2. Thu hái, sơ chế và bảo quản hạt Trôm
2.2.1. Lựa chọn cây mẹ lấy giống
Thu hái hạt giống trên các cây mẹ có tuổi trên 10 năm, tán cân đối, lá có màu xanh đậm, thân thẳng.
Cây sinh trưởng phát triển tốt, cho nhựa với năng suất cao, chất lượng tốt. Cây để thu hoạch hạt giống không nên khai thác mủ trong 1-2 năm nhằm đảm bảo sức sống cho cây và chất lượng hạt giống tốt.
Hình 4.2.16: Vườn Trôm lấy giống
2.2.2. Thu hái
- Thời gian thu hái: Quả Trôm chín tương đối tập trung trong tháng 1 đến nửa tháng 2 ương lịch.
- Khi quả chín màu quả chuyển từ màu xanh sang màu đỏ. Chỉ thu hái các quả đã có màu đỏ còn ở trên cây bằng sào. Không được thu hái quả còn xanh. Trong thời gian quả chín phải thường xuyên theo dõi, khi thấy màu quả chuyển từ xanh sang đỏ phải thu hái ngay. Nếu để chậm, quả khô hạt rơi ra ngoài khó thu hoạch.
Hình 4.2.17: Quả Trôm bắt đầu chín Hình 4. 2.18: Quả Trôm chín
Thu hái xong chuyển về nơi chế biến, bảo quản kèm theo phiếu ghi chép sau:
Loài cây: ……….. Địa điểm thu hái: ……….. ……… Ngày lấy: ……….…Người thu hái: ……….. Phẩm chất cây mẹ: ……… ……… Hướng dốc: ……….Độ dốc: ………. Cách bảo quản: ……… Đơn vị lấy giống: ……….. ……… Số bao đựng: ………Ký hiệu bao: ……… Người đóng gói: ………
* An toàn lao động khi thu hái quả và hạt giống
- Trước khi thu hái quả và hạt giống phải điều tra tình hình của quả và hạt. - Bồi ưỡng nghiệp vụ an toàn lao động và phương pháp sử lý quả hạt sau thu hái cho người trực tiếp thu hái.
- Kiểm tra dụng cụ trước khi thu hái. - Không uống rượu bia trước khi trèo cây. - Thắt dây an toàn.
- Không trèo những cành khô, nhỏ mục và khi mưa to.
- Trang bị đầy đủ đồ dùng bảo hộ lao động dụng cụ y tế, thuốc men để sơ cứu ban đầu khi xảy ra mất an toàn lao động.
- Quả hạt thu hái về được nghiệm thu và để riêng từng lô. - Không thu hái quả, hạt vào ngày trời mưa giông.
2.3. Sơ chế quả
Sau khi thu hoạch quả, việc quyết định tách hạt tại trung tâm chế biến hay tại nơi thu hái phụ thuộc vào điều kiện cụ thể từng địa phương. Nhìn chung nên tách sớm hạt khỏi các phần khác của quả nhằm lấy hạt chắc, loại trừ tạp vật, hạt lép, giảm bớt trọng lượng trong bảo quản, kéo dài sức sống của hạt.
2.3.1. Chuẩn bị dụng cụ
Dụng cụ phơi quả: nong, nia, bạt…
2.3.2. Nguyên tắc chung
- Làm sạch quả;
- Tách hạt ra khỏi quả.
2.3.3. Sơ chế quả 2.3.3.1. Ủ quả
Quả phải được làm sạch sơ bộ khỏi các mẩu cành, vỏ, lá và tạp vật khác trước khi tách, làm sạch, bảo quản hoặc gieo. Do các tạp vật chiếm nhiều chỗ, ngoài ra các mẩu cành, lá còn có thể mang mầm bệnh mà ở hạt không có. Làm sạch tạp chất trước khi tách hạt dễ hơn nhiểu sau khi tách hạt.
Ủ quả là một quá trình bảo quản một cách cẩn thận nhằm làm cho chúng thích hợp hơn cho các công đoạn như sau: làm khô, tách, bảo quản dài hạn. Quá trình ủ còn giúp quả chin đều và khô đi. Do quả không bao giờ chín cùng một thời điểm, ngay cả trong cùng một loài, một lâm phần, bởi vậy ngay cả khi tiến hành thu hái vào lúc chín rộ thì vẫn có một tỷ lệ hạt đã rắn chắc song chưa chín hoàn toàn.
