiệm nội dung, Đài Truyền hình phụ trách về nghiệp vụ và phát sóng. Cho đến nay, một số chương trình vẫn tồn tại trên sóng của Đài Truyền hình Việt Nam, một số chương trình đã tách ra phát trên các kênh riêng của các cơ quan chủ quản. Như vậy, có thể thấy rằng lực lượng xã hội bên ngoài tham gia vào thực hiện chương trình truyền hình cung với Đài truyền hình là các cơ quan, tổ chức Nhà nước. Mục đích của việc hơp tác như vậy thực chất là coi Truyền hình là một diễn đàn rộng mở để các cơ quan, tổ chức này phát ngôn, dành cho các đối tượng công chúng nhất định, làm phong phú lượng chương trình của Đài. Về kinh phí phục vụ sản xuất cũng như cơ chế hoạt động nằm trong sự bao cấp của Nhà nước. Đồng thời hình thức chương trình không được đổi mới thường xuyên, chất lượng về nghiệp vụ và nội dung cũng không được đầu tư thỏa đáng để nâng cao. Xóa bỏ cơ chế bao cấp, một số nghị định như Nghị định 10/2002/NĐ-CP (Nghị định của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp có thu) hay Nghị định 43/2006/NĐ-CP (Nghị định của Chính phủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập) đã giúp đài Truyền hình mạnh dạn hơn khi sử dụng các chương trình của các đơn vị, tổ chức bên ngoài. Nhận định tính đúng đắn của hướng đi này, chủ chương xã hội hóa truyền hình được Nhà nước ta hoàn toàn khuyến khích. Nhằm đẩy nhanh quá trình xã hội hóa, đài Truyền hình đã được giao nhiệm vụ là đơn vị chủ chốt thực hiện nhiệm vụ này. Tính đến thời điểm này, số lượng cũng như chất lượng của các chương trình được “xã hội hóa” phát sóng ngày càng tăng lên.

Truyền hình với tổng cộng hơn một trăm kênh truyền hình trong nước (kể cả truyền hình cáp). Các kênh truyền hình tỉnh trung bình phát sóng 18h/ngày, truyền hình kỹ thuật số và truyền hình cáp HTV, VTV, VTC phát sóng 24/24h. Với hàng trăm kênh truyền hình như thế, rất cần một lượng chương trình khổng lồ mỗi ngày để phát sóng.

Sự phát triển của xã hội nói chung của truyền hình nói riêng nhằm đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao của công chúng. Từ khi chỉ có một kênh duy nhất, phát một vài tiếng trong ngày, Đài phát chương trình nào thì công chúng xem chương trình đó, không có sự lựa chọn nào hết. Ngày nay có rất nhiều kênh với hàng trăm chương trình phong phú từ thời sự, chính trị, kinh tế đến văn hóa giải trí, công chúng có quyền tự do lựa chọn theo nhu cầu và sở thích của mình. Đài Truyền hình Trung ương với gần 10 kênh sóng: VTVl, VTV2, VTV3, VTV4, VTV5, VTV6, VTV9 và hiện tại đang có kế hoạch chuẩn bị ra thêm các kênh mới, cũng như Đài truyền hình kỹ thuật số VTC có 16 kênh sóng. Ngoài ra, các đài truyền hình địa phương cũng cố gắng nâng chất lượng các chương trình của mình nhằm phục vụ khán giả của địa phương mình: Đặc biệt là sự lớn mạnh của các kênh truyền hình cáp và truyền hình kĩ thuật số với trên 80 kênh sóng cả trong và ngoài nước. Từ ca nhạc, phim truyện đến các phim tài liệu, nghiên cứu khoa học, các trò chơi truyền hình.

