THÀNH PHẦN

Một phần của tài liệu Cây thuốc _ Vị thuốc (Trang 52)

hình trứng, gốc hơi hình tim, mọc so le, có cuống dài, mang tua cuốn Cụm hoa

THÀNH PHẦN

HÓA HỌC: Rễ củ chứa saponin, tanin, chất nhựa.

CÔNG DỤNG: Chống viêm, chống dị ứng. Chữa thấp

khớp, đau xương, đau lưng, đau khớp, mụn nhọt, tràng nhạc, lở ngứa, giang mụn nhọt, tràng nhạc, lở ngứa, giang mai, ngộ độc thuỷ ngân. Ngày dung 15- 30g dạng thuốc sắc, cao nước hoặc thuốc bột , viên.

HIBISCUS MUTABILIS L. MALVACEAE

PHÙ DUNG, mộc liên, mộc phù dung, boóc đao

(Tày).

MÔ TẢ: Cây bụi hoặc dạng gỗ nhỏ, cao vài mét. Cành non có lông. Lá mọc so le, có cuống dài, 5 thuỳ nông, mép khía răng, nhiều lông ở mặt dưới. Gân lá hình chân vịt. Hoa to, đơn hay kép, mọc riêng lẻ ở kẽ lá hoặc đầu cành, màu trắng sau chuyển màu hồng. Quả hình cầu, có lông. Hạt hình trứng, có lông dài.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 9-11.

PHÂN BỔ: Cây được trồng làm cảnh ở nhiều nơi.

BỘ PHẬN DÙNG: DÙNG:

Lá và hoa. Lá thu hái quanh năm. Hoa hái khi đã nở. Dùng tươi.

CÔNG DỤNG: Chữa mụn nhọt, đinh râu : lá và hoa khô tán nhỏ, thêm nước chè đặc, trộn đều, đắp, làm mụn chóng vỡ mủ. Còn chữa lở ngứa, viêm tử cung, khí hư, sưng vú, viêm thận và bàng quang, bí tiểu tiện, nhiễm trùng. Ngày 5-20g dạng thuốc sắc uống.

HOLARRHENA ANTIDYSENTERICA (Roxb.)Wall. ex G. Don. APOCYNACEAE

MỨC HOA TRẮNG, mộc hoa trắng, thừng mực lá to, sừng

trâu, mộc vài (Tày), xi chào (K'ho), hồ liên.

MÔ TẢ: Cây gỗ, có thể cao tới hơn 10m; vỏ thân màu nâu, có nốt sần. Cành non có lông. Lá hình bầu dục to, gần như không cuống, mọc đối. Hoa màu trắng, mọc thành xim ngù ở kẽ lá hay đầu cành. Quả gồm hai đại, dài, mọc cong vào nhau. Hạt nhiều, màu nâu, có túm lông màu trắng ở đầu. Toàn cây có nhựa mủ.

MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 4-5; Quả: Tháng 6-9.

PHÂN BỔ: Cây mọc hoang ở các tỉnh.

BỘ PHẬN DÙNG: Vỏ cây. Thu hái hái vào tháng 2-3. Phơi hoặc sấy khô. Còn dùng hạt.

THÀNH PHẦN HÓA

HỌC: Trong vỏ thân có chứa Alcaloid: conessin, norconessin, conessimin, isoconessimin, kurchin, conimin, conamin, conkurchin, holarrhin, holarrhimin. Các chất khác: gôm, nhựa, tanin, triterpen alcol, lupeol và β- sitosterol.

CÔNG DỤNG: Chữa lỵ amip. Liều dùng 1 ngày: vỏ cây khô 3-10g, hoặc hạt 3-6g, dưới dạng bột, cồn thuốc hoặc cao lỏng. Còn dùng dưới dạng alcaloid toàn phần, hoặc conessin. Dùng ngoài vỏ cây hoặc lá nấu nước tắm chữa ghẻ. Vỏ rễ giã ngâm rượu cùng với rễ hoè bôi ghẻ.

HOMALONEMA OCCULTA (Lour.) Schott ARACEAE.

THIÊN NIÊN KIỆN, sơn thục, ráy hƣơng, bao kim, vắt vẻo, vạt hƣơng (Tày), t’rao yêng (K’ho), duyên (Ba Na), hìa hẩu ton (Dao).

MÔ TẢ: Cây cỏ, sống nhiều năm. Thân rễ hình trụ,

dài, mặt cắt có xơ cứng. Lá to, hình mũi tên, gốc hình tim, có bẹ. Cụm hoa hình bông mo. Hoa đực ở trên, hoa cái ở dưới; hoa không có bao hoa. Quả mọng, khi chín màu đỏ. Toàn cây có tinh dầu thơm, nhất là ở thân rễ.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 4- 8.

PHÂN BỔ: Cây mọc gần bờ suối, dưới tán rừng ẩm, có ở

hầu hết các tỉnh miền núi.

