Gieo ươm Trôm

Một phần của tài liệu Giáo trình MD04-Trồng cây trôm nghề trồng cây lấy nhựa (Trang 42)

3. Cấy hạt Trôm

3.3. Gieo ươm Trôm

3.3.1. Xử lý hạt

Để xúc tiến cho hạt giống nhanh chóng nẩy mầm, mọc lên khỏi mặt đất, nâng cao tỷ lệ nẩy mầm ở vườn ươm, đề phòng sâu bệnh hại, chim chóc, dã thú phá hoại, thì tuyệt đại đa số hạt giống các loài cây rừng đều cần được xử lý trước khi gieo hạt.

3.3.1.1. Tiêu độc cho hạt giống

Để tiêu diệt mầm bệnh bám trên hạt giống, trước khi gieo hạt hoặc thúc mầm cần tiêu độc cho hạt. Các chất tiêu độc và phương pháp thường ùng như sau:

- Dùng dung dịch Foócmôn (Formalin) tiêu độc: Trước khi gieo hạt 12 ngày, sử dụng một phần dung dịch Foócmôn nguyên chất (tức nồng độ 40%) pha với 266 phần nước, sẽ được dung dịch Foócmôn loãng 0,15%, sau đó ngâm hạt gống vào dung dịch đã pha loãng này, ngâm trong 1530 phút thì vớt hạt ra, gói kín lại trong 2 giờ. Sau đó đợi cho hạt giống khô tự nhiên là có thể gieo hạt. Mỗi kg dung dịch có thể tiêu độc cho 10 Kg hạt giống.

- Dùng dung dịch Sunfat đồng (Cu. Sulfate) tiêu độc: Thông thường dùng dung dịch Sunfat đồng 0,3% - 1%, ngâm hạt giống trong 4 - 6 giờ, vớt ra hong khô tự nhiên là có thể đem gieo hạt.

- Dùng dung dịch Kali Permanganat (thuốc tím) tiêu độc. Thông thường dùng dung dịch K. Permanganat 0,5% để ngâm hạt giống trong 2 giờ. Cần chú ý rằng những hạt giống đã nhú rễ phôi ra thì không thể ùng Kali Permanganat để tiêu độc.

- Dùng dung dịch Sắt II Sunfat (FeSO4) tiêu độc: Ngâm hạt giống trong dung dịch Sắt II Sunfat (FeSO4) nồng độ 0,5%1% trong 2 giờ, vớt ra ùng nước trong sạch rửa hạt cho hết thuốc rồi đem đi thúc mầm hoặc hong khô tự nhiên là có thể đem gieo hạt.

3.3.1.2. Thúc mầm hạt giống

Thúc mầm hạt giống là cách xử lý giúp cho hạt giống hoàn thành quá trình dẫn đến nẩy mầm, bằng cách điều tiết hoặc khống chế những điều kiện bên ngoài cần thiết cho hạt giống nẩy mầm.

* Ngâm hạt trong nước ấm

- Hạt đem ngâm nước ấm hai sôi, ba lạnh (2 phần nước sôi pha với 3 phần nước lạnh để có nước ấm với nhiệt độ khoảng 40 - 45o

C) trong 12 giờ. Sau đó ngâm tiếp hạt trong nước lạnh 12 giờ nữa.

- Sau khi ngâm, vớt hạt ra để ráo nước và đem ủ. * Ủ và rửa chu hạt

- Hạt cho vào bao tải đem ủ. Trong thời gian ủ mỗi ngày rửa chua 1 lần. Sau 3 ngày ủ, hạt bắt đầu nứt nanh. Chọn những hạt nứt nanh đem gieo vào bầu đã chuẩn bị sẵn, chỉ chọn hạt nứt nanh tối đa là 4 ngày kể từ ngày hạt đầu tiên nảy mầm.

3.3.2. Tạo lỗ tra hạt

- Tưới nước đủ ẩm cho luống bầu trước khi gieo 3 – 4 giờ. - Tạo lỗ gieo hạt ở giữa bầu sâu bằng chiều dài hạt.

