Thực trạng công tác đào tạo

Một phần của tài liệu luận văn quản trị nhân lực THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở CÔNG TY TNHH VINAFCO (Trang 47)

Hoạt động quản lý nhân sự thực chất là sử dụng các công cụ, biện pháp, chính sách nhằm tìm kiếm và phát huy nguồn nhân lực. Kể từ khi thành lập cho đến nay, Công ty luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhân viên làm việc để họ có thể phát huy mọi khả năng của mình. Công ty cũng có những chương trình đào tạo và tuyển dụng mới nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Thực tế bằng những hoạt động quản lý nhân sự Công ty đã tạo ra một môi trường làm việc năng động, sáng tạo vì cá nhân người lao động và Công ty. Trong môi trường cạnh tranh trong lĩnh vực in ấn ngày càng khốc liệt, nơi mà các cán bộ quản lý ngày càng giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Chất lượng, trình độ của người quản lý – những người phải đảm bảo chỉ đạo toàn diện vận hành guồng máy quản lý, phối hợp nhịp nhàng hoạt động của các bộ phận, huy động toàn lực tham gia thực hiện mục tiêu chung của Công ty. Lao động quản lý là những người đứng mũi chịu sào, đòi hỏi phải có tính sáng tạo, kết hợp với nghệ thuật quản lý khéo léo, song đội ngũ cán bộ quản lyù tại công ty đa số có nhiều kinh nghiệm nhưng chưa qua đào tạo tại các trường Đại học, làm trái ngành nghề, chưa được đào tạo lại số cán bộ này tiếp cận với khoa học tri thức vào quản lý.

Bên cạnh đó hầu hết trong số họ đều đảm nhận những vị trí phù hợp với khả năng của mình và có cơ hội làm việc để phát huy khả năng đó. Tuy nhiên trên thực tế công tác tuyển dụng của Công ty đại đa số là những người thân quen hoặc con em của CB,CNV tại công ty, chưa qua các trường đào tạo nghề, mặc dù công ty luôn tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên làm việc để họ phát huy mọi năng lực của mình, thì vẫn còn một số hạn chế do không được đào tạo bài bản ở các trường đào tạo chuyên ngành nghề về kỹ thuật in.

2.4.2.1. Xác định nhu cầu:

Trong thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, để nâng cao được khả năng cạnh tranh, Công ty luôn chú trọng đến yếu tố con người.

Để xây dựng được đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý có trình độ và chất lượng đòi hỏi công tác đào tạo và phát triển phải xác định nhu cầu đào tạo.

Công ty có dự kiến các chương trình lãnh đạo để giúp các nhà quản lý có được kỹ năng, trình độ cần thiết để thực hiện công việc.

Tóm lại trên cơ sở các kế hoạch sản xuất kinh doanh do yêu cầu và đòi hỏi của công việc và nhu cầu muốn học hỏi nâng cao hiểu biết của nhân viên mà Công ty xác định nhu cầu đào tạo. Như vậy cách làm này công ty thiếu đến đâu bổ sung nhân sự đến đó kể cả bộ phận chiến lược của công ty.

Xác định nhu cầu đào tạo

Ý kiến về Công ty dùng phương pháp nào để xác định nhu cầu đào tạo ? được thể hiện ở bảng dưới đây :

Bảng 2.7: Khảo sát phương pháp xác định nhu cầu đào tạo tại công ty

Phương pháp xác định nhu cầu đào tạo Tỷ lệ ý kiến/số người có trả lời (%)

Dựa vào dự án đầu tư 77,78

Dựa vào nhu cầu năm trước 66,67

Phỏng vấn 5,56

Quan sát 5,56

Phiếu hỏi 0,00

Trắc nghiệm 0,00

Khác, đề nghị nêu tên ……… 27,78

Không dùng phương pháp nào cả 0,00

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Công ty TNHH Vinafco)

