C. Ghi nhớ
3. Kỹ thuật trồng rừng Trôm
3.2. Bứng và chuyển cây
3.2.1. Bứng cây
3.2.1.1. Sơ đồ bứng cây con đem trồng
Sơ đồ bứng cây con đem trồng
3.2.1.2. Qui trình bứng cây
* Bước 1: Tưới nước
- Yêu cầu: Tưới cho luống cây trước 1/2 -> 1 ngày trước khi bứng. - Lượng nước tưới 4 -> 5 lít/ m2.
* Bước 2: Bứng cây
- Dụng cụ: Dùng bay để đánh cây.
- Thao tác: Tay không thuận đỡ bầu, tay thuận cầm bay, ấn một lực mạnh ưới đáy bầu rôì bẩy nhẹ cây lên, lấy bầu ra khỏi luống.
- Yêu cầu: Tránh làm tổn thương đến cây, vỡ bầu (Khi rễ cọc chưa đứt không được nhấc cây, dễ làm vỡ bầu).
3.2.2. Vận chuyển cây 3.2.2.1. Xếp cây
* Nếu chuyển thủ công
Xếp cây vào rổ (rổ tre hoặc rổ sắt): đặt một số cây vào giữa rổ rồi xếp ra xung quanh cho đến khi kín rổ, ngọn cây chụm vào giữa, sau đó ùng ây mềm buộc túm ngọn cây lại nhẹ nhàng không để gẫy ngọn.
* Nếu chuyển bằng ô tô:
Xếp cây vào khay: Xếp cây vào khay, xếp so le cho bầu sát vào nhau; xếp khay lên xe từ ưới lên trên (xe có giàn khung), từ trong ra ngoài, sít nhau, chèn chặt các khay để tránh xô xát khi xe chạy;
Trường hợp không có khay: Xếp trực tiếp trên sàn xe từ trong ra ngoài, cây xếp nghiêng tựa vào thành xe phía trước, xếp sít nhau và so le, có thể xếp 5-6 lượt chồng lên nhau;
Xếp cây vào túi nilon: Cây giống được xếp vào túi nlon loại 5 kg. Mỗi túi xếp làm 2 lớp cây, mỗi lớp cây xếp làm 2 hàng, mỗi hàng xếp 3 cây, lớp cây cuối cùng xếp thêm 1 cây.Yêu cầu xếp cây đúng kỹ thuật theo từng lớp từng hàng thi cây không bị dập nát, gãy ngọn và kiểm soát được lượng cây đem trồng.
Chú ý: Xe chở cây phải có mui che kín để tránh nắng và gió lùa làm dập nát ngọn cây.
3.2.2.2. Vận chuyển cây
* Vận chuyển bằng dụng cụ thủ công
- Xếp cây vào sảo tre, đặt một số bầu cây vào giữa sảo rồi xếp cho kín sảo, dùng dây mềm buộc gọn ngọn cây lại tránh va quệt làm gẫy ngọn.
- Nếu nơi trồng rừng gần thì gánh cây đi trồng.
* Vận chuyển bằng xe cơ giới.
- Nếu nơi trồng rừng xa ( > 5 - 10 km ) và khối lượng trồng rừng mhiều có điều kiện ùng xe cơ giới để vận chuyển cây.
* Chú ý: Khi vận chuyển bằng xe phải có mui xe để bảo vệ cây, xe chạy với tốc độ vừa phải.
- Xếp các túi cây lên xe: Xếp so le các túi cây và xếp theo hang, theo tầng sao cho các túi bầu khít vào nhau và không bị gãy ngọn.
3.3. Kỹ thuật trồng Tạo hố Rạch bỏ túi bầu Đặt cây vào hố Lấp đất Hình 3.3.5: Sơ đồ kỹ thuật trồng 3.3.1. Tạo hố trồng
Dùng cuốc moi đất trên hố đã chuẩn bị trước, tạo hố nhỏ ở giữa hố lớn, sâu hơn chiều cao của bầu 7 -> 10 cm.
