Chú ý: Là cây thuốc thuộc diện quí hiếm,cần chú ý bảo vệ ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Cây thuốc _ Vị thuốc (Trang 41)

chú ý bảo vệ ở Việt Nam.

DOLICHOS ABLAB L. FABACEA

ĐẬU VÁN TRẮNG, bạch biển đậu, bạch đậu, đậu biển, thúa pản khao

(Tày), tập bẩy pẹ (Dao).

MÔ TẢ: Dây leo bằng thân quấn. Cành non có lông Lá mọc so le, 3 lá chét, có lông. Hoa trắng, mọc thành chùm ở kẽ lá. Quả đậu, dẹt, đầu có mỏ nhọn cong. Hạt hình thận, màu trắng, có mồng ở mép.

MÙA HOA QUẢ: Hoa : Tháng 4-5; Quả : Tháng 6-8.

PHÂN BỔ: Cây trồng ở khắp nơi, lấy quả non, hạt ăn và làm th ốc.

BỘ PHẬN DÙNG: Hạt thu từ quả già. Phơi hoặc sấy khô, bóc lấy hạt. Khi dùng sao vàng. Còn dùng lá.

THÀNH PHẦN HÓA

HỌC: Hạt chứa protid, lipid, glucid, acid amin: trytophan, arginin, tyrosin, man tyrosinasa, vitamin A1, B1, C acid cyanhydric, muối vô cơ Ca, P, Fe.

CÔNG DỤNG: Thuốc bổ, mát, giải độc, chống nôn, chữa cảm nắng, ỉa chảy, viêm ruột, đau bụng, chữa ngộ độc rượu, thạch tín, cá nóc. Ngày 8-16g dạng thuốc sắc. Lá tươi nhai ngậm với muối, nuốt nước chữa họng sưng đau.

DRACAENA CAMBODIANA Pierre ex Gagnep. DRACAENACEAE

HUYẾT GIÁC, cây xó nhà, cau rừng, dứa dại, giáng ông, ỏi càng

(Tày), co ỏi khang (Thái).

MÔ TẢ: Cây nhỏ, thân cột dạng cau dừa, nhưng có phân nhánh. Cao 2-4m. Vỏ thân già hoá gỗ ở gốc, khi bị mục có những phần rắn lại, màu đỏ nâu. Lá mọc tụ họp ở ngọn, hình dải, mép nguyên, có bẹ. Hoa màu lục vàng, mọc thành chùm kép ở ngọn thân. Quả mọng, hình cầu, khi c ín màu đỏ, chứa một hạt.

MÙA HOA QUẢ: Tháng : 5-10.

PHÂN BỔ: Cây thường mọc ở vùng núi đá; đã gặp ở nhiều tỉnh.

BỘ PHẬN DÙNG: Phần vỏ thân không bị mục nát hoá gỗ, màu đỏ nâu. Có thể khai thác quanh năm, phơi hoặc sấy khô.

CÔNG DỤNG: Thông huyết, tiêu viêm. Chữa ứ huyết, bầm tím do chấn thương, bế kinh, thấp khớp, đau lưng, nhức xương, tê mỏi: ngày 8-12g dạng thuốc sắc hoặc rượu thuốc để uống. Còn được dùng ngoài, phối hợp với quế chi ngâm rượu để xoa bóp.

DRYNARIA FORTUNEI Kze) J.Sm. POLYPODIACEAE

BỔ CỐT TOÁI, ráng bay, tắc kè đá, co tạng tó (Thái), đờ rờ (K'ho), hộc

quyết, tổ phƣợng, sáng vìăng (Dao).

MÔ TẢ: Thuộc loại dương xỉ, phụ sinh, sống nhiều năm. Thân rễ hơi dẹt, mọng nước, phủ lông dạng vảy màu nâu. Lá có 2 loại : lá hứng mùn, xẻ thùy, bất thụ, không cuống, phủ kín thân rễ và lá hữu thụ, có cuống, xẻ thùy sâu, mặt dưới mang nhiều túi bào tử. Các loài Drynaria bonii Christ;

D.quercifolia (L.) J.Sm. cũng gọi là bổ cốt toái và được dùng.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 5-8.

PHÂN BỔ: Cây sống bám trên cây gỗ và đá trong rừng ẩm, một số tỉnh miền núi.

BỘ PHẬN DÙNG: Thân rễ. Thu hoạch quanh năm. Cắt bỏ rễ con , phần lá còn sót lại và cạo sạch lông, rửa sạch, cắt thành từng miếng theo kích thước qui định, phơi hay sấy khô.