Từ bảng trên ta thấy hiện nay công ty thường dựa vào dự án đầu tư (77,78%) và nhu cầu năm trước (66,67%) để xác định nhu cầu đào tạo, còn dùng phương pháp “phỏng vấn” và “quan sát” rất ít, chỉ có 5,56% ý kiến trả lời là có dùng phương pháp này. Ngoài ra hiện nay công ty còn dùng các phương pháp khác để xác định nhu cầu đào tạo như : dựa vào định hướng phát triển 3 năm, dựa vào nhu

cầu công việc và kế hoạch phát triển của công ty, dựa vào kế hoạch sản xuất, kinh doanh của đơn vị, dựa vào nhu cầu của sản xuất, kinh doanh.

Các vị trí làm việc của các công ty được trình bày ở bảng dưới đây :

Bảng 2.8: Khảo sát các tài liệu cho các bộ phận hoặc vị trí làm việc tại Công ty

Các tài liệu cho các bộ phận hoặc vị trí làm việc

Tỷ lệ ý kiến/số người trả lời (%)

Bản mô tả công việc 23,53

Bản yêu cầu trình độ đào tạo 47,06

Đánh giá năng lực nghề nghiệp 52,94

Không có 11,76

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Công ty TNHH Vinafco) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ bảng trên ta khi khảo sát ý kiến về có bản chuẩn năng lực nghề nghiệp chiếm 52,94%, bản yêu cầu trình độ đào tạo 47,06%, bản mô tả công việc chiếm 23,3% và không có chiếm 11,76%.

Về vai trò các trưởng các đơn vị (phòng, ban, kho, …) trong quá trình xác định nhu cầu đào tạo :

Các trưởng đơn vị xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng của đơn vị mình báo cáo lên giám đốc, xác định nhu cầu đào tạo của cơ sở, đề nghị của phòng ban/phân xưởng đào tạo cán bộ các lĩnh vực chuyên ngành, đề xuất nhu cầu đào tạo của đơn vị, xây dựng kế hoạch đào tạo hàng năm, nhận xét, đánh giá trình độ nhân viên của đơn vị từ đó đề xuất hướng đào tạo bồi dưỡng cho từng cán bộ.

Tổ chức đào tạo

Ý kiến về công ty thường sử dụng các dạng đào tạo nào ? ta có thể xem cụ thể ở bảng dưới đây :

Bảng 2.9: Khảo sát các dạng đào tạo tại Công ty

Các dạng đào tạo Tỷ lệ ý kiến/số người trả lời (%) Đào tạo kết hợp chuyển giao công nghệ 52,63

Các khóa đào tạo ngắn hạn 89,47

Hội thảo 57,89

Tư vấn bên ngoài 36,84

Hợp đồng với các cơ sở đào tạo 63,16

Kết hợp với các cơ sở đào tạo 68,42

Khác 21,05

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Công ty TNHH Vinafco)

Từ bảng trên ta thấy dạng đào tạo phổ biến nhất của công ty được khảo sát là các khóa đào tạo ngắn hạn (89,47%), sau đó là kết hợp với các cơ sở đào tạo (68,42%), hội thảo (57,89%) v.v… ngoài ra còn có các dạng đào tạo khác như : đào tạo tại chỗ thông qua việc, kết hợp với các trung tâm đào tạo trong nước và nước ngoài, các nhân sự đào tạo.

Về tỷ lệ các dạng đào tạo do công ty tự tiến hành (không phải yêu cầu các tổ chức đào tạo bên ngoài tiến hành) : 50-80%.

Về số cán bộ của công ty làm công tác giảng dạy chuyên trách ? không đồng đều, nhiều đơn vị không có, số này giao động từ 30 người đến 10 người.

Về số cán bộ của công ty làm công tác giảng dạy chuyên trách ? Không đồng đều, nhiều đơn vị không có, một số đơn vị có, số này giao động từ 10 người đến 20 người. Về phần trăm các khóa đào tạo có nội dung về quản lý doanh nghiệp cũng không đồng đều, con số này giao động từ 10% đến 98%.

