CÔNG DỤNG: Chữa cổ họng sưng đau, ho mất tiếng, đau bụng, ỉa chảy Ngày 6 12 g rễ dướ

Một phần của tài liệu Cây thuốc _ Vị thuốc (Trang 77)

dạng thuốc sắc, ngâm rượu hoặc tán bột uống. Dùng ngoài giã nát đắp, chữa ung nhọt, viêm tấy.

CỦ CHÓC, bán hạ nam, bán hạ ba thuỳ, nam tinh, phặc hẻo (Tày), co thả lủa (Thái), nàng pía hẩu (Dao).

MÔ TẢ: Cây cỏ, phần trên mặt đất lụi hàng năm, cao 20- 30cm. Thân củ tròn, nạc. Lá chia 3 thuỳ, cuống dài, có bẹ. Cụm hoa là một bông mo, màu xanh pha đỏ tím. Hoa nhỏ, hoa đực ở trên, hoa cái ở dưới, có mùi hôi. Quả mọng, khi chín màu đỏ. Cây củ chóc ri (Typhonium divaricatum Decne) cũng được dùng.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 5- 7.

PHÂN BỔ: Cây mọc hoang khắp nơi, trên đất ẩm.

BỘ PHẬN DÙNG: Thân rễ. Thu hái vào mùa hạ, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. Khi dùng ngâm nước phèn và nước gừng, thái lát rồi tẩm nước cam thảo, sao vàng.

THÀNH PHẦN HÓA

HỌC: Thân rễ chứa protein, chất vô cơ: Ca, P, I, F, Fe, Na, K; thiamin, niacin, caroten, acid folic, các sterol và β-sitosterol.

CÔNG DỤNG: Chữa nôn mửa, ho, hen suyễn nhiều đờm, họng viêm có mủ, nhức đầu, viêm loét dạ dày: ngày 6- 12 g thân rễ đã chế, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài rễ tươi giã nhỏ đắp chữa ung nhọt, rắn cắn. Người có thai khi dùng cần thận trọng.

VITEX TRIFOLIA L.f. VERBENACEAE

MẠN KINH, đẹn ba lá, quan âm, từ bi biển, mác nim (Tày)

MÔ TẢ: Cây bụi, cao 1- 3m; cành non hình vuông, có lông mềm. Lá kép, 3 lá chét, mọc đối, mặt dưới phủ lông mềm màu trắng, vò nát có mùi thơm. Cụm hoa hình xim, mọc ở đầu cành, hoa màu tím nhạt. Quả hình cầu, có đài tồn tại. Loài Vetex ovata Thunb cũng được dùng làm thuốc với tên là mạn kinh.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 4- 7.

PHÂN BỔ: Cây mọc hoang ở các tỉnh thuộc vùng núi thấp và trung du.

BỘ PHẬN DÙNG: Quả. Thu hái từ tháng 9- 11. Phơi hoặc sấy khô. Dùng sống hoặc sao nhẹ.

THÀNH PHẦN HÓA

HỌC: Quả chứa alcaloid vitricin. Lá chứa tinh dầu trong có L-α-pinen, camphen, terpinyl acetat, diterpen alcol, các flavonoid: aucubin, agnusid, casticin, orientin, iso- orientin, luteolin 7-glucosid.

CÔNG DỤNG: Chữa cảm mạo, sốt, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, nhức hai bên thái dương, đau nhức mắt, tăng nhãn áp, thấp khớp, đau dây thần kinh. Ngày 6- 12g quả, dạng thuốc sắc hoặc 2- 3g dạng thuốc bột.

SÀI ĐẤT, húng trám, cúc nháp, ngổ núi, ngổ đất, tân sa, lỗ địa

cúc.

Một phần của tài liệu Cây thuốc _ Vị thuốc (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)