Hoặc 5-10g bột sắn dây pha nước uống với đường.

Một phần của tài liệu Cây thuốc _ Vị thuốc (Trang 61)

với đường.

PUNICA GRANATUM L. PUNICACEAE

LỰU, an thạch lựu, mác lìu (Tày).

MÔ TẢ: Cây bụi, cao 2-3m, vỏ thân màu xám. Lá mọc đối hoặc so le, có khi thành từng cụm, cuống ngắn. Hoa đỏ tươi mọc ở đầu cành. Quả mọng, hình cầu, đường kính 5-8cm, có đài tồn tại, khi chín màu vàng, đốm đỏ nâu. Hạt nhiều, áo hạt (cơm) ăn được.

MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 4-5. Quả: Tháng 6-10.

PHÂN BỔ: Cây trồng để lấy quả ăn, làm cảnh và làm thuốc.

BỘ PHẬN DÙNG: Vỏ rễ, vỏ thân. Thu hái vào mùa thu, phơi hoặc sấy khô. Vỏ thu hái vào tháng 5-6. Dùng tươi hoặc phơi, sấy khô.

THÀNH PHẦN HÓA

HỌC: Vỏ rễ, vỏ thân chứa pelletierin,

isopelletierin, pseudo-pelletierin, methyl- pelletierin. Vỏ quả: Tanin. Dịch quả có acid citric, acid malic, đường glucosa, fructosa, maltosa.

CÔNG DỤNG: Chữa sán dây: ngày 20-50g vỏ rễ hoặc vỏ thân khô, dạng thuốc sắc, hoặc 0,30g pelletierin phối hợp với 0,40g tanin chia thành 3 lần uống. Chữa kiết lỵ, ỉa chảy: ngày 15-20g vỏ quả, dạng thuốc sắc. Thuốc có độc, dùng thận trọng. Không dùng cho trẻ em, phụ nữ có thai.

QUISQUALIS INDICA L. COMBRETACEAE

SỬ QUÂN, quả giun, dây giun, quả nấc, mạy lăng cƣờng, mác giáo

giun (Tày).

MÔ TẢ: Cây bụi, có cành vươn dài. Lá mọc đối, hình trứng, gốc lá tròn hay hơi hình tim, đầu nhọn. Hoa có ống tràng dài, màu trắng sau khi chuyển dần thành màu đỏ hồng, mọc thành bông ở đầu cành và kẽ lá. Quả hình thoi, có 5 cạnh lồi, màu nâu sẫm.

MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 3-6. Quả: Tháng 7-9.

PHÂN BỔ: Cây mọc ở ven rừng, đồi, ở các tỉnh miền núi và được trồng để làm cảnh.

BỘ PHẬN DÙNG: Nhân của quả. Thu hái quả vào tháng 8-9, phơi khô. Khi dùng đập bỏ vỏ lấy nhân, cắt bỏ hai đầu và bóc màng, sao vàng.

THÀNH PHẦN HÓA

HỌC: Nhân quả chứa chất dầu thành phần gồm acid myristic, palmitic, stearic, oleic, linoleic, muối kali của acid quisqualic, trigonellin, phytosterol. Hoa chứa cyanidin mono- glucosid.

CÔNG DỤNG: Thuốc tẩy giun đũa. Mỗi ngày người lớn uống 10-20g nhân quả đã bóc màng (để khỏi bị nấc); trẻ em tuỳ tuổi từ 4-8g, tán bột. Sau 3 giờ, uống thuốc tẩy muối. Rễ chữa thấp khớp, ngày 12-20g sắc uống. Quả đập nát, sắc lấy nước đặc ngậm chữa đau răng.

RAUVOLFIA CAMBODIANA Pierre ex Pitard APOCYNACEAE

BA GẠC, ba gạc lá to, hơ rác, ka day (Ba Na).

MÔ TẢ: Cây bụi, cao 0,5-1,5m; vỏ dày có nốt sần. Lá mọc vòng 3, phiến thuôn, mép nguyên. Cụm hoa hình xim, ở đầu cành hay kẽ lá; hoa hình ống màu hồng tím, cánh hoa màu trắng. Quả đôi, khi chín màu tím đen, có nhiều chấm nhỏ màu xám. Toàn cây có nhựa mủ. Các loài Rauvolfia indosinesis M. Pichon, R. serpentina (L.) Benth. ex Kurz, R. tetraphylla L., T. verticillata (Lour.) Baill., R. vomitora Afzel. ex Spreng cũng gọi là ba gạc và được dùng.