Đánh giá đào tạo

Về việc tiến hành đánh giá đào tạo tại công ty, có 72% ý kiến cho là công ty có tiến hành đánh giá đào tạo, 27,78% ý kiến cho rằng công ty không tiến hành đánh giá đào tạo.

Hình thức đánh giá đào tạo tại công ty chủ yếu bằng phiếu hỏi sau khi mở khóa học (61,11%), hình thức bằng phiếu hỏi trong khi khóa học chỉ có 11,11% còn hình thức bằng phiếu hỏi trước khi mở khóa học và hình thức khác quá ít chỉ có 1 ý kiến chiếm 5,56%.

Ý kiến đánh giá chung về các hoạt động đào tạo tại công ty được trình bày ở bảng dưới đây :

Bảng 2.10: Khảo sát thăm dò tại Công ty

Tỷ lệ ý kiến/ số người

có trả lời (%) 11,76 70,59 17,65 0,00

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Công ty TNHH Vinafco)

Từ bảng trên ta thấy đánh giá chung về các hoạt động đào tạo tại công ty là phù hợp (70,59%).

100% ý kiến cho rằng nội dung và chất lượng các khóa bồi dưỡng đó phù hợp với yêu cầu thực tế.

Quan điểm chung về công tác đào tạo của lãnh đạo của công ty ta có thể xem ở bảng dưới đây :

Bảng 2. 11: Khảo sát ý kiến của lãnh đạo Công ty (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quan điểm Tỷ lệ ý kiến / số người có trả lời (%)

Đào tạo chỉ là hình thức 0,00

Đào tạo có tác động đến phát triển của công ty 63,16 Đào tạo là yếu tố quyết định của công ty, là

trách nhiệm của toàn công ty 47,37

Khác : 5,26

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Công ty TNHH Vinafco)

Từ bảng trên ta thấy quan điểm “Đào tạo có tác động đến phát triển của Công ty” được đa số ý kiến tán thành (12/19) chiếm 63,16%. Còn quan điểm “Đào tạo chỉ là hình thức” không có ý kiến nào tán thành.

2.4.2.2. Tổ chức các hoạt động đào tạo:

Để nâng cao năng lực cho đội ngũ lãnh đạo trong Công ty đồng thời cập nhật các kiến thức, kỹ năng mới cho đội ngũ lãnh đạo trong năm qua Công ty đã cử một số cán bộ tham gia các khoá đào tạo, cụ thể như sau:

+Nghệ thuật lãnh đạo: Số người tham gia 1.

+Giải quyết những vấn đề căng thẳng trong quản trị: Số người tham gia1. +Quản trị thay đổi: Số người tham gia 1.

Các khoá học được tổ chức tại công ty.

Bên cạnh đó Công ty cũng rất coi trọng việc đào tạo cho đội ngũ quản lý nếu việc bồi dưỡng, nâng cao năng lực thực hiện công việc cho đội ngũ cán bộ quản lý được đặc biệt quan tâm. Lực lượng quản lý được tham gia nhiều khoá học với số lượt học viên được tham gia cụ thể:

khoá đào tạo sau:

+ Đánh giá thực hiện công việc: Số người tham gia 1. + Quá trình tuyển dụng nhân viên: Số lượt người tham 1.

+ Kỹ thuật động viên kích thích người lao động: Số người tham gia 1. Các khoá học trên được thực hiện tại công ty.

- Công nhân các (trung tâm tiếp vận ) được tham gia các khoá đào tạo sau: + Nâng bậc lái xe nâng: Số người tham gia 3 người.

+ Nâng bậc nhân viên hệ thống : Số người tham gia 7 người. Các khoá học này được Công ty tổ chức nội bộ là chủ yếu.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị nhân lực THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở CÔNG TY TNHH VINAFCO (Trang 47)