Một số loài sâu hại và biện pháp phòng trừ

Một phần của tài liệu Giáo trình MD04-Trồng cây trôm nghề trồng cây lấy nhựa (Trang 46)

4. Chăm sóc cây co nở vườn ươm

4.4.1 Một số loài sâu hại và biện pháp phòng trừ

4.4.1.1. Một số loại sâu hại thường gặp ở vườn ươm

Sâu hại là những loài côn trùng gây hại hoặc gây khó chịu cho các hoạt động, ảnh hưởng xấu và thiệt hại đến lợi ích của con người. Sâu hại cùng với nhện hại, cỏ dại, bệnh hại (nấm, vi khuẩn, virus, tuyến trùng), gặm nhấm ... Tạo thành sinh vật gây hại hoặc vật gây hại.

Khái niệm này chỉ mang tính tương đối vì nó phụ thuộc vào không gian và thời gian bởi vì “ảnh huởng xấu” chỉ xảy ra khi sâu hại ưới một điều kiện môi trường nào đó phát triển với số lượng lớn.

a) Nhóm dế mèn

Dế mền Dế ũi Hình 4.2.38. Nhóm ế mèn

Trong vườn ươm cây lâm nghiệp, thường gặp 3 loài trong nhóm ế là: Dế ũi: Phá hại cây ươm từ tháng 4 đến tháng 10, mạnh nhất là vào tháng 5 và tháng 6. Ban ngày chúng ẩn nấp ưới đất, ban đêm, cả ế non và ế trưởng thành, thường cày những đường ngang ọc trên mặt luống để ăn rễ cây.

Dế mèn nâu lớn: Phá hại mạnh từ tháng 2 đến tháng 4. Ban ngày chúng ở ưới hang sâu khoảng 20 cm, ban đêm chúng bò ra cắn cây non để ăn.

Dế mèn nâu nhỏ: Phá hại mạnh nhất từ tháng 2 đến tháng 5. ban ngày chúng ẩn nấp ưới các đám cỏ khô, ban đêm bò ra ăn cây con.

b) Nhóm bọ hung

Nhóm này bao gồm bọ hung nâu lớn, bọ hung nâu nhỏ, bọ cánh cam…

Trong vườn ươm thường gặp những loài bọ hung sau:

Bọ hung nâu lớn: Sâu trưởng thành xuất hiện vào giữa tháng 3 và đầu tháng 4, ban ngày chui xuống đất, chập tối bay ra ăn lá. Sâu trưởng thành sống kéo ài đến 6 hoặc 7 tháng. Chúng đẻ trứng ở trong đất, nơi có cỏ hoai mục. Sâu non sống trong đất chuyên ăn rễ cây non.

Bọ cánh cam: Một năm xuất hiện 2 đợt. Đợt 1 từ tháng 2 đến tháng 5. Đợt 2 vào tháng 11. Sâu trưởng thành bay ra ăn lá các loài cây vào ban đêm. Sâu non sống ở trong đất ăn rễ cây con.

Bọ cánh cam: Một năm có một thế hệ. Thời gian vũ hoá kéo ài từ tháng 5 đến tháng 8. Sâu trưởng thành ban ngày đậu ưới tán cây, ban đêm bay ra ăn lá. Sâu non sống ở trong đất, phá hại mạnh rễ cây vào lúc chập tối và sáng sớm.

Bọ sừng: Một năm có 1 thế hệ. Sâu trưởng thành xuất hiện từ cuối tháng 6 đến tháng 10, ban ngày đậu trên cây gặm vỏ thành các mảng lớn. Sâu non sống trong đất ăn cả rễ cây con và cây lớn.

c) Nhóm sâu xám:

Bao gồm: Sâu xám lớn, sâu xám nhỏ, sâu xám vàng.

* Sâu xám nhỏ

Sâu xám nhỏ một năm có 5 - 7 lứa, phá hại ở giai đoạn sâu non.

Hình 4.2.40: Sâu xám nhỏ

4.4.1.2. Biện pháp phòng trừ sâu hại

Loài sâu hại Tác hại Biện pháp phòng trừ

Nhóm dế mèn

- Cắn mầm non, cắn ngang thân cây con

- Phá hoại vào ban đêm

- Phòng:

+ Làm cỏ, phát quang

+ phun thuốc Folithion 0,1%

+ Xử lý tiêu độc đất trước khi gieo ươm. - Trừ: Phun thuồc Folithion 0,1%...lên luống cây bị hại vào lúc chập tối

+ Bả độc gồm: Cám rang, rau lang băm nhỏ, thuốc Bassa 0,1% hoặcFolithion 0,1% Nhóm sâu bọ hung - Sâu non sống trong đất phá hoại rễ và cây non. - Sâu trưởng thành ăn bổ sung lá bạch đàn, phi lao, xà cừ…

- Phá hoại vào ban đêm.

- Phòng:

+ Làm cỏ, phát quang

+ Phun thuồc Folithion 0,1%

+ Xử lý tiêu độc đất trước khi gieo ươm, xới đất để diệt nhộng.

- Trừ: phun thuồc Folithion 0,1%....lên luống cây bị hại vào lúc chập tối.

Sâu xám

- Ăn lá, cắn mầm non

- Phá hoại vào ban đêm, ăn xong nằm ngay ưới gốc cây mới bị hại

- Phòng:

+ Tháo nước vào ngâm cho chết sâu non, nhộng.

+ Làm cỏ, phát quang

+ Phun thuồc Folithion 0,1%

+ Xử lý tiêu độc đất trước khi gieo ươm, xới đất để diệt nhộng.

- Trừ:

+ Bắt sâu non vào sáng sớm + Làm bả độc như bả độc diệt dế

+ Phun thuốc Bi 58 0,05%- 0,1%; thuồc Folithion 0,1%...lên luống cây bị hại vào lúc chập tối.

+ Bẫy đèn bắt sâu xám trưởng thành.

Bọ rầy

- Là loại sâu ăn lá, phá hoại mạnh nhất đối với bạch đàn

- Phá hoại vào ban đêm

-Phòng:

+ Làm cỏ, phát quang

+ phun thuốc Admire 050EC, pha 1ml thuốc với 1 lít nước

+Trừ: phun thuốc Bassa 1/2000, thuốc Bi58 0,05% - 0,1% lên luống cây bị hại vào lúc chập tối

Một phần của tài liệu Giáo trình MD04-Trồng cây trôm nghề trồng cây lấy nhựa (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)