3.3.2. Rạch vỏ bầu
Vỏ bầu bằng polyetylen thì phải rạch bỏ, tay không thuận cầm bầu, tay thuận cầm dao tem rạch vỏ bầu sao cho không đứt rễ.
3.3.3. Đặt cây và lấp đất
Đặt cây ngay ngắn giữa hố, mặt bầu thấp hơn mặt hố 7 - 10cm. Lấp đất.
+ Lấp đất lần 1
Dùng đất nhỏ phủ kín 2/3 chiều cao bầu, ùng hai bàn tay nén đất xung quanh bầu theo chiều thẳng đứng.
+ Lấp đất lần 2
Đất đập nhỏ phủ kín bầu, nén đất lần 2. + Lấp đất lần 3
Lấp đất phủ kín mặt hố (Trên cổ rễ cây từ 1 -> 2 cm) không nén đất, tạo mặt hố lõm. Lấp đất cách miệng hố từ 3 - 5cm để dự trữ nước vào mùa mưa và tạo cho cây có độ mùn.
Hình 4.3.15: Cây Trôm mới trồng
Sau khi trồng từ 10 - 20 ngày, tiến hành kiểm tra và trồng dặm những cây chết để đảm bảo mật độ trồng.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi
Câu 1: Tiêu chuẩn đất trồng rừng Trôm?
a. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, thoát nước tốt.
c. a và b
Câu 2: Phát dọn thực bì toàn diện áp dụng cho nơi có độ dốc a. < 10o
b. < 15o c. < 20o
Câu 3: Nếu cự ly cây là 3m thì bề rộng xếp băng thực bì là: a. 1 – 1,5 m
b. 1,5 – 2 m c. 2 – 2,5 m
Câu 4: Kích thước hố trồng Trôm a. 30 x 30 x 30 cm
b. 40 x 40 x 40 cm c. 50 x 50 x 50 cm
Câu 5: Thời vụ trồng Trôm
a. Cuối mùa mưa hàng năm của khu vực trồng rừng Trôm b. Giữa mùa mưa hàng năm của khu vực trồng rừng Trôm c. Đầu mùa mưa hàng năm của khu vực trồng rừng Trôm
Câu 6: Mật độ trồng rừng Trôm biến động từ a. 300 – 1000 cây/ha
b. 400 – 1100 cây/ha c. 500 – 1200 cây/ha
Câu 7: Đánh ấu thứ tự các bước trồng cây Trôm Rạch bỏ túi bầu
Tạo hố Lấp đất
Đặt cây vào hố
Câu 8: Khi đặt cây con vào hố, mặt bầu thấp hơn mặt hố a. 5 - 7cm
b. 7 – 10 cm c. 9 – 13 cm
Câu 9: Khi lấp đất lần 3, lấp đất cách miệng hố a. 3 – 5 cm
b. 5 – 7 cm c. 7 – 9 cm
Câu 10: Tiến hành kiểm tra và trồng dặm cây sau trồng a. 5 – 10 ngày b. 10 – 20 ngày c. 20 – 25 ngày 2. Bài thực hành 2.1. Bài thực hành số 3.1: Phát dọn 100 m2 thực bì đất trồng rừng
2.2. Bài tập thực hành số 3.2: Thực hiện qui trình kỹ thuật cuốc 30 hố để trồng Trôm
2.3. Bài thực hành số 3.3: Thực hiện trồng 30 cây Trôm
C. Ghi nhớ
- Mật độ tuỳ theo phương thức trồng.
- Thời vụ trồng vào đầu mùa mưa khi đất đã đủ ẩm. - Xử lý thực bì cục bộ nơi thưa, theo băng nơi dày. - Cuốc hố 40x40x40cm.
- Bón lót 3-5 kg phân chuồng hoai/hố, nơi có điều kiện bón 10kg/hố. - Lấp đất cách miệng hố từ 3-5cm để ự trữ nước vào mùa mưa.