Hiện nay công chúng đang và sẽ được xem ngày càng nhiều các chương trình có sự tham gia của những người không phải là cán bộ công nhân viên của đài Truyền hình. Bên cạnh những chương trình bản quyền Việt Nam, do các biên tập viên của đài Truyền hình sáng tạo như Vườn cổ tích, Ở nhà chủ nhật, Sóng

nước phương Nam, Theo dòng lịch sử. . . hàng loạt những trò chơi truyền hình

(Showgames) được phát sóng trên truyền hình hiện nay là mua bản quyền từ nước ngoài. Ví dụ: Các showgames của Ban Thể thao, Giải trí và Thông tin kinh tế (VTV3): Ai là triệu phú?, Hãy chọn giá đúng, Đấu lrường 100, Đối mặt,

nhạc. . .

Không khó để nhận ra rằng, mấy năm gần đây càng ngày càng có nhiều chương trình và kênh truyền hình mới liên tục ra đời. Từ đó, khái niệm “xã hội hóa” các hoạt động sản xuất chương trình, kênh truyền hình đã được nhắc đến như một phương thức huy động các nguồn lực ngoài ngân sách, góp phần có thêm nhiều món ăn tinh thần phong phú cho khán giả lựa chọn.

Thường có nhiều hình thức “kinh doanh truyền hình”, hình thức cao nhất là một doanh nghiệp có đủ tiềm lực hợp tác với một đài truyền hình cùng xây dựng hẳn một kênh truyền hình mới riêng. Một số công ty đã hợp tác sản xuất cả một kênh truyền hình như Công ty Lasata với VTC9 Let's Việt, Công ty IMC (VTC7 Today TV), Công ty TV plus (StyleTV), Công ty Trí Việt (HTV3), Công ty Đất Việt (HTV2), Công ty BHD (FBNC, MTV Việt Nam), Công ty Ocean Media (Info TV), Công ty S-Media (O2TV), Le Group (Fansipan TV)...

Các công ty nhỏ hơn không đủ khả năng mua nguyên kênh thì họ mua giờ phát sóng hoặc bán chương trình cho đài. Phương thức phổ biến nhất hiện nay là đơn vị kinh doanh nộp cho đài truyền hình một khoản tương đương một năm khai thác (tùy theo thỏa thuận của hai bên), phần nội dung đơn vị tự lên kế hoạch, khung chương trình sau đó đưa đài duyệt. Các công ty sản xuất các chương trình truyền hình xã hội hóa hiện nay chủ yếu vẫn là các công ty lớn như Cát Tiên Sa, Đông Tây Promotion, BHD, TV Plus, MCV, VTL, Chu Thị...

Chủ trương xã hội hoá sản xuất chương trình truyền hình như một bước ngoặt mở ra thời cơ cũng như thử thách cho những nhà làm truyền hình tại Việt Nam. Các kênh truyền hình mới liên tiếp ra đời đồng nghĩa với việc khán giả có thể thoải mái lựa chọn mỗi khi ngồi trước màn hình ti vi, so sánh, nhận xét và cũng tự mình quyết định trong việc ủng hộ các chương trình phù hợp nhu cầu giải trí của chính mình.

Không có gì là khó hiểu khi nói con đường xã hội hoá truyền hình ở Việt Nam hiện thời mới chỉ đạt được tiêu chí đa dạng, và để phong phú từ nội dung cho đến hình thức quả thực còn là bài toán khó cho những nhà đầu tư.

Điểm sơ qua hàng chục gameshow đang được phát sóng dày đặc hiện nay, để tìm được game show có chất lượng tốt, để lại ấn tượng đẹp trong lòng người xem chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Đó là chưa kể những chương trình cố ý gây “sốc” với nội dung không phù hợp với văn hoá người Việt và các spot quảng cáo xuất hiện liên tục khiến người xem phải ngán ngẩm chuyển kênh.

Câu hỏi đặt ra, quyền lợi của người xem được đặt ở đâu trong thước đo này? Có phải thuộc về khoản thu từ các đơn vị tài trợ được đổ vào hàng loạt cho các món ăn tinh thần mà người xem được giao quyền chủ động?

Câu trả lời nằm ở sự nhận thức đúng đắn mục đích của việc xã hội hoá sản xuất chương trình truyền hình là như thế nào trong thời kỳ mà ở đó sự cạnh tranh lành mạnh, sáng tạo sẽ thắng lối làm ăn cẩu thả và “đơn giản” lỗi thời.

