Đổi mới nhận thức và quan niệm về vị trí và vai trò của xã hội hóa truyền hình trong đời sống xã hộ

Một phần của tài liệu Vấn đề xã hội hóa sản xuất các chương trình truyền hình của đài phát thanh và truyền hình hà nội (Trang 74 - 76)

truyền hình trong đời sống xã hội

Đất nước sau 25 năm đổi mới gắn liền với những tiến bộ về mọi mặt. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh mạnh mẽ, các đơn vị bên ngoài ngành truyền hình ngày có thế mạnh về nhân lực và điều kiện kỹ thuật để cùng với đài truyền hình thực hiện lộ trình xã hội hóa, bởi thực tế, xã hội hóa truyền hình đã và đang đem lại lợi ích cho nhiều phía. Và trên hết xã hội hóa là hướng đi đúng đắn nhằm đáp ứng nhu cầu về những “bữa tiệc truyền hình” của công chúng ngày càng kho tính hiện nay.

Tuy nhiên thực tế cho thấy khái niệm xã hội hóa chương trình truyền hình vẫn còn gặp nhiều khúc mắc từ phía chính những người trong cuộc. Làm thế nào để phương thức xã hội hóa trong truyền hình phát huy tối đa hiệu quả của nó xem ra vẫn còn là bài toán khó giải đối với những người làm truyền hình.

Nhận thức đúng đắn về vai trò của xã hội hóa truyền hình để từ đó có những định hướng đúng đắn, mở ra những hướng đi hiệu quả cho quá trình này, thiết nghĩ là vấn đề cần đặt ra:

- Trước hết là nhận thức đúng phải từ các cơ quan quản lý Nhà nước về vấn đề xã hội hóa.

Chủ chương xã hội hóa, tức là huy động mọi nguồn lực xã hội cùng tham gia vào các lĩnh vực đối với đời sống xã hội đang được Đảng và Nhà nước ưu tiên khuyến khích.

- Đổi mới nhận thức từ phía những người lãnh đạo ở các đài truyền hình nói chung và Đài TH.PT Hà nội nói riêng.

Như ông Đỗ Kim Cuông, vụ trưởng vụ văn nghệ, ban tư tưởng văn hoá trung ương cho rằng: “Vấn đề xã hội hoá liên quan nhiều đến vấn đề tiền bạc

trong con mắt mọi người, nhưng với nhà quản lý, vấn đề được nhìn nhận dưới góc độ khác. Thành phần tham gia xã hội hoá không chỉ các đơn vị nhà nước mà còn có rất nhiều đơn vị tư nhân. Đây là điều đáng mừng và phù hợp với xu hướng hội nhập trong thời gian tới. Vấn đề là nhận thức của từng đài và khả năng có thể làm việc này đến đâu”.

Như vậy, xu hướng xã hội hoá đã và đang được rất nhiều thành phần quan tâm. Vấn đề ở chỗ là chính bản thân các đài truyền hình. Nếu các đài làm được việc là cầm trịch một cách chủ động, đồng thời nâng cao trình độ của đội ngũ quản lý thì xã hội hoá trong truyền hình nhất định thành công.

- Đội ngũ phóng viên, biên tập viên Đài cũng là lực lượng cần có những nhận thức đúng đắn để tham gia vào quá trình xã hội hóa truyền hình.

- Các đối tượng tham gia thực hiện quá trình xã hội hóa truyền hình là một trong những khâu trọng yếu trong việc đổi mới nhận thức về xã hội hóa truyền hình. - Khán giả là đối tượng đầu tiên được hưởng lợi từ việc xã hội hóa truyền hình, và do vậy, họ chính là tâm điểm của mỗi chương trình. Đã đến lúc những chương trình như “Vượt lên chính mình”, hay “Những mảnh ghép cuộc đời” sẽ níu giữ mắt, cảm xúc của khán giả để tư thế của các đơn vị tài trợ không chỉ đến để đặt một cái logo mà đến với cương vị hỗ trợ nhà sản xuất đem lại những chương trình ý nghĩa thực sự cho công chúng xem đài. Hơn bao giờ hết, các nhà đài phải xem khán giả là những vị vua để phục vụ họ bằng cả sự tận tụy và mong muốn phát triển công cuộc xã hội hoá sản xuất chương trình truyền hình để công cuộc ấy không chỉ mạnh về lượng mà còn ổn về chất bởi một chương trình kém chất lượng thì “vua” chính là người đào thải nó trước tiên.

Một phần của tài liệu Vấn đề xã hội hóa sản xuất các chương trình truyền hình của đài phát thanh và truyền hình hà nội (Trang 74 - 76)