Bài 4: Chăm sóc và bảo vệ rừng Trôm MĐ 04 - 04
Mục tiêu
- Trình bày được kỹ thuật chăm sóc và bảo vệ rừng Trôm;
- Thực hiện được các biện pháp kỹ thuật chăm sóc và bảo vệ rừng Trôm; - Đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động.
A. Nội dung
1. Chăm sóc Trôm
Rừng Trôm sau khi trồng cho tới khi khép tán cần được chăm sóc để tạo điều kiện thuận lợi cho cây rừng sinh trưởng và phát triển. Các biện pháp kỹ thuật chăm sóc rừng gồm phát quang thực bì, xới cỏ, vun gốc, bón phân. Số lần chăm sóc tủy thuộc vào loài cây, điều kiện khí hậu, đất đai, nhưng thông thường chăm sóc ba năm đầu và mỗi năm 2 lần. Dụng cụ chăm sóc rừng gồm dao phát, và cuốc bàn.
1.1. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư
Hình 4.4.1. Cuốc bàn Hình 4.4.2. Dao phát
2. Kiểm tra, trồng dặm
Sau khi trồng từ 10 – 20 ngày tiến hành kiểm tra và trồng dặm những cây chết bằng cây con cùng tuổi để đảm bảo mật độ cho rừng trồng.
1.3. Chăm sóc rừng Trôm 1.3.1. Chăm sóc năm thứ 1
Rừng trồng phải được chăm sóc cẩn thận, tiến hành chăm sóc 2-3 lần. Nội ung chăm sóc là:
- Dãy cỏ xung quanh gốc cây với bán kính là 0,5m; - Xới đất sâu 5 cm và vun gốc cao 10 cm;
- Trồng dặm và sửa cây đổ ngã;
- Bón bổ sung 0,05 - 0,1 kg/gốc phân Better NPK 16-12-8-11+TE; - Phủ cỏ xung quanh gốc để giữ ẩm vào cuối mùa mưa.
1.3.2. Chăm sóc năm thứ 2
Hình 4.4.5: Rừng Trôm 2 tuổi
Tiến hành 2 đợt: đầu vụ mưa và cuối vụ mưa - Đợt 1: Vào đầu mùa mưa, khi đất đủ độ ẩm. Tiến hành:
+ Làm cỏ xung quanh gốc hoặc theo hàng theo chiều rộng tán cây; + Trồng dặm các cây đã chết. Dặm cây có cùng độ tuổi;
+ Bón phân với lượng 0,1 kg Better NPK 16-12-8-11+TE/gốc. - Đợt 2: Vào lúc cuối mùa mưa. Tiến hành:
+ Làm cỏ xung quanh gốc hoặc theo hàng theo chiều rộng tán cây; + Bón phân với lượng 0,1 kg Better NPK 16-12-8-11+TER/ gốc; + Tiến hành xới xáo, tủ gốc giữ ẩm cho cây.
1.3.3. Chăm sóc năm thứ 3
Tiến hành 2 đợt: đầu vụ mưa và cuối vụ mưa - Đợt 1: Vào đầu mùa mưa, khi đất đủ độ ẩm. Tiến hành:
+ Làm cỏ xung quanh gốc hoặc theo hàng theo chiều rộng tán cây; + Trồng dặm các cây đã chết. Dặm cây có cùng độ tuổi;
+ Bón phân với lượng 0,2 kg Better NPK 16-12-8-11+TE/gốc. - Đợt 2: Vào lúc cuối mùa mưa.
Tiến hành:
+ Làm cỏ xung quanh gốc hoặc theo hàng theo chiều rộng tán cây; + Bón phân với lượng 0,2 kg Better NPK 16-12-8-11+TER/ gốc; + Tiến hành xới xáo, tủ gốc giữ ẩm cho cây.
* Chú ý làm đường băng chống cháy vào cuối mùa mưa.
2. Bảo vệ rừng Trôm
2.1. Phòng và chữa cháy rừng
Cháy rừng là sự xuất hiện và lan truyền của những đám cháy trong rừng mà không nằm trong sự kiểm soát của con người.