Hình 4.2.34: Tưới nước trước khi gieo hạt

3.3.3. Tra hạt

Chọn hạt đã nứt nanh đem gieo. Mỗi bầu gieo 1 hạt. Gieo hạt vào giữa mỗi bầu. Khi gieo chú ý cắm nghiêng hạt 45o, đầu nhọn hạt xuống ưới, độ sâu gieo hạt khoảng 1cm.

Hình 4.2.35: Gieo hạt trực tiếp vào bầu

- Sàng đất bột bổ sung lên mặt luống bầu, lấp dầy gấp 1 – 2 lần đường kính hạt.

Hình 4.2.36: Kỹ thuật lấp hạt

3.3.5. Che phủ và tưới nước

- Gieo xong tủ rơm rạ lượng 1kg/ m2 lên mặt bầu. Rơm rạ che tủ phải xử lý qua nước vôi trong để tránh sâu bệnh hại.

- Dùng thùng hoa sen có lỗ nhỏ đường kính 0,2cm tưới 1 -2 lần/ngày, tưới 2 -3 lít/m2/lần. Tưới vào lúc sáng sớm và chiều mát.

Sau 3-4 ngày gieo hạt thì dỡ bỏ rơm rạ che tủ, kiểm tra thấy bầu nào không có cây dùng hạt đã ủ nứt nanh dặm lại ngay.

4. Chăm sóc cây con ở vườn ươm 4.1. Tưới nước 4.1. Tưới nước

Giai đoạn này rất quan trọng trong công đoạn tưới nước, vì vậy trong 10 ngày đầu cần tưới 2 lần/ngày mỗi lần 10 lít/100m2 nếu là vườn đất cát pha và 7 lít/100m2 nếu là đất thịt nhẹ. 20 ngày tiếp theo tưới 1 ngày/lần với lượng nước tưới 12 lít/100m2. Hai tháng còn lại, mỗi ngày tưới 1 lần với lượng nước tưới là 10 lít/100m2. Trong vòng 15-20 ngày trước khi xuất vườn nên giảm lượng nước tưới để cây mau thành thục.

* Chú ý

- Nguồn nước tưới đảm bảo sạch; - Tưới không để cây bị gãy, đổ.

4.2. Làm cỏ phá váng

Cỏ dại ở vườn ươm phát triển rất mạnh, cạnh tranh inh ưỡng và nước với cây con, đồng thời còn tạo môi trường cho sâu bệnh hại phát sinh, phát triển o đó phải làm cỏ thường xuyên cho cây. Chủ yếu áp dụng làm cỏ xới đất đối với những loại hạt to gieo theo hàng hoặc bầu để tạo điều kiện cho hạt nẩy mầm nhanh.

Hình 4.2.37: Làm cỏ phá váng - Tháng thứ 1 làm cỏ phá váng 2 lần;

- Tháng thứ 2 làm cỏ phá váng 1 lần;

- Tháng thứ 3 cây phủ kín mặt luống nên không cần làm cỏ.

Làm cỏ lúc trời mát và đất ẩm, làm xong phải tưới nước cho mặt đất ổn định.

4.3. Bón phân

Đối với cây Trôm không cần phải bón phân nhiều. Khi thấy cây có dấu hiệu suy yếu, kém phát triển, cần dùng một số phân hóa học như NPK, Urê bón với liều lượng vừa phải. Khi bón hòa tan phân trong nước để tưới, tưới vào buổi chiều mát, sau khi tưới phân nên tưới lại nước với lượng 8 lít/100m2

để rửa phân còn bám lại trên thân lá. Chú ý, chỉ bón thúc phân vô cơ từ tháng thứ 2 đến tháng thứ 3.

4.4. Phòng trừ sâu bệnh hại

4.4.1 Một số loài sâu hại và biện pháp phòng trừ 4.4.1.1. Một số loại sâu hại thường gặp ở vườn ươm 4.4.1.1. Một số loại sâu hại thường gặp ở vườn ươm

Sâu hại là những loài côn trùng gây hại hoặc gây khó chịu cho các hoạt động, ảnh hưởng xấu và thiệt hại đến lợi ích của con người. Sâu hại cùng với nhện hại, cỏ dại, bệnh hại (nấm, vi khuẩn, virus, tuyến trùng), gặm nhấm ... Tạo thành sinh vật gây hại hoặc vật gây hại.

