BỘ PHẬN DÙNG: Lá.Thu hái khi cây đang có hoa Phơi hoặc sấy khô Khi dùng sao vàng.

Một phần của tài liệu Cây thuốc _ Vị thuốc (Trang 32)

hoặc sấy khô. Khi dùng sao vàng.

CÔNG DỤNG: Chữa ung nhọt, lở loét, viêm mũi, ỉa ra máu, iêm loét dạ dày, tá tràng, lỵ, đau máu, iêm loét dạ dày, tá tràng, lỵ, đau bụng, tiêu hóa kém. Ngày 16-20g lá sao vàng, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài nước sắc đặc để rửa, chữa mụn nhọt, lở

ngứa

CURCUMA DOMESTICA Valet. ZINGIBERACEA

NGHỆ, nghệ vàng, uất kim, khƣơng hoàng, co hem, co khản mỉn

(Thái), khinh lƣơng (Tày).

MÔ TẢ: Cây cỏ, sống nhiều năm, cao 0,5-1m; thường lụi vào mùa khô. Thân rễ (thường gọi là củ) nạc, phân nhán có màu vàng và mùi hắc. Lá to, có bẹ, mọc so le. Hoa màu vàng, mọc thành bông hình trụ ở ngọn. Lá bắc màu lục hoặc pha hồng ở đầu.

MÙA HOA QUẢ: Hoa : Tháng 3-5.

PHÂN BỔ: Cây được trồng ở khắp nơi để làm gia vị và làm thuốc

BỘ PHẬN DÙNG: Thân rễ. Thu hái vào tháng 11-12. Cắt bỏ rễ con, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô.

THÀNH PHẦN HOÁ

HỌC: Thân rễ chứa chất màu, curcumin; tinh dầu gồm các sesquiterpen : zingiberen, D-α- phellandren, turmeron, dehydrotumeron, α, γ-alantolactone; curcumen, cin ol.

CÔNG DỤNG: Chữa viêm loét dạ dày, tá tràng, viêm gan, vàng da, kinh nguyệt không đều, bế kinh, tích máu sau đẻ, ngã tổn thương tụ máu, thấp khớp, tay chân đau nhức, mụn nhọt, ghẻ lở: ngày 3-12g, dạng bột, sắc. Dùng ngoài, giã nát bôi vết thương mới lành để chống sẹo, ùng chữa ngộ độc bã đậu : giã nát lọc lấy nước uống.

CURCUMA ZEDOARIA (Berg.) Rosc. ZINGIBERACEA

NGA TRUẬT, nghệ đen, nghệ tím, nghệ anh, nghệ đăm (Tày), bồng

truật, ngải tím, tam nại, m'gang

MÔ TẢ: Cây cỏ, sống nhiều năm; thường lụi về mùa khô. Thân rễ (thường gọi là củ) hình con quay với nhiều nhánh phụ hình trứng. Lá có bẹ, to, có đốm tía ở gân giữa mặt trên. Hoa àu trắng hồng có họng vàng; lá bắc xanh, đầu đỏ ; tập trung thành bông hình trụ, mọc lên từ thân rễ, trước khi cây ra lá.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 3-5.

PHÂN BỔ: Cây mọc hoang trên đất ẩm, gần bờ suối quanh nương rẫy và ruộng bỏ hoang. Có nhiều ở các tỉnh miền núi.

BỘ PHẬN DÙNG: Thân rễ. Thu hái vào tháng 11-12, cắt bỏ rễ con, rửa sạch, thái lát, phơi hoặc sấy khô.

THÀNH PHẦN HOÁ

HỌC: Thân rễ chứa tinh dầu gồm α-pinen, D- camphen, cineol, D-camphor, D-borneol, sesquiterpen alcol, zingiberen.

mơ lung (Ba Na). bụng, ăn uống không tiêu, nôn mửa, ho, bế kinh, kinh nguyệt không đều; còn có tác dụng bổ. Ngày 3-6g dạng thuốc, thuốc bột hoặc thuốc viên.

CYMBOPOGON CITRATUS (DC.) Stapf POAECEA

SẢ, hƣơng mao, chạ phiéc (Tày), phắc châu (Thái), mờ b'lạng (K'ho).

MÔ TẢ: Cây cỏ, sống lâu năm, mọc khóm dày. Thân rễ màu trắng hoặc tím. Lá dài, hẹp, có bẹ, mép hơi áp. Cụm hoa gồm nhiều bông nhỏ không cuống. Toàn cây có mùi thơm như chanh.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 3-7.

PHÂN BỔ: Cây được trồng tập trung (để cất tinh dầu); trồng rải rác trong nhân dân để làm gia vị và làm thuốc.

BỘ PHẬN DÙNG: Cả cây. Thu hái quanh năm. Dùng tươi hoặc phơi trong râm mát cho khô. Có thể cất lấy tinh dầu.

THÀNH PHẦN HOÁ

HỌC: Cả cây chứa tinh dầu gồm citral, limonen, isopulegol, acid citronellic, acid của geranium và α-camphoren.

CÔNG DỤNG: Chữa cảm cúm, sốt: 10-20g cả cây sắc uống hoặc nấu nước xông cùng những lá thơm khác. Giúp tiêu hoá, chữa đầy bụng, nôn mửa, trung tiện kém: 3-4 giọt tinh dầu uống với nước. Chữa chàm mặt: rễ giã, xát. Tinh dầu sả dùng chủ yếu trong công nghiệp hương liệu; ngoài ra còn tác dụng trừ muỗi, tẩy mùi hôi.

CYPERUS ROTUNDUS L. CYPERACEA

Một phần của tài liệu Cây thuốc _ Vị thuốc (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)