Bệnh về tim Ngày 8-16g dạng thuốc sắc, thuốc cao hoặc thuốc viên.

Một phần của tài liệu Cây thuốc _ Vị thuốc (Trang 59)

sắc, thuốc cao hoặc thuốc viên.

PREMNA INTEGRIFOLIA Roxb. VERBENACEAE

VỌNG CÁCH, cây cách, cách núi.

MÔ TẢ: Cây bụi, cao 3-7m. Cành non có cạnh, cành già đôi khi có gai. Lá mọc đối, mép nguyên hoặc khía răng rất nhỏ ở gần đầu lá, mặt trên nhẵn bóng, mặt dưới rất nhạt. Cụm hoa hình ngù mọc ở ngọn gồm nhiều hoa màu trắng hoặc hơi xanh lục. Quả hạch, màu đen, hình cầu hoặc hình trứng.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 5-8.

PHÂN BỔ: Cây mọc ở các tỉnh ven biển; cũng có nơi trồng lấy lá làm rau gia vị.

BỘ PHẬN DÙNG: Lá và rễ. Thu hái quanh năm. Phơi hoặc sấy khô.

THÀNH PHẦN HÓA

HỌC: Vỏ thân chứa alcaloid premnin, ganiarin. Rễ chứa tinh dầu.

CÔNG DỤNG: Chữa sốt, đau bụng, ỉa chảy, kiết lỵ, bí tiểu tiện, đầy bụng, khó tiêu, thấp khớp. Còn làm thuốc lợi sữa, thông tiểu: ngày dùng 30-50g lá tươi giã nhỏ, ép lấy nước uống, hoặc 10-15g rễ hay lá khô sắc uống.

PRUNELLA VULGARIS L. LAMIACEAE

HẠ KHÔ THẢO.

MÔ TẢ: Cây cỏ, sống một năm hay nhiều năm, cao 20-30cm. Thân vuông, màu tím đỏ, có lông. Lá mọc đối, mép nguyên hoặc hơi khía răng. Hoa nhỏ, màu tím nhạt, tụ tập thành bông xim co ở đầu cành, có hai dạng, hoa cái nhỏ, hoa lưỡng tính to. Quả bế nhỏ, cứng, có 4 ô. Tránh nhầm với cây cải trời hay còn gọi là hạ khô thảo nam (Blumea subcapitata DC., họ Cúc- Asteraceae).

MÙA HOA QUẢ: Tháng 4-6.

PHÂN BỔ: Cây mọc trên đất ẩm, gần bờ suối ở vùng núi cao, thuộc các tỉnh miền núi phía bắc.

BỘ PHẬN DÙNG: Cả cây, trừ rễ. Thu hái khi cây đang có hoa. Phơi hoặc sấy nhẹ đến khô.

THÀNH PHẦN HÓA

HỌC: Cả cây chứa D- fenchon, acid ursolic.

CÔNG DỤNG: Kháng khuẩn. Chữa sưng vú, lao hạch, bướu cổ, đau nhức mắt, viêm tử cung, huyết áp cao, viêm thần kinh da, viêm gan, mụn nhọt, ngứa lở, hắc lào, tiểu tiện ít, khí hư: ngày 8-16g, dạng thuốc sắc. Cây tươi

giã đắp chữa vết thương.

PRUNUS PERSICA (L.) Batsch ROSACEAE

ĐÀO, mạy phăng (Tày), kén má cai, co tào (Thái), phiếu kiào

(Dao).

MÔ TẢ: Cây gỗ nhỏ, cao 3-4m. Lá mọc so le, phiến thuôn dài, mép khía răng. Hoa màu hồng, mọc riêng lẻ ở kẽ lá. Quả hạch, có một rãnh bên rõ, phủ lông tơ mịn, khi chín hơi có màu đỏ. Hạt cứng, màu nâu.

MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 1-3. Quả: Tháng 4-8.

PHÂN BỔ: Cây trồng nhiều ở vùng núi cao lấy quả ăn, lá và hạt làm thuốc.

BỘ PHẬN DÙNG: Hạt và lá. Hạt thụ hoạch vào màu thu, đập vỡ vỏ, lấy nhân, phơi hoặc sấy khô. Lá thu hái quanh năm, dùng tươi.

THÀNH PHẦN HÓA

HỌC: Quả chứa các acid: ascorbic, citric, oxalic; vitamin A, thiamin. Hạt: Dầu béo, glucosid amygdalin. Lá: Quercitrin, kaempferol, acid cafeic và acid p-coumaric.

CÔNG DỤNG: Nhân hạt chữa ho, kinh nguyệt bế, bầm máu, đụng giập, cầm máu sau đẻ, ngày 6- 12g sắc uống. Lá đào tươi nấu nước tắm hoặc giã đắp chữa ghẻ, ngứa lở. Hoa đào chữa bí tiểu tiện, táo bón, ngày 3-5g sắc, hãm. Phụ nữ có thai không dùng. Lá đào độc, dùng thận trọng.

PUERARIA THOMSONII Benth. FABACEAE

SẮN DÂY, bạch cát, bẳn mắm kéo (Thái), khau cát (Tày).

Một phần của tài liệu Cây thuốc _ Vị thuốc (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)