2.3.3.2. Phơi quả
Quả sau khi ủ đã chín đều, tiến hành phơi trên nong, nia. Hong khoảng 2 đến 3 ngày cho vỏ quả khô đều. Yêu cầu chính khi phơi quả:
+ Phải đảo quả thường xuyên để quá trình khô, mở và tạch hạt được đồng đều;
+ Phải có các điều kiện, phương tiện chống mưa kịp thời bằng cách chuyển quả vào trong kho hoặc làm mái che kịp thời;
+ Phải chú ý tránh nhiệt độ quá cao khi hạt còn ướt, bằng cách hong quả trước khi phơi hoặc tránh phơi quả còn ướt trên các tấm thép hoặc đậy chúng bằng các tấm kính, màng ni lon;
+ Phải thu gom thường xuyên hạt đã tách ra khỏi quả, tránh để lâu ưới nắng gắt.
+ Chú ý chống chim, chuột.
+ Do hạt có dầu nên để giữ phẩm chất hạt, tránh phơi quả ưới nắng gắt.
2.3.3.3. Tách hạt
Quả là quả khô tự mở nên hạt tự tách ra khỏi quả khi quả mở. Cần thu luôn hạt khi quả mở.
2.4. Bảo quản hạt 2.4.1. Làm sạch hạt
Sau khi tách hạt khỏi quả tiến hành làm sạch hạt: loại bỏ hạt lép, hạt không có sức sống và các tạp chất. Tránh làm rụng lớp lông bao xung quanh hạt.
Hình 4.2.20: Hạt Trôm đạt và chưa đạt tiêu chuẩn
2.4.2. Bảo quản hạt
- Hạt phơi tiếp 2-3 ngày trong bóng râm cho khô và đưa cất trữ.
Hình 4.2.21: Hạt Trôm sau khi phơi khô - Trộn 1kg hạt với 2-4g Xerezan.
- Sau đó cho hạt vào chum, vại, thùng phuy có nắp đậy tránh chuột hay các loại côn trùng phá hại và ngăn không cho hạt tiếp xúc với không khí bên ngoài.
- Cất ở nơi thoáng mát, độ ẩm của hạt khi đưa vào bảo quản từ 7 - 8 %. Phương pháp này có thể uy trì sức sống của hạt không quá một năm, bảo quản nơi thoáng mát không để ánh nắng chiếu vào.
Một kilôgam hạt giống đạt tiêu chuẩn có từ 550-600 hạt, tạo được khoảng 400 – 450 cây giống.
* Một số chú ý khi bảo quản hạt giống cây rừng
- Kho bảo quản hạt giống phải khử trùng bằng nước vôi đặc (04 kg vôi hoà trong 10 lít nước).
- Dụng cụ: Chum, vại, chai, lọ, túi nilon khử trùng bằng foóc môn 1%.
Hạt không đạt tiêu chuẩn Hạt không đạt tiêu chuẩn Hạt đạt tiêu chuẩn
- Nơi bảo quản phải cao ráo, thoáng mát, không mưa dột, ghi rõ lý lịch lô hạt, nhãn mác, xếp đặt khoa học, thuận tiện cho kiểm tra.
Hình 4.2.22: Bảo quản hạt giống
3. Cấy hạt Trôm
3.1. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư
- Thành phần ruột bầu: đất cát pha, đất sét và phân chuồng hoai, phân lân và Kali;
- Hạt Trôm đã qua xử lý và nảy mầm; - Rơm rạ và nước vôi trong.
- Vỏ túi bầu làm bằng PE có kích thước 13x18cm, phía đáy đục từ 8-10 lỗ. Màu trắng hoặc đen.