Khái niệm này chỉ mang tính tương đối vì nó phụ thuộc vào không gian và thời gian bởi vì “ảnh huởng xấu” chỉ xảy ra khi sâu hại ưới một điều kiện môi trường nào đó phát triển với số lượng lớn.

a) Nhóm dế mèn

Dế mền Dế ũi Hình 4.2.38. Nhóm ế mèn

Trong vườn ươm cây lâm nghiệp, thường gặp 3 loài trong nhóm ế là: Dế ũi: Phá hại cây ươm từ tháng 4 đến tháng 10, mạnh nhất là vào tháng 5 và tháng 6. Ban ngày chúng ẩn nấp ưới đất, ban đêm, cả ế non và ế trưởng thành, thường cày những đường ngang ọc trên mặt luống để ăn rễ cây.

Dế mèn nâu lớn: Phá hại mạnh từ tháng 2 đến tháng 4. Ban ngày chúng ở ưới hang sâu khoảng 20 cm, ban đêm chúng bò ra cắn cây non để ăn.

Dế mèn nâu nhỏ: Phá hại mạnh nhất từ tháng 2 đến tháng 5. ban ngày chúng ẩn nấp ưới các đám cỏ khô, ban đêm bò ra ăn cây con.

b) Nhóm bọ hung

Nhóm này bao gồm bọ hung nâu lớn, bọ hung nâu nhỏ, bọ cánh cam…

Trong vườn ươm thường gặp những loài bọ hung sau:

Bọ hung nâu lớn: Sâu trưởng thành xuất hiện vào giữa tháng 3 và đầu tháng 4, ban ngày chui xuống đất, chập tối bay ra ăn lá. Sâu trưởng thành sống kéo ài đến 6 hoặc 7 tháng. Chúng đẻ trứng ở trong đất, nơi có cỏ hoai mục. Sâu non sống trong đất chuyên ăn rễ cây non.

Bọ cánh cam: Một năm xuất hiện 2 đợt. Đợt 1 từ tháng 2 đến tháng 5. Đợt 2 vào tháng 11. Sâu trưởng thành bay ra ăn lá các loài cây vào ban đêm. Sâu non sống ở trong đất ăn rễ cây con.

Bọ cánh cam: Một năm có một thế hệ. Thời gian vũ hoá kéo ài từ tháng 5 đến tháng 8. Sâu trưởng thành ban ngày đậu ưới tán cây, ban đêm bay ra ăn lá. Sâu non sống ở trong đất, phá hại mạnh rễ cây vào lúc chập tối và sáng sớm.

Bọ sừng: Một năm có 1 thế hệ. Sâu trưởng thành xuất hiện từ cuối tháng 6 đến tháng 10, ban ngày đậu trên cây gặm vỏ thành các mảng lớn. Sâu non sống trong đất ăn cả rễ cây con và cây lớn.

c) Nhóm sâu xám:

Bao gồm: Sâu xám lớn, sâu xám nhỏ, sâu xám vàng.

* Sâu xám nhỏ

Sâu xám nhỏ một năm có 5 - 7 lứa, phá hại ở giai đoạn sâu non.

Hình 4.2.40: Sâu xám nhỏ

4.4.1.2. Biện pháp phòng trừ sâu hại

Loài sâu hại Tác hại Biện pháp phòng trừ

Nhóm dế mèn

- Cắn mầm non, cắn ngang thân cây con

- Phá hoại vào ban đêm

- Phòng:

+ Làm cỏ, phát quang

+ phun thuốc Folithion 0,1%

+ Xử lý tiêu độc đất trước khi gieo ươm. - Trừ: Phun thuồc Folithion 0,1%...lên luống cây bị hại vào lúc chập tối

+ Bả độc gồm: Cám rang, rau lang băm nhỏ, thuốc Bassa 0,1% hoặcFolithion 0,1% Nhóm sâu bọ hung - Sâu non sống trong đất phá hoại rễ và cây non. - Sâu trưởng thành ăn bổ sung lá bạch đàn, phi lao, xà cừ…

- Phá hoại vào ban đêm.

- Phòng:

+ Làm cỏ, phát quang

+ Phun thuồc Folithion 0,1%

+ Xử lý tiêu độc đất trước khi gieo ươm, xới đất để diệt nhộng.