CÔNG DỤNG: Chữa đau lưng, đau xương, sưng đau khớp, ngã chấn thương, tụ máu, bong gân, gãy xương kín, ù tai, chảy máu chân răng, thận hư: ngày 8-16g, dạng thuốc sắc, ngâm rượu. Dùng ngoài, giã đắp lên chỗ sưng đau, bong gân hoặc bó gãy xương

NHỌ NỒI, cỏ mực, hạn liên thảo, nhả cha chát (Thái), phong trƣờng,

mạy mỏ lắc nà (Tày).

MÔ TẢ: Cây cỏ, sống một hay nhiều năm, mọc đứng hay mọc bò, cao 30-40cm. Thân màu lục hoặc đỏ tía, phình lên ở những mấu, có lông cứng. Lá mọc đối, gần như không cuống, mép khía răng rất nhỏ; hai mặt lá có lông. Hoa hình đầu, màu trắng, mọc ở kẽ lá hoặc ngọn thân, gồm hoa cái ở ngoài và hoa lưỡng tính ở giữa. Quả bế, có 3 cạnh, hơi dẹt.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 2-8.

PHÂN BỔ: Cây mọc trên đất ẩm, từ miền núi đến đồng bằng.

BỘ PHẬN DÙNG: Cả cây. Thu hái quanh năm. Dùng tươi hay phơi, sấy khô. Khi dùng để nguyên hoặc sao đen.

THÀNH PHẦN HÓA

HỌC: Trong cây chứa alcaloid : ecliptin, nicotin và coumarin lacton là wedelolacton.

CÔNG DỤNG: Chữa chảy máu bên trong và bên ngoài, rong kinh, băng huyết, chảy máu cam, trĩ, đại tiểu tiện ra máu, nôn và ho ra máu, chảy máu dưới da; còn chữa ban sởi, ho, hen, viêm họng, bỏng, nấm da, tưa lưỡi. Ngày 12-20g cây khô sắc hoặc 30-50g cây tươi ép nước uống.

ELEUSINE INDICA (L.) Gaertn. POACEAE

CỎ MẦN TRẦU, thanh tâm thảo, ngƣu cân thảo, màng trầu, co nhả hút (Thái), hang ma (Tày), hìa xú

xan (Dao).

MÔ TẢ: Cây cỏ sống hàng năm, cao 30-60cm, mọc thẳng đứng hoặc mọc bò thành cụm. Lá hình dải, xếp thành hai dãy. Phiến lá nhẵn, mềm, bẹ lá có lông. Cụm hoa mọc trên một cán ở ngọn thân, gồm 5-7 bông xếp hình phóng xạ và 1-2 bông khác mọc thấp hơn. Mỗi bông lại mang nhiều bông nhỏ. Quả thuôn dài, gần như 3 cạnh.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 5-7.

PHÂN BỔ: Cây mọc trên đất ẩm, khắp các vùng.

BỘ PHẬN DÙNG: Toàn cây. Thu hái quanh năm. Dùng tươi hoặc phơi khô.

THÀNH PHẦN HÓA

HỌC: Toàn cây chứa muối nitrat.

CÔNG DỤNG: Cỏ mần trầu là một vị thuốc trong toa căn bản, có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng, nhuận gan, giải độc, kích thích tiêu hoá; chữa cảm sốt, huyết áp cao, tiểu tiện không thông, đái ít. Ngày 60-100g dưới dạng thuốc sắc.

SÂM ĐẠI HÀNH, hành đỏ, tỏi đỏ, sâm cau, phong nhan, hom búa

lƣợt (Thái), tỏi lào.

MÔ TẢ: Cây cỏ, cao 30-40cm, sống nhiều năm, thường lụi vào mùa khô. Thân hành có màu đỏ tía. Lá hình mác dài, có bẹ, gốc và đầu thuôn nhọn, nhiều gân song song. Hoa màu trắng mọc thành chùm trên một cuống chung dài. Quả nang, nhiều hạt.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 4-6.

PHÂN BỔ: Cây được trồng ở nhiều nơi.

BỘ PHẬN DÙNG: Thân hành. Thu hái khi cây tàn lụi; thái ngang củ thành lát. Phơi hoặc sấy nhẹ dưới 50°C tới khô.

THÀNH PHẦN HÓA

HỌC: Thân hành chứa các hợp chất quinoid: eleutherin, isoeleutherin, eleutherol.

CÔNG DỤNG: Thuốc bổ máu chữa thiếu máu, vàng da, hoa mắt, nhức đầu; cầm máu trong chứng ho ra máu, băng huyết, bị thương; kháng khuẩn, chống viêm trong viêm họng, ho gà, mụn nhọt, chốc lở; sau khi nạo thai, đặt vòng tránh thai. Ngày 4-12g dạng sắc, hãm, bột hoặc viên: Làm thành dạng thuốc mỡ để bôi ngoài da.

ELSHOLTZIA CILIATA(Thunb.)Hyland. LAMIACEAE

Một phần của tài liệu Cây thuốc _ Vị thuốc (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)