- Ghế ngồi Hình 4.2.24: Ghế ngồi - Giành, thúng Hình 4.2.25: Giành, thúng - Ô doa Hình 4.2.26 : Ô doa - Cuốc, xẻng Hình 4.2.27: Cuốc, xẻng
3.2. Tạo bầu gieo ươm 3.2.1. Làm đất ruột bầu 3.2.1. Làm đất ruột bầu
3.2.1.1. Thành phần hỗn hợp ruột bầu
- Tiêu chuẩn chọn đất để gieo ươm: thường sử ụng đất tầng A, B ưới tán rừng, sàng lấy đất nhỏ không sử ụng đất đã sử ụng đất đã canh tác rau mầu vì ễ nhiễm sau bệnh hại.
- Khai thác đất đóng bầu : Dùng cuốc loại bỏ đất trên bề mặt khoảng 10 – 20 cm. Sau đó ùng sà beng đào đất lên đập nhỏ sàng qua sàng lại qua mắt sàng sắt có lỗ kích thước 1cm2.
- Đất sàng được tuyển chọn về vườn ươm để trong nhà có mái che (kho) hoặc để ngoài trời phải được che đậy khi mưa.
- Phân hữu cơ đã ủ hoai sàng nhỏ, supelân sàng nhỏ, Kali.
* Tiêu độc cho đất dinh dưỡng
Để tiêu độc cho đất có nhiều phương pháp. Thông thường sử ụng hai phương pháp: Xử lý bằng nhiệt độ và hóa chất.
- Xử lý bằng nhiệt độ
Cho đất vào chảo lớn có cặp nhiệt độ, ùng lửa để đun nóng đất.
Hình 4.2.28 : Xử lý đất bằng nhiệt - Xử lý bằng hóa chất
Cách 1: Dùng Sắt II Sunfat (FeSO4): Dùng dung dịch Sắt II Sunfat nồng độ 30% tưới đều lên đất với liều lượng 2kg/m3
.
Cách 2: Tiêu độc bằng hỗn hợp bột Pentachloro-nitrobenzen hút nước 75% + bột hút nước 70% theo tỷ lệ 3/1. Phương pháp này có hiệu quả rất tốt đối với bệnh cây chết khô.
Cách 3: Sử dụng Octasunfua-phosphor 50% với liều lượng 20g/m3 để sát trùng.
3.2.1.2. Tỷ lệ các thành phần hỗn hợp ruột bầu
- Đất đã được xử lý 10 – 15 ngày.
- Tỷ lệ các thành phần hỗn hợp ruột bầu: + Đất cát pha: 50 - 60%;
+ Đất sét: 30 - 40%;
+ Phân hỗn hợp: 10% (trong đó: 90% phân chuồng hoai + 5% phân lân + 5% Kali). Hoặc 10% phân chuồng hoai.
3.2.1.3. Tính toán thành phần hỗn hợp ruột bầu
Ví dụ: Tính toán các thành phần hỗn hợp ruột bầu gieo ươm cây Trôm biết rằng:
- Cần đóng 3.000 bầu
- Mỗi bầu nặng 700gam = 0,7kg.
- Công thức: 60% đất cát pha + 30% đất sét + 10% phân chuồng Giải:
- Tổng khối lượng đất để đóng 3.000 bầu: 3.000 bầu x 0,7kg/bầu = 2.100 kg - Đất cát pha là: 2.100 kg x 60 % = 1.260 kg - Đất sét là: 2.100 kg x 30 % = 630 kg - Phân chuồng là: 2.100 kg x 10% = 210 kg 3.2.1.4. Trộn hỗn hợp ruột bầu
- Các thành phần trong hỗn hợp ruột bầu phải trộn với nhau theo nguyên tắc: Nguyên liệu nhiều đổ trước, nguyên liệu ít đổ sau thành hình chóp nón.
- Dùng xẻng đảo hỗn hợp, đảo đi, đảo lại 2 – 3 lần cho đều, độ ẩm hỗn hợp 50 – 60%.
- Khi đảo trộn hỗn hợp cần chú ý, đảo xuôi theo chiều gió để hỗn hợp không bay vào người.
- Phải có đầy đủ bảo hộ lao động : Quần áo, mũ, giầy, khẩu trang.