MÙA HOA QUẢ: Gần như quanh năm.

PHÂN BỔ: Cây mọc ở ven rừng, nương rẫy; ở các tỉnh phía nam: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Định và Tây Nguyên..

BỘ PHẬN DÙNG: Vỏ rễ. Thu hoạch rễ quanh năm, tốt nhất vào mùa thu đông, rửa sạch, bóc lấy vỏ, phơi hay sấy khô. Chú ý bảo vệ lớp vỏ vì vỏ chứa nhiều loại hoạt chất.

THÀNH PHẦN HÓA

HỌC: Alcaloid toàn phần trong vỏ rễ là 2,64%, có reserpin, ajmalin. Các loài khác có thêm serpentin, reserpinin, ajmalicin, rauvomitin (R.vomitoria), canescin (R. canescens).

CÔNG DỤNG: Chữa huyết áp cao. Dùng dạng cao cồn 1,5% hoặc viên 2mg alcaloid toàn phần. Mỗi lần 10-15 giọt hoặc 1 viên. Ngày 2-3 lần. Uống liền 2-4 tuần, nghỉ 2-4 tuần rồi tiếp đợt khác, nếu cần.

Chú ý: Cây thuốc này đã được xếp vào diện quí hiếm ở Việt Nam, cần bảo vệ.

SINH ĐỊA, địa hoàng.

MÔ TẢ: Cây cỏ, cao 20-30cm, sống nhiều năm, thường lụi vào mùa đông. Rễ mập thành củ. Lá hình bầu dục, gốc thuôn, đầu tròn, mọc tập trung thành hình hoa thị, mép khía răng tròn không đều; gân lá hình mạng lưới nổi rất rõ ở mặt dưới làm cho lá như bị rộp. Hoa hình ống, màu tím đỏ, mọc thành chùm trên một cuống chung dài. Quả nang, nhiều hạt. Toàn cây có lông mềm.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 4-7.

PHÂN BỔ: Cây nhập trồng ở các tỉnh trung du và đồng bằng Bắc Bộ.

BỘ PHẬN DÙNG: Rễ củ. Thu hái khi cây trồng được được 7-8 tháng. Phơi khô. Dùng sống hoặc chế thành thục địa.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: HỌC:

Rễ củ chứa các chất mannit, glucosa, glucosid rehmanin và caroten.

CÔNG DỤNG: Bổ, lợi tiểu. Chữa đái tháo đường, cơ thể suy nhược, thiếu máu, lao phổi, chảy máu cam, băng huyết, đa kinh, động thai, chảy máu bên trong, viêm thận mạn tính, viêm họng, phát ban, lỵ. Cũng dùng giải độc, làm mạnh tim, chữa mất ngủ. Ngày 8-16g dạng thuốc sắc, cao.

RHODOMYRTUS TOMENTOSA (Ait.) Hassk. MYRTACEAE

SIM, hồng sim, dƣơng lê, đào kim nƣơng, co nim (Thái), mác

nim (Tày).

MÔ TẢ: Cây bụi, cao 1-3m, phân cành nhiều. Cành non có cạnh, nhiều lông mềm sau hình trụ nhẵn. Lá hình trứng thuôn, mọc đối, phiến dày, có 3 gân chính, mặt dưới có lông tơ. Hoa màu hồng tím mọc riêng lẻ hoặc tập trung 2-3 cái ở kẽ lá. Quả mọng, khi chín màu tím sẫm, ăn được. Hạt nhỏ, nhiều.

MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 4 - 6; Quả: Tháng 7 - 8.

PHÂN BỔ: Mọc ở các vùng đồi hoặc nương rẫy bỏ hoang, ở khắp các tỉnh vùng núi thấp và trung du.

BỘ PHẬN DÙNG: Búp non, lá, nụ hoa, quả chín. Búp thu hái vào mùa xuân. Nụ hoa, quả vào mùa hạ. Phơi hoặc sấy khô.

THÀNH PHẦN HÓA

HỌC: Cả cây chứa tanin. Quả có protein, chất béo, glucid, vitamin A, thiamin, riboflavin và acid nicotinic.