- Trừ: phun thuồc Folithion 0,1%....lên luống cây bị hại vào lúc chập tối.

Sâu xám

- Ăn lá, cắn mầm non

- Phá hoại vào ban đêm, ăn xong nằm ngay ưới gốc cây mới bị hại

- Phòng:

+ Tháo nước vào ngâm cho chết sâu non, nhộng.

+ Làm cỏ, phát quang

+ Phun thuồc Folithion 0,1%

+ Xử lý tiêu độc đất trước khi gieo ươm, xới đất để diệt nhộng.

- Trừ:

+ Bắt sâu non vào sáng sớm + Làm bả độc như bả độc diệt dế

+ Phun thuốc Bi 58 0,05%- 0,1%; thuồc Folithion 0,1%...lên luống cây bị hại vào lúc chập tối.

+ Bẫy đèn bắt sâu xám trưởng thành.

Bọ rầy

- Là loại sâu ăn lá, phá hoại mạnh nhất đối với bạch đàn

- Phá hoại vào ban đêm

-Phòng:

+ Làm cỏ, phát quang

+ phun thuốc Admire 050EC, pha 1ml thuốc với 1 lít nước

+Trừ: phun thuốc Bassa 1/2000, thuốc Bi58 0,05% - 0,1% lên luống cây bị hại vào lúc chập tối

4.4.2. Một số loại bệnh hại thường gặp và biện pháp phòng, trừ

Bệnh cây rừng là một loại tác hại của tự nhiên, nó tác động và gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển không bình thường của cây rừng, thậm chí làm cho cây bị chết và gây ra những tổn thất về kinh tế và sinh thái. Chúng ta gọi hiện tượng không bình thường đó là bệnh cây (Phytopathology).

4.4.2.1. Bệnh lở cổ rễ

* Triệu chứng

- Thối hạt, thối mầm: hạt gieo bị thối không mọc được .

- Cây mầm đổ non, cây mầm bị nấm xâm nhiễm phần cổ rễ, cây bị đổ gục từng đám nhỏ sau lan thành từng mảng lớn trên luống gieo.

- Cây con chết đứng: nấm phá hoại trên cổ rễ của khoảng 1- 2cm làm cho cây chết đứng.

* Tác hại

- Thối hàng loạt hạt giống. - Chết hàng loạt cây con.

* Biện pháp phòng trừ:

- Biện pháp phòng:

+ Xử lý đất trước khi gieo ươm: + Cày bừa kỹ, phơi ải đất

+ Phun thuốc booc đô 0,5% (5g Booc đô pha 1 lít nước) hoặc benlate 0,15% (1,5g Benlate pha 1 lít nước); uy trì độ ẩm đất 60 – 70%.

- Biện pháp trừ:

+ Nhổ cây bị bệnh tập trung đốt, Phun thuốc một tuần/lần ùng booc đô 0,5% - 1% hoặc benlate 0,15 – 0, 2% phun 1 lít trên 4m2

4.4.2.2. Bệnh nấm phấn trắng (mốc sương)

Là loại bệnh hại lá đối với nhiều loài cây rừng, cây nông nghiệp như: keo, cà chua , khoai tây….

* Triệu chứng

- Bột trắng mịn ở cả 2 mặt lá, sau chuyển sang màu xám. - Lá bị bệnh nặng có màu đen.

- Lá xoăn, cứng dòn, khô từ mép lá.

* Tác hại:

Cây bị bệnh nhẹ vẫn sinh trưởng chậm; Cây bị bệnh nặng sẽ bị chết.

* Biện pháp phòng trừ

- Biện pháp phòng: phun booc đô 0,5% hoặc benlate 0,15% - Biện pháp trừ:

+ Phun thuốc lưu huỳng- vôi nồng độ 1/60 hoặc zinep 0,3 – 0,5g / 1 lít nước, 1 tuần/ lần.

4.4.3. Một số chú ý khi phòng trừ sâu bệnh hại 4.4.3.1. Thuốc hóa học 4.4.3.1. Thuốc hóa học

- Mỗi loại thuốc chỉ phòng, trừ được một số loài sâu hại hoặc một số loại bệnh hại nhất định vì vậy cần nắm được đặc tính, công dụng và nồng độ sử dụng của từng loại thuốc

- Muốn sử dụng thuốc an toàn và có hiệu quả cần phải thực hiện 4 đúng: + Dùng đúng loại thuốc. Tùy theo từng loài sâu hại, từng loại bệnh hại mà chọn loại thuốc cho phù hợp.