BỘ PHẬN DÙNG: Thân rễ. Thu hái vào mùa thu - đông. Cạo

sạch vỏ ngoài, chặt thành đoạn, phơi hoặc sấy khô. Còn dùng lá tươi.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: HÓA HỌC:

Thân rễ chứa tinh dầu gồm linalol là thành phần chủ yếu,- terpineol và linalyl acetat, sabinen, limonen, aldehyd propionic và acid acetic.

CÔNG DỤNG: Chữa thấp khớp, đau nhức xương, tê bại, đau

dạ dày, khó tiêu, đau bụng kinh: ngày 6- 12g thân rễ dạng thuốc sắc, rượu thuốc hoặc cao. Dùng ngoài, thân rễ tươi ngâm rượu xao bóp chữa đau nhức, hoặc lá tươi giã đắp chữa nhọt, hơ nóng buộc lên trán chữa đau đầu. Bột thân rễ trị sâu, nhậy.

HOUTTUYNIA CORDATA Thunb. SAURURACEAE.

DIẾP CÁ, lá giấp, rau giấp, tập thái, ngƣ tinh thảo, cù mua mía (Dao), co vầy mèo (Thái), rau vẹn,

phjăc hoảy (Tày).

MÔ TẢ: Cây cỏ, cao 20- 40cm. Thân màu lục hoặc đỏ tía. Lá mọc so le, hình tim, có bẹ, khi vò có mùi tanh như cá. Hoa nhỏ, màu trắng hoặc vàng nhạt, họp thành bông có 4 lá bắc màu trắng nom như một chiếc hoa riêng lẻ. Hạt hình trái xoan nhẵn.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 5- 7.

PHÂN BỔ: Cây mọc trên đất ẩm trong thung lũng, ven suối, bờ mương. Phân bố khắp các tỉnh miền núi.

BỘ PHẬN DÙNG: Cả cây, bỏ rễ. Thu hái quanh năm. Dùng tươi.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: HỌC:

Cả cây chứa tinh dầu: methylnonyl ceton, myrcen, D-limonen, -pinen, p-cymen, linalol, geraniol; alcaloid: cordalin, flavon: quercitrin, lipid, acid hexadecanoic, acid decanoic…

CÔNG DỤNG: Chữa lòi dom, sởi, đau mắt đỏ hoặc mắt nhiễm khuẩn mủ xanh, viêm ruột, kinh nguyệt không đều. Ngày 6- 12g cây khô hoặc 20- 40g cây tươi, dạng thuốc sắc hoặc giã nát vắt lấy nước, lọc uống. Lá tươi giã đắp chữa sưng đau, đau mắt. Lá còn được dùng làm rau gia vị.

HOVENIA DULCIS Thunb. RHAMNACEAE.

KHÖNG KHÉNG, vạn thọ, chỉ cụ, kê trảo.

MÔ TẢ: Cây gỗ nhỏ, cao 7- 10m. Cành non có lông

và nốt sần. Lá mọc so le, có cuống dài, 3 gân tỏa từ gốc lá, mép khía răng nhọn. Hoa màu lục nhạt mọc thành xim ở kẽ lá hoặc đầu cành. Quả hình cầu, khi chín những nhánh con mang quả phồng to lên màu nâu hồng, vị ngọt, ăn được. Hạt tròn dẹt, màu đen.

MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 6 -8; Quả: Tháng 9-11.

PHÂN BỔ: Cây vốn mọc hoang nay được trồng ở Cao

Bằng, Lạng Sơn.

BỘ PHẬN DÙNG: Quả và nhánh con mang quả. Thu hái khi

quả chín, phơi hoặc sấy khô.

THÀNH PHẦN

HÓA HỌC: Quả chứa đường glucosa, fructosa, sucrosa và muối kali nitrat, kali malat.

CÔNG DỤNG: Thuốc bổ, giải độc, chữa ngộ độc rượu, tiểu

tiện không thông, cơ thể gầy yếu, khát nước, khô cổ: ngày 3- 5g ngâm rượu uống.

HYDNOCARPUS ANTHELMINTICA Pierre FLACOURTIACEAE

CHÙM BAO LỚN, đại phong tử, lọ nồi.

MÔ TẢ: Cây gỗ, cao 8-10m hay hơn. Cành mốc trắng.

Lá mọc so le, lá non mềm, mỏng, màu hồng, lá già dai, màu lục bóng; mép lá nguyên. Hoa màu hồng, đơn tính cùng gốc hoặc tạp tính, mọc thành chùm ở kẽ lá. Quả hình cầu, đường kính 5-8cm, chứa nhiều hạt có cạnh, xếp sít nhau.

MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 4- 6; Quả: Tháng 7- 11.

PHÂN BỔ: Cây mọc hoang ở một số vùng rừng núi, còn

được trồng để lấy bóng mát.

BỘ PHẬN DÙNG: Hạt. Thu hái khi quả chín già, tách lấy hạt, ép

dầu.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: HÓA HỌC:

Nhân hạt chứa lipid 40 - 55%, 1 glucosid thủy phân cho glucosa và acid cyanhydric; dầu màu vàng nâu gồm glycerid của các acid: chaulmoogric, hydnocarpic, gorlic.