CÔNG DỤNG: Chữa đau bụng, ỉa chảy, lỵ, ung nhọt, cầm máu: dùng búp non hoặc nụ hoa, ngày 10- 30 búp hoặc nụ tươi nhai nuốt nước, hoặc khô tán bột, sắc uống. Nước sắc đặc lá hoặc búp dùng rửa vết thương, chốc lở và bỏng. Cũng dùng quả chín phối hợp tô mộc làm thuốc chữa bệnh đường ruột.

THẦU DẦU, tỳ ma, đu đủ tía, co húng hóm ( Thái), dầu ve, slùng đeng (Tày), mạ puông sí (Dao).

MÔ TẢ: Cây nhỏ, cao 1-5m. Thân rỗng. Lá mọc so le, có cuống dài, chia 5-7 thùy, mép khía răng. Cành và lá non phủ phấn trắng. Hoa nhỏ, mọc thành chùm xim, hoa đực ở dưới, hoa cái ở trên. Quả nang có gai mềm, chứa 3 hạt hình trứng hơi dẹt, màu nâu, bóng, có vân.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 5 - 8.

PHÂN BỔ: Cây được trồng chủ yếu ở vùng bãi sông, để lấy hạt ép dầu.

BỘ PHẬN DÙNG: Hạt. Thu hoạch vào tháng 4-5, khi quả đã già. Phơi khô. Còn dùng lá.

THÀNH PHẦN HÓA

HỌC: Hạt chứa dầu béo gồm các glycerid như stearin, palmitin; một glycerid đặc biệt là ricinolein thủy phân cho acid ricinoleic; chất protein độc là ricin và alcaloid ricinin.

CÔNG DỤNG: Dầu hạt dùng để nhuận tràng, liều 2-5ml, để tẩy liều 20-30ml. Hạt giã đắp vào bên bị liệt chữa méo miệng, xếch mắt. Hạt (15 hạt) và lá thầu dầu tía giã nhỏ đắp vào gan bàn chân chữa sót rau, đẻ khó. Sau khi thai, rau ra rồi cần rửa sạch chân.

ROSA LAEVIGATA Michx. ROSACEAE

KIM ANH, mác nam coi (Tày), thích lê tử, đƣờng quán tử.

MÔ TẢ: Cây nhỏ, mọc dựa, thành bụi. Thân cành có gai. Lá kép gồm 3 lá chét, mép khía răng nhọn, có lá kèm nhỏ. Hoa to, màu trắng, mọc riêng lẻ ở đầu cành. Quả giả (đế hoa), hình trứng, có gai và đài còn lại, khi chín màu vàng nâu. Hạt (quả thật) nhiều, dẹt.

MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 3 - 6; Quả: Tháng 7 - 9.

PHÂN BỔ: Cây mọc ở vùng đồi cây bụi, chân núi đá vôi, tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn.

BỘ PHẬN DÙNG: Quả. Thu hái vào mùa thu. Cho vào bao tải, lấy gậy đập cho gãy hết gai; bổ đôi, nạo hết hạt và lông trắng ở trong. Phơi hoặc sấy khô.

THÀNH PHẦN HÓA

HỌC: Quả chứa acid citric, acid malic, tanin, vitamin C, glucosid, saponin.

CÔNG DỤNG: Kim anh là thuốc bồi dưỡng, nguồn cung cấp vitamin C, chữa di tinh, hoạt tinh, khí hư, đái són, đái dắt, tả lỵ lâu ngày, chảy máu, suy nhược thần kinh. Ngày dùng 6 - 12g dạng thuốc sắc, thuốc bột, viên, cao hoặc mứt đường.

CHÖT CHÍT, lƣỡi bò, dƣơng đề, thổ địa hoàng, phắc cát ngàn (Thái), mác sây (Tày).

MÔ TẢ: Cây cỏ, sống một năm, cao 30-50cm. Rễ

mập, màu nâu. Thân có khía dọc. Lá mọc so le, mép uốn lượn. Lá gốc to và rộng, cuống dài; lá giữa và lá ngọn hẹp, gần như không cuống. Hoa màu vàng lục mọc thành xim ở ngọn cành. Quả nhỏ, nhọn đầu, có 3 cạnh bao bọc bởi 3 lá đài, dày.

MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 3 - 4; Quả: Tháng 4- 6.

PHÂN BỔ: Cây mọc trên đất ẩm gần nước, hoặc đất

ngập nước tạm thời; ở khắp nơi.