+ Dùng thuốc đúng lúc. Dùng thuốc khi sâu, bệnh còn ở diện hẹp, giai đoạn sâu non đã phát triển dễ mẫn cảm với thuốc, phun thuốc vào lúc trời râm mát.

+ Dùng thuốc đúng nồng độ, đủ liều lượng + Sử dụng đúng kỹ thuật.

* Chú ý:

- Không dùng thuốc nằm trong danh mục cấm sử dụng của nhà nước như: 666, DDT, Wofatox…...

- Không dùng thuốc khi không có nhán hiệu rõ ràng. - Không dùng thuốc khi không rõ nguồn gốc.

4.4.3.2. Phương pháp pha chế một số loại thuốc phòng trừ sâu bệnh

a) Thuốc boocđo

- Đặc điểm: thuốc ở dạng dung dịch màu xanh da trời tươi, lâu lắng đọng. - Công dụng: Dùng dể phun phòng, trừ bệnh do nấm gây nên như bệnh lở cổ rễ, rơm lá thông, mốc sương, đốm than, rụng lá, loét vỏ do vi khuẩn.

- Ngoài ra còn có tác dụng kích thích cây sinh trưởng. - Nồng độ thường dùng 0,5% - 1%

- Nguyên liệu pha thuốc booc đô: + Nước sạch

+ Phèn xanh (Cu S04)

+ Vôi (Vôi sống hoặc vôi tôi)

* Chú ý:

- Nồng độ thuốc booc đô 0,5% pha thuốc theo công thức: 1 phần phèn xanh + 1 phần vôi sốnghoặc 1,3 phần vôi tôi+ 200 phần nước.

- Nồng độ 1% pha thuốc theo công thức: 1 phần phèn xanh + 1 phần vôi sống hoặc 1,3 phần vôi tôi + 100 phần nước.

Được phép lấy lượng nước cần thiết để pha thuốc bằng lượng dung dịch cần phải pha: Liều lượng phun các loại thuốc thường 1 lít / 4- 5 m2.

Ví dụ: Hãy tính các nguyên liệu để pha thuốc booc đô phun phòng bệnh lở cổ rễ cho loài cây mỡ trên diện tích 20m2, nồng độ cần pha 0,5%, liều lượng phun 1 lít/ 4m2. Lượng thuốc pha dự phòng: 10%.

Giải:

Lượng dung dịch tính được là: 20m2

: 4m2/ lít =5 lít. Lượng thuốc dự phòng là:

5lít x (10/100) = 0,5 lít Lượng dung dịch cần pha là: 5 lít + 0,5 lít = 5,5 lít.

Lượng nước cần pha thuốc bằng lượng dung dịch cần pha bằng 5,5 lítdung dịch Lượng phèn xanh là.

5,5 lít x 5g/1 lít = 27,5 gam Lượng vôi sống bằng lượng phèn xanh = 27,5 gam

Lượng vôi tôi là. 27,5x 1,3 = 37,75g - Pha thuốc

+ Cách pha thuốc bằng 3 chậu:

Cho 50% nước hoà tan phèn xanh vào chậu 1; 50% nước hoà tan vôi sống vào chậu 2, đổ từ từ cả 2 dung dịch vào chậu thứ 3 vừa đổ vừa khuấy đều.

+ Cách pha thuốc bằng 2 chậu:

Cho 80% nước hoà tan phèn xanh vào chậu 1; 20% nước còn lại hoà tan vôi sống vào chậu 2, đổ từ từ dung dịch phèn xanh sang dung dịch vôi vừa đổ vừa khuấy đều.

Yêu cầu sản phẩm: Dung dịch xanh da trời, hạt nhỏ mịn độ lắng chậm

* Chú ý: Không đổ dung dịch vôi sang dung dịch phèn xanh. Không dùng dụng cụ kim loại để pha chế trừ dụng cụ bằng đồng; Không dùng nước cứng để

Một phần của tài liệu Giáo trình MD04-Trồng cây trôm nghề trồng cây lấy nhựa (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)