Sâu hại và biện pháp phòng trừ

Một phần của tài liệu Giáo trình MD04-Trồng cây trôm nghề trồng cây lấy nhựa (Trang 79)

C. Ghi nhớ

3. Kỹ thuật trồng rừng Trôm

2.2.2. Sâu hại và biện pháp phòng trừ

Cây Trôm rất ít khi bị sâu hại. Thường gặp là Rầy phấn trắng.

Hình 4.4.8: Rầy phấn trắng

Rầy phấn trắng thuộc bộ cánh đều (Homoptera), họ Aleyrodidae, cơ thể nhỏ, ài khoảng 1 – 3 mm, gân cánh trước là gân đơn hoặc phân một nhánh. Thành trùng là loài bướm nhỏ, cả con đực và cái đều có cánh, cánh được phủ một

lớp bụi sáp trắng mịn. Cả thành trùng và ấu trùng đều cư trú ở mặt ưới lá và chích hút nhựa lá.

Sự biến thái của rầy phấn trắng có điểm khác với các họ khác thuộc bộHomoptera, giai đoạn mới nở (tuổi 1) thì hoạt động, nhưng tuổi 2, 3, 4 thì không hoạt động giống như vảy của rệp ính, cánh phát triển trong suốt giai đoạn biến thái sẽ lộ ra khi chúng vũ hoá thành con trưởng thành. Rầy phấn trắng gây hại ưới 3 hình thức: trực tiếp, gián tiếp, và có vai trò như một vector truyền bệnh.

2.2.2.1. Đặc điểm sinh học

Mưa lớn và nhiệt độ hơi lạnh có thể tạm thời làm giảm mật số của rầy phấn trắng.

Tỷ lệ tử vong gia tăng đáng kể giữa nhiệt độ từ 40 – 45 độ C đối với giai đoạn ấu trùng và ở giữa 35 – 40 độ C đối với rầy phấn trắng trưởng thành.

Ấu trùng và thành trùng đều tấn công ở mặt ưới của lá, o cấu trúc ở mặt ưới lá có liên quan đến tính ưa thích ký chủ của loài rầy này. Cả ấu trùng và thành trùng đều chích hút ịch của lá cây, tiết mật ngọt làm cho nấm bồ hóng phát triển trên lá.

Chúng gây hại chủ yếu trong mùa nắng.

* Trứng

Trứng thường được đẻ ở mặt ưới của lá, ở góc phải đến gân lá. Giai đoạn ủ trứng khoảng 9 – 11 ngày trong điều kiện nhà kính ở nhiệt độ từ 20 – 39 độ.

Thời gian ủ trứng ở nhiệt độ 28 – 33 độ C, ẩm độ không khí 65 - 75% là 7 ngày ( ao động từ 6 - 8 ngày).

* Ấu trùng

Rầy phấn trắng có 4 giai đoạn ấu trùng. Giai đoạn đầu tiên của ấu trùng đôi khi còn được gọi là “con rận”, là giai đoạn ấu trùng có chân bò và râu rõ rệt, giai đoạn đầu là giai đoạn uy nhất có khả năng i chuyển nhanh nhẹn. Tất cả các giai đoạn ấu trùng khác thì chúng bất động.

Ấu trùng tuổi 1 mới nở i động, sớm tìm nơi phù hợp ở mặt lá để sống cố định. Ông ghi nhận thời gian tuổi 1 kéo ài 4,2 ngày ( ao động trong khoảng 3 – 5 ngày), tuổi 2 là 3,6 ngày ( ao động trong khoảng 2 - 7 ngày), tuổi 3 là 3,4 ngày ( ao động trong khoảng 3 - 7 ngày), tuổi 4 là 8,8 ngày ( ao động trong khoảng 8 - 14 ngày) ở nhiệt độ 28 – 33 độ C, ẩm độ không khí 65 - 75%.

* Nhộng

Ấu trùng tuổi cuối được xem như giai đoạn “nhộng”, kéo ài khoảng 1 tuần. Giai đoạn nhộng khoảng 10 – 11 ngày trong điều kiện nhà kính ở nhiệt độ 20 – 39 độ C.

* Thành trùng

Thành trùng cái đẻ trứng ngay trong ngày vũ hóa và tiếp tục đẻ trứng trong suốt vòng đời của chúng.