2.1.1. Các biện pháp phòng cháy rừng 2.1.1.1. Làm chòi canh phát hiện cháy rừng
Tác dụng ngăn chặn mọi người vào rừng trong những ngày tháng cao điểm của cháy rừng, phát hiện được sớm các điểm cháy rừng để kịp thời xử lý.
Vị trí: cao, tầm nhìn xa cao hơn cây rừng tối thiểu, khoảng 15-20m, tốt nhất đặt trên đỉnh đồi (chòi làm cần chắc chắn, lên xuống sử dụng thuận tiện).
2.1.1.2. Xây dựng đường băng
- Đường băng trắng
Là những dải đất trống đã được chặt trắng thu dọn hết cây cỏ, thảm mục và được cuốc hay cày lật đất nhằm ngay cản lửa cháy.
- Đường băng xanh
Là những đường băng được trồng cây xanh hỗn giao, có kết cấu nhiều tầng, chọn những loài cây có khả năng chịu lửa tốt ngăn, chia rừng thành các lô, nhằm hạn chế cháy lớn.
- Tác dụng: Ngăn chặn cháy lan mặt đất và cháy tán những khu rừng dễ cháy, đồng thời cũng là chỗ dựa để tiến hành vận chuyển lực lượng và các phương tiện dập tắt đám cháy, vận chuyển cây giống, phân bón…., làm đường tuần ta bảo vệ rừng, phát hiện cháy rừng.
* Khi xây dựng đường băng cản lửa cần chú ý:
- Đối với địa hình bằng phẳng hoặc dốc ưới 150, đường băng phải vuông góc với hướng gió chính trong mùa cháy.
- Đối với địa hình dốc trên 150, đường băng phải bố trí trùng với đường đồng mức hoặc theo đường dông.
Là hệ thống kênh (mương) kết hợp làm đường vận chuyển, nuôi cá và trồng các loài cây khó cháy như chuối, dừa ở 2 bên.
Hệ thống này có tác dụng ngăn cản hiện tượng cháy ngầm của lớp thảm mục và than bùn vào mùa khô.
2.1.1.4. Vệ sinh rừng và làm giảm vật liệu cháy
Vật liệu cháy trong rừng là lớp lá rụng, cành cây khô mục, cây chết do già cỗi, sâu bệnh, o gió bão làm đổ….
- Rừng dễ cháy, vật liệu cháy ày, trước mùa khô hanh dễ cháy rừng cần chặt những cây chết do già cỗi, sâu bệnh, gió bão làm đổ ra khỏi rừng. Thu gom lớp lá rụng, cành khô mục đưa ra khỏi rừng hoặc tập trung thành đống nhỏ đem đốt có sự kiểm soát ngọn lửa của con người.
- Rừng dễ cháy chiều cao bình quân của cây rừng lớn hơn 8m, rừng thưa lớp vật liệu cháy trên mặt đất rừng mỏng và chưa thật khô có thể chia lớp vật liệu cháy thành các dải để đốt làm giảm vật liệu cháy. Cần lợi dụng địa hình, địa vật làm đường băng trắng bao quanh khu vực đốt vật liệu cháy ngăn chặn ngọn lửa cháy lan. Trong dải bố trí hai người đốt từ giữa đốt ra. Khi lửa cháy được đến 2/3 dải trước thì đốt dải tiếp theo. Cách làm đó được gọi là biện pháp đốt trước có điều kiện.
- Thực hiện biện pháp này cần chú ý:
+ Cần có ít nhất 10 người tham gia, cử một người phụ trách chung.
+ Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ chữa cháy: Cuốc, cào, dao phát, bình chữ cháy, đòn ập lửa …
+ Chuẩn bị được đầy đủ bảo hộ lao động, phương tiện, thuốc, bông băng….. để sơ cấp cứu.
+ Đốt vật liệu cháy vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối, không đốt vào buổi trưa.
+ Luôn theo dõi diễn biến đám cháy