BỘ PHẬN DÙNG: Rễ và lá. Rễ thu hoạch quanh năm, tốt nhất

vào mùa thu đông, rửa sạch, cắt bỏ rễ con, thái mỏng, phơi hoặc sấy khô. Lá thu hái vào mùa xuân, hạ, dùng ngoài để tươi, dùng trong phơi khô. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Rễ và lá có anthraglucosid 3,0- 3,4%, trong đó ở dạng tự do 0,47% và dạng kết hợp 2,54%; tanin, nhựa.

CÔNG DỤNG: Chữa táo bón. Ngày 1- 3g rễ sắc hoặc tán bột

uống; liều 4- 10g dùng làm thuốc tẩy. Dùng ngoài chữa ứ huyết sưng đau, trứng cá, hắc lào, lở ngứa, chốc đầu, âm hộ ngứa: rễ hoặc lá tươi giã nát hoà với giấm hoặc ngâm rượu, bôi.

[

SAUROPUS ANDROGYNUS (L.) Merr. EUPHORBIACEAE

RAU NGÓT, bồ ngót, phắc ót (Thái), phéc bón (Tày), hắc diện thần, chùm ngọt.

MÔ TẢ: Cây bụi nhỏ, phân cành nhiều, cao 0,8- 1,5m.

Thân tròn, nhẵn. Lá mọc so le, hình trứng, gốc tròn, đầu nhọn, cuống rất ngắn. Lá kèm nhỏ. Hoa đực và hoa cái ở cùng một cây, màu vàng lục. Quả nang, hình cầu, màu trắng, khi chín nứt làm 3 mảnh.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 9 - 11.

PHÂN BỔ: Cây được trồng khắp nơi để lấy lá làm rau ăn.

BỘ PHẬN DÙNG: Lá và rễ. Thu hái ở những cây 2 năm trở lên.

Hái lá tươi về dùng ngay.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: HÓA HỌC:

Lá chứa acid amin: lysin, methionin, tryptophan, phenylalanin, threonin, valin, leucin, isoleucin; acid nicotinic, vitamin C, caroten.

CÔNG DỤNG: Chữa sót rau: 40g lá, rễ tươi giã nát, thêm

nước gạn, chia uống 2 lần, cách nhau 10 phút. Chữa tưa lưỡi trẻ em: Lá tươi giã nát ép lấy nước, hòa mật ong đánh lên lưỡi, lợi, vòm miệng. Lá còn chữa ban, sởi, viêm phổi, bí tiểu tiện. Rễ có tác dụng lợi tiểu, thông huyết

SCHEFFLERA HEPTAPHYLLA (L) Frodin ARALIACEAE

NGŨ GIA BÌ CHÂN CHIM, cây đáng, lá lằng, mạy tảng (Tày), co tan (Thái), tạng tó, xi tờ rốt (K’ho), loong veng vuông (Ba Na).

MÔ TẢ: Cây gỗ, cao tới hơn 10m. Lá kép chân vịt, gồm 6- 8 lá chét, mọc so le, cuống có bẹ. Vỏ thân và lá có mùi thơm. Cụm hoa chùm tụ tán, mọc ở kẽ lá hay đầu cành; hoa nhỏ, màu trắng. Quả mọng, hình cầu, khi chín màu tím đen.

MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 12-1; Quả: Tháng 2-5.

PHÂN BỔ: Cây mọc hoang ở các tỉnh miền núi và hải đảo lớn.

BỘ PHẬN DÙNG: Vỏ rễ, vỏ thân. Thu hái vào mùa thu. Ủ cho thơm, phơi trong bóng râm,nơi thoáng gió tới khô.

THÀNH PHẦN HÓA

HỌC: Trong vỏ có saponin triterpen khi thuỷ phân cho acid oleanolic.

CÔNG DỤNG: Bổ, chống viêm, lợi tiểu; chữa phong thấp, đau lưng, nhức xương, tê bại, trí nhớ kém, viêm, ngứa âm hộ, liệt dương, tiêu hoá kém, còi xương trẻ em, phù thũng, bí tiểu tiện, lở ngứa. Ngày dùng 10- 20g vỏ thân hoặc 6- 12g vỏ rễ dưới dạng thuốc sắc hoặc rượu thuốc.

Lá non làm rau ăn, có tác dụng tiêu hoá tốt.

SCOPARIA DULCIS L. SCROPHULARIACEAE

CAM THẢO ĐẤT, cam thảo nam, dã cam thảo, dạ kham (Tày), t’rôm

lạy(K’ho).

Một phần của tài liệu Cây thuốc _ Vị thuốc (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)