CÔNG DỤNG: Nhân hạt chùm bao lớn chữa mũi đỏ, phong,

ghẻ lở, giang mai và một số bệnh ngoài da khác. Chủ yếu dùng bôi ngoài dạng thuốc dầu, thuốc mỡ. Có khi dùng uống dầu nhũ hoá dưới dạng giọt, nhưng thuốc rất độc, cần hết sức thận trọng khi sử dụng.

ILLICIUM VERUM Hook.f. ILLICIACEAE

HỒI, bát giác hồi hƣơng, đại hồi, hồi sao, mác chác, mác

hồi (Tày).

MÔ TẢ: Cây gỗ, cao 6- 10m. Cành dễ gãy, vỏ nhẵn. Lá thường tụ tập ở những mấu, nom như mọc vòng; phiến lá nguyên, dày, cứng, nhẵn bóng. Hoa màu hồng, mọc riêng lẻ ở kẽ lá. Quả cấu tạo bởi 8 đại, có khi hơn, xếp thành hình sao, mỗi đại có 1 hạt. Toàn cây, nhất là quả có mùi thơm và vị nóng.

MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 5- 6; Quả: Tháng 7- 9.

PHÂN BỔ: Cây được trồng nhiều ở Lạng Sơn và một số tỉnh miền núi phía bắc.

BỘ PHẬN DÙNG: Quả chín. Thu hái vào mùa thu. Phơi khô (tránh làm gãy cánh). Để nguyên dùng hoặc cất lấy tinh dầu. Lá thu hái quanh năm, dùng tươi.

 Quả chứa tinh dầu: 9- 10%, gồm anethol: 85- 90%, -pinen, limonen,-phellandren, - terpineol, farnesol và safrol.

CÔNG DỤNG: Dùng chữa đau bụng, ăn không tiêu, nôn mửa, bụng đầy trướng, thấp khớp và làm thuốc gây trung tiện, lợi sữa,chữa ngộ độc thức ăn. Ngày dùng 1- 4g quả dạng thuốc bột hoặc 4- 8g thuốc sắc. Dùng ngoài quả ngâm rượu xoa bóp chữa đau nhức xương, đau khớp. Tinh dầu hồi còn dùng để pha rượu.

IMPERATA CYLINDRICA P. Beauv. POACEAE

CỎ TRANH, cỏ tranh săng, bạch mao, nhá cá (Thái), gan (Dao).

MÔ TẢ: Cây cỏ, sống lâu năm, cao 0,60 - 1,50m. Thân nằm ngang, gồm nhiểu đốt. Thân có lông cứng. Lá hẹp, dài, gân chính to, ráp ở mặt trên, mép lá sắc. Cụm hoa màu trắng bạc gồm nhiều bông nhỏ có lông tơ mịn.

MÙA HOA QUẢ: Gần như quanh năm.

PHÂN BỔ: Cây mọc ở khắp nơi. Là loài cỏ dại khó diệt trừ.

BỘ PHẬN DÙNG: Thân rễ. Thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa thu, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô.

THÀNH PHẦN HÓA

HỌC: Thân rễ chứa glucosa, fructosa, acid hữu cơ.

CÔNG DỤNG: Chữa đái buốt, đái dắt, đái ra máu, sốt nóng. Ngày 10- 40g dưới dạng thuốc sắc. Phối hợp với râu ngô, tác dụng lợi tiểu mạnh.

JASMINUM SUBTRIPLINERVE Blume OLEACEAE

VẰNG, chè vằng, râm trắng, râm ri, lài ba gân.

MÔ TẢ: Dây leo nhỏ. Cành nhẵn. Lá mọc đối, 3 gân tỏa từ gốc; hai mặt lá nhẵn, bóng. Cụm hoa mọc ở kẽ lá và đầu cành, gồm 2- 3 hoa màu trắng,thơm. Quả mọng, khi chín màu đen. Theo nhân dân, một số loài chè vằng khác cũng được dùng. Tránh nhầm với cây lá ngón (Gelsemium elegans Benth.) có lá rất độc.

MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 3- 4; Quả: Tháng 5- 6.

PHÂN BỔ: Cây mọc hoang ở các tỉnh miền núi, trung du và có cả ở đồng bằng.

BỘ PHẬN DÙNG: Cành lá, thu hái quanh năm; băm nhỏ, phơi hoặc sấy khô.

THÀNH PHẦN HÓA

HỌC: Lá chứa alcaloid, nhựa, flavonoid.

CÔNG DỤNG: Có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, thuốc bổ đắng cho phụ nữ đẻ. Trị nhiễm khuẩn sau đẻ, viêm hạch bạch huyết, viêm tử cung, viêm tuyến sữa, bế kinh, khí hư, thấp khớp, nhức xương, ngứa, lở chốc: ngày 20- 30g cành lá sắc uống. Lá tươi sắc dùng tắm, rửa hoặc giã đắp.

Một phần của tài liệu Cây thuốc _ Vị thuốc (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)