Nói như ông Mai Quốc Chính - Tổng Giám đốc công ty cổ phần truyền thông đa phương tiện Latasa (đơn vị vừa liên kết với Truyền hình số VTC cho ra đời kênh truyền hình VTC9 Let's Việt): “Không cần đợi đến nhà tài trợ cắt hợp

đồng hay ngừng không hợp tác mà chỉ cần sản xuất ra một chương trình kém chất lượng thì chính khán giả sẽ là người đào thải nó trước tiên”.

Một thực trạng cho thấy, trong thời gian rất dài hoạt động liên kết sản xuất chương trình phát thanh - truyền hình, đặc biệt là trong lĩnh vực truyền hình chưa có một văn bản pháp quy chính thức nào. Cho dù chủ trương liên kết huy động nhiều nguồn lực xã hội hóa để giúp làm phong phú, đa dạng thêm cho các chương trình truyền hình đã có từ khá lâu

Vì thế, để hoạt động này được thực hiện nghiêm túc, Chính chủ vừa giao cho Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Quy chế nhằm quản lý hoạt động liên kết trong sản xuất chương trình truyền hình. Trong quy chế liên kết sản xuất chương trình phát thanh, truyền

hình sẽ quy định cụ thể các vấn đề liên quan đến việc hợp tác sản xuất chương trình truyền hình. Trong đó quy định rõ giới hạn thực hiện hoạt động liên kết. Mục đích của việc xây dựng các quy định này là nhằm tạo điều kiện để huy động các nguồn lực trong xã hội tham gia vào hoạt động liên kết sản xuất chương trình để nâng cao chất lượng các chương trình truyền hình; đồng thời nhằm bảo đảm việc thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật đối với các đài truyền hình và các đối tác liên kết, hạn chế và ngăn chặn những mặt tiêu cực của hoạt động liên kết, đặc biệt là đối với chất lượng nội dung các chương trình, nhưng không kìm hãm sự phát triển của những hoạt động này.

Được quan tâm và tạo điều kiện đến thế, nhưng xã hội hóa truyền hình đến nay vẫn chưa đạt tiến độ như lẽ ra phải có được. Mặc dù, tất cả các dịch vụ truyền hình, các đài phát sóng ở Việt Nam đều được cấp phép. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động, một số đài mở thêm kênh mà chưa xin phép bổ sung, hoặc tăng thêm nội dung chương trình mà chưa kịp xin thêm hoặc gia hạn. Có thể nhận định rằng, việc quản lý nội dung, kinh doanh dịch vụ, cũng như mạng truyền hình và mạng viễn thông chưa có sự thống nhất, tách bạch, nên dẫn đến việc lúng túng, thậm chí có sai khi xử lý những vấn đề liên quan.

Đón đầu xu hướng xã hội hóa, các công ty truyền thông ra đời ngày càng nhiều. Họ mạnh dạn trong đầu tư, năng động trong cơ cấu và hoạt động, nên quan tâm đến xã hội hóa truyền hình là đương nhiên. Không chờ đợi một cách thụ động, nhiều đơn vị đến gõ cửa nhà đài chào bán chương trình, đăng ký sản xuất, nhận mời tài trợ... Đáng tiếc là chính các nhà Đài - những người giữ vai trò quản lý lại đang rơi vào thế bị động. Không có nghĩa là không thể làm gì trước sự chủ động của các công ty sản xuất tư nhân đang ngày càng chuyên nghiệp. Mà sự bị động của các nhà đài thể hiện ở chỗ, trong vai trò người tổ chức thực hiện nhưng họ không đưa ra được những phương thức hợp tác phù hợp để khuyến khích cả hai. Mỗi đài một kiểu, vẫn tiếp nhận sự tham gia của các đơn vị bên ngoài, nhưng cách thức hợp tác của họ đang khiến các đơn vị ngoài đài mệt mỏi.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Vấn đề xã hội hóa sản xuất các chương trình truyền hình của đài phát thanh và truyền hình hà nội (Trang 29)