Nếu không giao phối con cái sẽ đẻ thế hệ con cháu toàn là con đực, nếu giao phối sẽ đẻ cả đực và cái. Chúng hoạt động linh hoạt nhất trong một vài giờ buổi sáng. Giao phối xảy ra trong khoảng thời gian buổi.

Thời gian sống ở điều kiện thí nghiệm đối với con đực là 2,8 ngày ( ao động trong khoảng 2 – ngày), con cái là 2,8 ngày ( ao động trong khoảng 1 – 4 ngày).

2.2.2.2. Đặc điểm hình thái học

* Trứng

Con cái đẻ từ 14 – 26 trứng thành những vòng tròn xoắn ốc ngay trên biểu bì của mặt ưới lá. Đây cũng là điểm đặc trưng để nhận ạng loài rầy này.

Ổ trứng gồm một hay nhiều trứng nhỏ, hình elip, vỏ bọc nhẵn, trứng màu vàng đến nâu vàng, cùng với nhiều chất sáp nhỏ, bám ở bề mặt của lá, thường là mặt ưới của lá cây, nó không theo một quy luật nào cả, sáp phủ theo đường, điển hình là tạo thành một mẫu hơi xoắn.

Hình 4.4.9: Trứng Rầy phấn trắng

* Ấu trùng

Cơ thể ấu trùng tuổi 1 ài 0,25 mm, rộng 0,1 mm, chưa phủ lớp phấn sáp trắng, cơ thể ấu trùng tuổi 2 có chiều ài 0,6 mm, rộng 0,4 mm; tuổi 3 ài 1 mm, rộng 0,7 mm ; tuổi 4 ài 1,2 mm, rộng 0,9 mm.

Hình 4.4.10: Ấu trùng Rầy phấn trắng

Trên cơ thể ấu trùng tuổi cuối của rầy phấn trắng có những sợi sáp trắng dài.

Hình 4.4.11: Nhộng Rầy phấn trắng

* Thành trùng

Thành trùng có màu trắng và có kích thước nhỏ, chiều ài khoảng 2 – 3 mm và có phủ một lớp sáp mịn trên cơ thể. Chúng gần giống như loài bướm nhỏ, cả con đực và con cái đều có cánh. Mắt có màu đỏ nâu hơi sậm. Cánh của chúng trong suốt khi mới vũ hóa và sau khi vũ hoá một vài giờ thì phủ lên một lớp phấn.

Thành trùng có hai cặp cánh trắng ài khoảng 1,5 mm. Râu đầu có 7 đốt.

Hình 4.4.12: Rầy phấn trắng trưởng thành

2.2.2.3. Cách gây hại

Rầy phấn trắng có thể gây hại theo 3 cách sau: gây hại trực tiếp, gây hại gián tiếp và truyền bệnh.

Gây hại trực tiếp: bằng cách chích hút ịch của lá cây non lúc giai đoạn ấu trùng tuổi 1 và giai đoạn thành trùng của rầy phấn trắng. Điều này làm cho lá cây bị rụng sớm. Cách gây hại trực tiếp, ngay cả khi sự phá hại ở mức độ nặng, thường thì nó cũng không làm chết.

Gây hại gián tiếp: Do sự bài tiết chất mật ngọt và lớp sáp trắng tạo môi trường thuận lợi cho nấm bồ hóng phát triển, làm đen bề mặt lá, giảm khả năng quang hợp và làm giảm giá trị thương phẩm của sản.

Truyền bệnh virus: Rầy chích hút ở cây bệnh khảm o virus, sau đó bay sang chích hút ở cây khỏe thì sẽ truyền virus qua cây này, làm cho cây bị nhiễm virus với các triệu chứng thể hiện như: chùn đọt, ngừng sinh trưởng, cây yếu, thất thu năng suất trầm trọng.

2.2.2.4. Biện pháp phòng trị

- Vệ sinh rừng, tỉa bỏ các lá ở gốc để rừng cây thông thoáng, hạn chế nơi ẩn nấp của rầy phấn trắng.

- Rầy phấn trắng có rất nhiều loài thiên địch trong tự nhiên bao gồm các loài nấm kí sinh, ong kí sinh và cả các loài thiên địch ăn thịt.

- Có thể sử ụng các loại thuốc hoá học để iệt rầy phấn trắng như Applau 10 WP, Baythroid 5 SL, Trebon 10 EC, Pegasus 500 SC kết hợp với ầu khoáng.

Một phần của tài liệu Giáo trình MD04-Trồng cây trôm nghề trồng cây lấy nhựa (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)