3.2.2. Đóng bầu
- Sơ đồ tóm tắt trình tự các bước đóng bầu
Sơ đồ tóm tắt trình tự các bước đóng bầu
Dồn hỗn hợp lần 2 Dồn hỗn hợp lần 1 Lấy túi bầu Áp đất tạo má luống Xếp bầu vào luống
- Thao tác đóng bầu bằng vỏ bầu nilon:
Bước 1: Lấy túi bầu
Dùng tay thuận mở miệng túi bầu, ngón tay cái và ngón tay chỏ đưa vào miệng túi bầu căng ra thành khoảng trống để đưa hỗn hợp ruột bầu vào dễ dàng.
Hình 4.2.29 : Lấy và mở miệng túi bầu Bước 2: Dồn hỗn hợp lần 1
Dùng tay thuận ồn hỗn hợp vào 2/3 chiều cao túi bầu. Dùng ngón tay chỏ và ngón giữa nén chặt hỗn hợp trong bầu. Đồng thời tay thuận cầm mép túi kéo lên để tạo đáy bầu.
Hình 4.2.30: Nén hỗn hợp lần 1 Bước 3: Dồn hỗn hợp lần 2:
Sau khi tạo được đáy bầu, dồn hỗn hợp vào bầu và nén cho vừa chặt. Chú ý khi nén hỗn hợp tay thuận luôn luôn kéo túi bầu lên để thành túi phẳng.
Sau cùng cho hỗn hợp đầy vượt qua mép túi và dùng tay vỗ nhẹ xuống tạo mặt phẳng và độ xốp trong bầu. Yêu cầu độ xốp 50-60%.
Bước 4: Xếp bầu vào luống Bầu đóng xong được xếp theo luống có bề rộng 1m dài 10m, mỗi ô có số lượng là 500 bầu. Xếp bầu so le hoặc thẳng hàng, xếp từ giữa luống về phía người ngồi . Yêu cầu: bầu xếp xít nhau, đứng thẳng. Mặt luống bầu phẳng, luống bầu thẳng
Hình 4.2.31: Nén hỗn hợp tạo độ xốp
Bước 5: Áp đất tạo má luống: kéo đất ở rãnh kéo vào luống bầu tạo má luống lấp kín chiều cao bầu. Yêu cầu: đập chặt má luống
Hình 4.2.33: Áp đất tạo má luống - Trường hợp xếp bầu trên nền đất: yêu cầu đất vườn phải được xử lý và cuốc xới giũ cỏ 2 lần trước khi làm luống, nền đất phải san phẳng đầm chặt, căng ây che thành những ô nhỏ 1m2
.
* Chú ý:
Nền đóng bầu cần phải phẳng nhằm tạo cho đáy bầu phẳng thuận tiện cho việc xếp bầu vào luống. Tốt nhất ta đóng bầu lên viên gạch hoặc mảnh ván nhỏ.
Hỗn hợp trong bầu phải đủ chặt để khi tưới nước hỗn hợp trong bầu không tụt xuống nhiều.
Đóng bầu trước khi cấy cây từ 15-20 ngày.
* Yêu cầu kỹ thuật đóng và xếp bầu vào luống
- Yêu cầu kỹ thuật của một bầu: + Thành bầu không bị gấp khúc;
+ Đáy bầu chặt, nhấc nhẹ tại chỗ không bị tụt đáy (đối với loại vỏ bầu bằng P.E thủng đáy). Độ xốp trong bầu đảm bảo 50 – 60 %. Miệng bầu phẳng;
+ Bầu xếp đúng thẳng và xít nhau. - Yêu cầu kỹ thuật của 1 luống bầu: + Luống bầu thẳng;
+ Mặt luống bầu phẳng;
+ Áp đất kín 2/3 chiều cao bầu tạo má luống.
3.3. Gieo ươm 3.3.1. Xử lý hạt 3.3.1. Xử lý hạt
Để xúc tiến cho hạt giống nhanh chóng nẩy mầm, mọc lên khỏi mặt đất, nâng cao tỷ lệ nẩy mầm ở vườn ươm, đề phòng sâu bệnh hại, chim chóc, dã thú phá hoại, thì tuyệt đại đa số hạt giống các loài cây rừng đều cần được xử lý trước khi gieo hạt.
3.3.1.1. Tiêu độc cho hạt giống
Để tiêu diệt mầm bệnh bám trên hạt giống, trước khi gieo hạt hoặc thúc mầm cần tiêu độc cho hạt. Các chất tiêu độc và phương pháp thường ùng như sau:
- Dùng dung dịch Foócmôn (Formalin) tiêu độc: Trước khi gieo hạt 12 ngày, sử dụng một phần dung dịch Foócmôn nguyên chất (tức nồng độ 40%) pha với 266 phần nước, sẽ được dung dịch Foócmôn loãng 0,15%, sau đó ngâm hạt gống vào dung dịch đã pha loãng này, ngâm trong 1530 phút thì vớt hạt ra, gói kín lại trong 2 giờ. Sau đó đợi cho hạt giống khô tự nhiên là có thể gieo hạt. Mỗi kg dung dịch có thể tiêu độc cho 10 Kg hạt giống.
- Dùng dung dịch Sunfat đồng (Cu. Sulfate) tiêu độc: Thông thường dùng dung dịch Sunfat đồng 0,3% - 1%, ngâm hạt giống trong 4 - 6 giờ, vớt ra hong khô tự nhiên là có thể đem gieo hạt.
- Dùng dung dịch Kali Permanganat (thuốc tím) tiêu độc. Thông thường dùng dung dịch K. Permanganat 0,5% để ngâm hạt giống trong 2 giờ. Cần chú ý rằng những hạt giống đã nhú rễ phôi ra thì không thể ùng Kali Permanganat để tiêu độc.
- Dùng dung dịch Sắt II Sunfat (FeSO4) tiêu độc: Ngâm hạt giống trong dung dịch Sắt II Sunfat (FeSO4) nồng độ 0,5%1% trong 2 giờ, vớt ra ùng nước trong sạch rửa hạt cho hết thuốc rồi đem đi thúc mầm hoặc hong khô tự nhiên là có thể đem gieo hạt.
3.3.1.2. Thúc mầm hạt giống
Thúc mầm hạt giống là cách xử lý giúp cho hạt giống hoàn thành quá trình dẫn đến nẩy mầm, bằng cách điều tiết hoặc khống chế những điều kiện bên ngoài cần thiết cho hạt giống nẩy mầm.
* Ngâm hạt trong nước ấm
- Hạt đem ngâm nước ấm hai sôi, ba lạnh (2 phần nước sôi pha với 3 phần nước lạnh để có nước ấm với nhiệt độ khoảng 40 - 45o
C) trong 12 giờ. Sau đó ngâm tiếp hạt trong nước lạnh 12 giờ nữa.
- Sau khi ngâm, vớt hạt ra để ráo nước và đem ủ. * Ủ và rửa chu hạt
- Hạt cho vào bao tải đem ủ. Trong thời gian ủ mỗi ngày rửa chua 1 lần. Sau 3 ngày ủ, hạt bắt đầu nứt nanh. Chọn những hạt nứt nanh đem gieo vào bầu đã chuẩn bị sẵn, chỉ chọn hạt nứt nanh tối đa là 4 ngày kể từ ngày hạt đầu tiên nảy mầm.
3.3.2. Tạo lỗ tra hạt
- Tưới nước đủ ẩm cho luống bầu trước khi gieo 3 – 4 giờ. - Tạo lỗ gieo hạt ở giữa bầu sâu bằng chiều dài hạt.
Hình 4.2.34: Tưới nước trước khi gieo hạt
3.3.3. Tra hạt
Chọn hạt đã nứt nanh đem gieo. Mỗi bầu gieo 1 hạt. Gieo hạt vào giữa mỗi bầu. Khi gieo chú ý cắm nghiêng hạt 45o, đầu nhọn hạt xuống ưới, độ sâu gieo hạt khoảng 1cm.
Hình 4.2.35: Gieo hạt trực tiếp vào bầu
- Sàng đất bột bổ sung lên mặt luống bầu, lấp dầy gấp 1 – 2 lần đường kính hạt.
Hình 4.2.36: Kỹ thuật lấp hạt
3.3.5. Che phủ và tưới nước
- Gieo xong tủ rơm rạ lượng 1kg/ m2 lên mặt bầu. Rơm rạ che tủ phải xử lý